Cách tính phụ cấp độc hại mới nhất
Phụ cấp độc hại là gì? Ai sẽ được hưởng phụ cấp độc hại và cách tính mức phụ cấp độc hại 2023 như thế nào. Để giải đáp các vấn đề trên đây, mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau đây của HoaTieu.vn.
Để xác định nghề, công việc có thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, doanh nghiệp phải căn cứ vào tên nghề, công việc thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành và đặc điểm điều kiện lao động của nghề, công việc được mô tả kèm theo.
Hướng dẫn tính phụ cấp độc hại
1. Tăng mức bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động từ 1/3/2023
Mới đây Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH về quy định việc bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, yếu tố độc hại. Theo đó, kể từ ngày 1/3/2023 người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố độc hại nguy hiểm sẽ nhận mức bồi dưỡng bằng hiện vật được tính theo định suất hàng ngày và có giá trị bằng tiền như sau:
- Mức 1: 13.000 đồng (tăng 3.000 đồng);
- Mức 2: 20.000 đồng (tăng 5.000 đồng);
- Mức 3: 26.000 đồng (tăng 6.000 đồng);
- Mức 4: 32.000 đồng (tăng 7.000 đồng).
Đối với người lao động đủ điều kiện hưởng bồi dưỡng thì mức bồi dưỡng cụ thể theo từng nghề, công việc được quy định tại Phụ lục I của Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH và được áp dụng theo thời gian làm việc tương ứng như sau:
- Nếu làm việc từ 50% thời giờ làm việc bình thường trở lên của ngày làm việc thì được hưởng cả định suất bồi dưỡng;
- Nếu làm dưới 50% thời giờ làm việc bình thường của ngày làm việc thì được hưởng nửa định suất bồi dưỡng;
- Trong trường hợp người lao động làm thêm giờ, định suất bồi dưỡng bằng hiện vật được tăng lên tương ứng với số giờ làm thêm theo nguyên tắc trên.
Không được trả bằng tiền, không được trả vào lương thay cho hiện vật bồi dưỡng
Thông tư nêu rõ, việc tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật phải thực hiện trong ca, ngày làm việc, bảo đảm thuận tiện, an toàn, vệ sinh thực phẩm.
Trường hợp người lao động làm công việc lưu động, phân tán, ít người hoặc các công việc khác có tổ chức lao động không ổn định mà không thể tổ chức bồi dưỡng tập trung tại chỗ, người sử dụng lao động phải cấp hiện vật cho người lao động để người lao động có trách nhiệm tự bồi dưỡng theo quy định.
Trong trường hợp này, người sử dụng lao động phải lập danh sách cấp phát, có ký nhận của người lao động; thường xuyên kiểm tra việc thực hiện bồi dưỡng của người lao động.
Không được trả bằng tiền, không được trả vào lương (bao gồm cả việc đưa vào đơn giá tiền lương) thay cho hiện vật bồi dưỡng.
Khuyến khích người sử dụng lao động xem xét, quyết định việc thực hiện bồi dưỡng bằng hiện vật ở mức 1 (13.000 đồng) đối với người lao động không làm các nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định nhưng đang làm việc trong điều kiện lao động có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại.
Chi tiết mời các bạn xem thêm tại Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH.
2. Phụ cấp độc hại là gì?
Hiện nay, không có văn bản nào quy định chi tiết phụ cấp độc hại là gì, mà thực tế thường được hiểu và áp dụng đối với những người lao động làm công việc hoặc làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại, đặc biệt nguy hiểm, độc hại.
Đây là khoản phụ cấp mà người sử dụng lao động dành cho người lao động nhằm bù đắp một phần tổn hại về sức khỏe, tinh thần, thậm chí là suy giảm khả năng lao động.
Mỗi ngành nghề, lĩnh vực đều có những tính chất đặc thù riêng. Chính vì vậy, mức phụ cấp sẽ phụ thuộc vào từng đối tượng lao động với những công việc khác nhau.
3. Cách tính phụ cấp độc hại 2023
Đối với cán bộ, công chức, viên chức
Theo quy định tại Thông tư 07/2005/TT-BNV, phụ cấp độc hại đối với cán bộ, công chức, viên chức được chia thành 04 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,4 so với mức lương cơ sở.
Từ 01/7/2019, mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng. Do đó, mức phụ cấp độc hại hàng tháng cán bộ, công chức, viên chức nhận được như sau:
- Mức 1: Hệ số 0,1 = 149.000 đồng/tháng;
- Mức 2: Hệ số 0,2 = 298.000 đồng/tháng;
- Mức 3: Hệ số 0,3 = 447.000 đồng/tháng;
- Mức 4: Hệ số 0,4 = 596.000 đồng/tháng.
Loại phụ cấp này được tính theo thời gian thực tế làm việc tại nơi có các yếu tố độc hại, nguy hiểm và được trả cùng kỳ lương hàng tháng:
Nếu làm việc dưới 04 giờ/ngày thì được tính bằng 1/2 ngày làm việc, nếu làm việc từ 04 giờ trở lên thì được tính bằng cả ngày làm việc.
Đối với người lao động trong công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu
Cách tính phụ cấp độc hại đối với những đối tượng này được hướng dẫn chi tiết tại Thông tư 17/2015/TT-BLĐTBXH. Cụ thể tại khoản 1 Điều 11:
- Mức phụ cấp đối với nghề, công việc có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm:
+ Thấp nhất bằng 5%
+ Cao nhất bằng 10%
- Mức phụ cấp đối với nghề, công việc có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm:
+ Thấp nhất bằng nhất 7%
+ Cao nhất bằng 15%.
Các mức phụ cấp nêu trên được so với mức lương của nghề, công việc có độ phức tạp tương đương, trong điều kiện lao động bình thường.
Thời gian tính phụ cấp độc hại cho những lao động này cũng được thực hiện tương tự như đối với cán bộ, công chức, viên chức nêu trên.
Đối với những lao động còn lại
Điều 102 Bộ luật Lao động 2012 nêu rõ, chế độ phụ cấp và các chế độ khuyến khích đối với người lao động được thoả thuận trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể hoặc quy định trong quy chế của người sử dụng lao động.
Như vậy, nếu người lao động làm việc thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì mức phụ cấp độc hại sẽ tùy theo sự thỏa thuận khi giao kết hợp đồng lao động.
Lưu ý: Về tiền lương, theo điểm c khoản 3 Điều 7 Nghị định 49/2013/NĐ-CP, mức lương của công việc có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.
4. Các ngành nghề được hưởng phụ cấp độc hại
Danh mục nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm mới nhất đã được Bộ lao động thương binh xã hội ban hành tại Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 01/3/2021. Theo đó, danh mục nghề có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được ban hành tại Thông tư này đã bổ sung thêm một số các ngành nghề, công việc được hưởng phụ cấp độc hại.
Lĩnh vực khai thác khoáng sản
TT | Tên nghề hoặc công việc | Đặc điểm điều kiện lao động của nghề, công việc |
Điều kiện lao động loại VI | ||
1 | Khoan đá bằng búa máy cầm tay trong hầm lò | Nơi làm việc chật hẹp, thiếu ánh sáng, thiếu dưỡng khí, công việc nặng nhọc, nguy hiểm ảnh hưởng bụi, ồn và rung vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần |
2 | Khai thác mỏ hầm lò | Nơi làm việc chật hẹp, thiếu dưỡng khí, công việc thủ công, rất nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của bụi, ồn, CO2. |
3 | Sấy, nghiền, trộn, đóng gói, vật liệu nổ. | Công việc độc hại, nguy hiểm, thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ cao, ồn, bụi và hoá chất độc (TNT, Cl2, Licacmon...). |
4 | Lái máy xúc dung tích gầu từ 8m3 trở lên | Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của bụi, ồn và rung vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. |
5 | Đội viên cứu hộ mỏ. | Nghề đặc biệt nguy hiểm. |
6 | Khai thác quặng kim loại màu bằng phương pháp hầm lò. | Nơi làm việc chật hẹp, thiếu dưỡng khí, ẩm ướt, công việc thủ công, rất nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của bụi, ồn, khí CO2 |
7 | Vận hành các thiết bị công nghệ luyện kim bằng phương pháp thủy, hỏa luyện (đồng, kẽm, thiếc, Titan, Crom, Vonfram,...). | Làm việc trong môi trường nhiệt độ cao, bụi, asen, hơi khí độc, hóa chất. |
Điều kiện lao động loại V | ||
1 | Khoan khai thác đá bằng búa máy cầm tay | Làm việc trên các sườn núi đá, công việc nặng nhọc, nguy hiểm ảnh hưởng của bụi, ồn và rung rất lớn. |
2 | Vận hành khoan xoay cầu, khoan búa ép hơi | Làm ngoài trời, nguy hiểm, tiếp xúc thường xuyên với ồn cao và bụi vượt tiêu chuẩn cho phép rất nhiều lần |
3 | Sửa chữa cơ điện trong hầm lò | Nơi làm việc chật hẹp, nguy hiểm, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của ồn, bụi than. |
Lĩnh vực cơ khí, luyện kim
TT | Tên nghề hoặc công việc | Đặc điểm điều kiện lao động của nghề, công việc |
Điều kiện lao động loại VI | ||
1 | Làm việc trên đỉnh lò cốc | Làm việc trên đỉnh lò rất nóng, công việc nặng nhọc, nguy hiểm |
Điều kiện lao động loại V | ||
1 | Lái xe chặn than cốc nóng | Làm việc trên cao rất nóng, nguy hiểm và ảnh hưởng của CO2, CO và bụi |
2 | Sửa chữa nóng lò cốc | Công việc thủ công nặng nhọc, rất nóng, nguy hiểm tiếp xúc với khí CO, bụi |
3 | Điều nhiệt độ lò cốc | Làm việc gần lò luyện rất nóng, nguy hiểm, ảnh hưởng CO và bụi |
4 | Lái xe tống cốc, đập cốc | Tiếp xúc thường xuyên với nhiệt độ cao, ảnh hưởng khí CO, CO2 |
5 | Lái xe rót than trên đỉnh lò cốc | Làm việc trên đỉnh lò rất nóng, nguy hiểm chịu tác động của CO2 và CO và bụi nồng độ rất cao. |
6 | Luyện Fero. | Công việc nặng nhọc, rất nóng, ảnh hưởng ồn, CO, CO2 và bụi nồng độ cao |
7 | Đúc thỏi thép. | Công việc nguy hiểm rất dễ bị cháy, bỏng, ảnh hưởng của nóng, ồn, CO, CO2 |
Lĩnh vực hóa chất
TT | Tên nghề hoặc công việc | Đặc điểm điều kiện lao động của nghề, công việc |
Điều kiện lao động loại VI | ||
1 | Điều chế Supe lân | Làm việc trên sàn cao, tiếp xúc với hoá chất độc (HF, SO3) nồng độ cao dễ bị nhiễm độc, nguy hiểm. |
2 | Hàn chì trong thùng tháp kín. | Nơi làm việc chật hẹp, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của nóng và hơi chì nồng độ rất cao. |
3 | Sản xuất hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật, sản xuất thuốc bảo vệ thực vật các loại | Công việc nặng nhọc, tiếp xúc với các loại hóa chất độc mạnh |
4 | Sản xuất và đóng thùng Phốt pho vàng (P4). | Làm việc trên cao, cạnh lò nóng, tiếp xúc trực tiếp với bụi (đá Quắc zit, Apatit, than cốc) và khí độc (CO, P2O5, PH3, HF, P4...) ồn và dễ bị nhiễm độc, dễ cháy nổ. |
Điều kiện lao động loại V | ||
1 | Sản xuất, đóng bao Na2SiFe | Công việc nặng nhọc, thường xuyên tiếp xúc với khí độc (HF), ồn và nồng độ bụi rất cao. |
2 | Nghiền quặng Apatít, pyrít; đóng bao bột Apatít | Thường xuyên tiếp xúc với bụi, ồn vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. |
3 | Vận hành lò, cấp quặng pyrít vào lò tầng sôi sản xuất axít H2SO4. | Làm việc trên sàn cao cạnh lò, tiếp xúc trực tiếp với bụi, ồn và khí SO2 nồng độ cao |
4 | Vận hành bơm và đóng bình axít H2SO4 | Thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc và ồn |
5 | Lọc bụi điện sản xuất axít H2SO4 | Thường xuyên tiếp xúc với bụi, hoá chất độc và ồn cao. |
Lĩnh vực vận tải
TT | Tên nghề hoặc công việc | Đặc điểm điều kiện lao động của nghề, công việc |
Điều kiện lao động loại VI | ||
1 | Sĩ quan máy, thợ máy, thợ điện tàu viễn dương, tàu ven biển vận tải hàng hoá, xăng, dầu | Công việc rất nặng nhọc, nguy hiểm, nơi làm việc chật hẹp, tư thế lao động gò bó, chịu tác động nóng, rung và ồn. |
2 | Lái xe vận tải chuyên dùng, có trọng tải từ 60 tấn trở lên. | Công việc nặng nhọc, nguy hiểm chịu tác động của ồn, rung và bụi. |
3 | Bốc xếp thủ công dưới các hầm tàu vận tải biển | Công việc rất nặng nhọc, nơi làm việc chật hẹp, thiếu dưỡng khí, tư thế làm việc gò bó. |
Điều kiện lao động loại V | ||
1 | Sĩ quan, thuyền viên, kỹ thuật viên, thợ máy các tàu công trình | Thường xuyên ăn ở sinh hoạt trên sông, biển; công việc nặng nhọc, chịu tác động của sóng và tiếng ồn lớn.. |
2 | Lái đầu máy xe lửa | Thường xuyên lưu động trên tàu, luôn căng thẳng thần kinh, ảnh hưởng của tiếng ồn. |
3 | Lái xe vận tải, có trọng tải 20 tấn trở lên | Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, ảnh hưởng của bụi, rung và ồn cao |
4 | Lái máy xúc dung tích gầu từ 4m3 trở lên | Công việc nặng nhọc, ảnh hưởng của bụi, ồn cao. |
Lĩnh vực xây dựng giao thông và kho tàng bến bãi
TT | Tên nghề hoặc công việc | Đặc điểm điều kiện lao động của nghề, công việc |
Điều kiện lao động loại VI | ||
1 | Ngâm tẩm, bảo quản tà vẹt phòng mục bán tự động | Công việc nặng nhọc, nguy hiểm và độc hại do phải tiếp xúc trực tiếp với hoá chất độc mạnh (phenol) ở nồng độ rất cao. |
2 | Thợ lặn công trình. | Công việc rất nặng nhọc, nguy hiểm, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của áp suất cao. |
3 | Quản lý và khai thác đèn biển trên quần đảo Trường Sa. | Thường xuyên chịu tác động của sóng, gió, ồn và khí hậu khắc nghiệt. |
Điều kiện lao động loại V | ||
1 | Vận hành máy chèn đường sắt. | Công việc nặng nhọc, ảnh hưởng của tiếng ồn, rung lớn. |
2 | Bốc xếp thủ công ở các cảng. | Công việc thủ công, làm việc ngoài trời và rất nặng nhọc |
3 | Bốc xếp thủ công ở các ga, kho, bến, bãi. | Làm việc ngoài trời, công việc thủ công rất nặng nhọc. |
4 | Kích kéo lắp dầm thép trên cao | Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của rung và ồn. |
5 | Đổ bê tông, xây mố, trụ cầu. | Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của ồn và rung. |
6 | Gia công cọc, ván thép; lao lắp nâng hạ dầm cầu. | Công việc rất nặng nhọc,nguy hiểm,chịu tác động của ồn và rung. |
Lĩnh vực điện
TT | Tên nghề hoặc công việc | Đặc điểm điều kiện lao động của nghề, công việc |
Điều kiện lao động loại V | ||
1 | Vận hành băng tải than dưới nhà hầm, nhà máy nhiệt điện | Phải đi lại nhiều lần, tiêu hao năng lượng lớn, bẩn, nồng độ bụi rất cao |
2 | Vận hành điện, vận hành máy trong hang hầm nhà máy thủy điện | Giải quyết công việc phức tạp, phải đi lại nhiều, nơi làm việc thông thoáng khí kém, ảnh hưởng của ồn, rung trong suốt ca làm việc |
3 | Sửa chữa cáp thông tin, cáp lực trong hang hầm | Công việc nặng nhọc, luôn tiếp xúc với dầu mỡ, nơi làm việc thiếu dưỡng khí, ảnh hưởng của ồn, rung. |
4 | Cạo rỉ, sơn trong thùng kín trong hang hầm | Nơi làm việc chật hẹp, thiếu ánh sáng, thiếu dưỡng khí, tư thế gò bó, chịu tác động của hoá chất trong sơn và CO2 |
5 | Phun cát tẩy rỉ, sơn trong hang hầm | Công việc nặng nhọc, ảnh hưởng của ồn, rung, bụi nồng độ cao và các hoá chất trong sơn, CO2 |
6 | Khoan phun bê tông trong hang hầm | Công việc nặng nhọc, tiêu hao năng lượng lớn, ảnh hưởng của bụi, ồn rất cao và rung vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần |
7 | Kiểm tra kim loại bằng quang phổ và siêu âm trong các nhà máy điện. | Chịu ảnh hưởng của chất phóng xạ; môi trường nóng, ồn, bụi, đôi khi làm việc ở nơi thiếu không khí. |
8 | Vận hành bao hơi nhà máy nhiệt điện. | Nơi làm việc có nhiệt độ cao, rất bụi và nguy hiểm. |
Lĩnh vực thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông
TT | Tên nghề hoặc công việc | Đặc điểm điều kiện lao động của nghề, công việc |
Điều kiện lao động loại VI | ||
1 | Xây lắp, sửa chữa, bảo dưỡng cột cao ăng ten (từ 50m trở lên) | Công việc nặng nhọc, khi làm việc trên cao rất nguy hiểm và khi sửa chữa, bảo dưỡng chịu tác động của điện từ trường cao tần và siêu cao tần. |
2 | Lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị thông tin trên cột cao ăng ten (từ 50 m trở lên). | Công việc nặng nhọc; thường xuyên phải làm việc trên cao rất nguy hiểm; tư thế làm việc gò bó và khi sửa chữa, bảo dưỡng chịu tác động của điện từ trường cao tần và siêu cao tần. |
Điều kiện lao động loại V | ||
1 | Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị thông tin vệ tinh (đài hoa sen) | Thường xuyên tiếp xúc với điện từ trường siêu cao tần vượt tiêu chuẩn cho phép |
2 | Xây lắp, bảo dưỡng, sửa chữa cáp ngầm | Công việc thủ công, nặng nhọc, vị trí làm việc chật hẹp, thiếu dưỡng khí; khi sửa chữa, bảo dưỡng bẩn thỉu, hôi thối. |
3 | Giao thông viên vùng cao | Công việc vất vả, nặng nhọc, phải đi lại nhiều qua các vùng núi cao, nhiều dốc không kể mưa nắng. |
4 | Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị vi ba ở các trạm trên núi cao, rừng sâu | Giải quyết nhiều công việc phức tạp, không có khả năng ứng cứu, ảnh hưởng của điện từ trường |
Điều kiện lao động loại IV | ||
1 | Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị vi ba ở các trạm trên núi | Thường xuyên chịu tác động của điện từ trường và giải quyết nhiều công việc phức tạp |
2 | Giao thông viên trung du, miền núi và đồng bằng (đường thư dài từ 45km trở lên) | Đi bộ và đạp xe, chịu tác động của mưa, nắng, gió, công việc nặng nhọc. |
3 | Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa máy thu, phát công suất từ 1KW trở lên | Thường xuyên chịu tác động của điện từ trường vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần |
Chi tiết các ngành nghề được hưởng phụ cấp độc hại mời bạn đọc xem thêm tại Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH.
Tham khảo thêm:
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Cách tính phụ cấp độc hại mới nhất
112,9 KB 25/11/2020 10:55:00 SATham khảo thêm
Điểm mới về lương giáo viên từ 1/7/2020
5 bảng lương mới của cán bộ, công chức, viên chức từ 1/7/2024
Thời gian bắt buộc dùng hóa đơn điện tử
Các luật sắp được thông qua năm 2019
Luật lực lượng dự bị động viên 2023 số 53/2019/QH14
Chốt thời điểm tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7/2024
Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi 2019
Những trường hợp giáo viên bị buộc thôi việc 2024
Gợi ý cho bạn
-
Tải Nghị định 76/2024/NĐ-CP về chính sách trợ giúp xã hội với đối tượng bảo trợ xã hội file Doc, Pdf
-
Tải Quyết định 22/2023/QĐ-TTg file doc, pdf
-
Thông tư 27/2022/TT-BLĐTBXH hướng dẫn sự tham gia của trẻ em vào hoạt động ngoài gia đình, ngoài cơ sở giáo dục
-
Thông tư 05/2023/TT-BLĐTBXH Danh mục ngành, nghề học nặng nhọc, nguy hiểm trung cấp
-
Tải Nghị định 28/2024/NĐ-CP thủ tục xét tặng Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang file Doc, Pdf
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Thuế - Lệ phí - Kinh phí
Giáo dục - Đào tạo
Y tế - Sức khỏe
Thể thao
Bảo hiểm
Chính sách
Hành chính
Cơ cấu tổ chức
Quyền Dân sự
Tố tụng - Kiện cáo
Dịch vụ Pháp lý
An ninh trật tự
Trách nhiệm hình sự
Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Tài nguyên - Môi trường
Công nghệ - Thông tin
Khoa học công nghệ
Văn bản Giao thông vận tải
Hàng hải
Văn hóa Xã hội
Du lịch
Doanh nghiệp
Xuất - Nhập khẩu
Tài chính - Ngân hàng
Lao động - Tiền lương
Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Xây dựng - Đô thị - Đất đai - Nhà ở
Lĩnh vực khác