Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi 2019

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội

Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội hiện đang được Quốc hội xem xét và thảo luận trong kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa 14 tới đây. Lần sửa đổi này sửa đổi, bổ sung 11/102 điều của Luật Tổ chức Quốc hội hiện hành. Sau đây là nội dung bản dự thảo Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi 2019.

Sau 3 năm thực thi, các quy định của Luật Tổ chức quốc hội về cơ bản đều đang phát huy tác dụng tốt, chưa có vướng mắc lớn; Tuy nhiên trong quá trình tổ chức thực hiện Luật Tổ chức Quốc hội 2014 cũng đã phát sinh một số vướng mắc, bất cập cần sửa đổi, bổ sung kịp thời. Hiện tại bản dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội đang được Quốc hội thảo luận, nếu không có gì thay đổi thì có thể Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi sẽ được thông qua trong kỳ lần thứ 8 QH14 tới đây.

QUỐC HỘI

Luật số: /2014/QH13

Dự thảo trình Quốc hội thông qua

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

LUẬT

TỔ CHỨC QUỐC HỘI (SỬA ĐỔI)

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật tổ chức Quốc hội.

CHƯƠNG I

VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA QUỐC HỘI

Điều 1. Vị trí, chức năng của Quốc hội

1. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

Điều 2. Nhiệm kỳ Quốc hội

1. Nhiệm kỳ của mỗi khoá Quốc hội là 05 năm, kể từ ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khoá đó đến ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khoá sau.

2. 60 ngày trước khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Quốc hội khoá mới phải được bầu xong.

3. Trong trường hợp đặc biệt, nếu được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành thì Quốc hội quyết định rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của mình theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Việc kéo dài nhiệm kỳ của một khóa Quốc hội không được quá 12 tháng, trừ trường hợp có chiến tranh.

Điều 3. Nguyên tắc và hiệu quả hoạt động của Quốc hội

1. Quốc hội làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số.

2. Hiệu quả hoạt động của Quốc hội được bảo đảm bằng hiệu quả của các kỳ họp của Quốc hội, hoạt động của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, các đại biểu Quốc hội và hiệu quả của sự phối hợp hoạt động với Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cơ quan, tổ chức khác.

Điều 4. Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp

1. Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định việc làm Hiến pháp hoặc sửa đổi Hiến pháp.

Quốc hội quyết định làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.

2. Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp.

Thành phần, số lượng thành viên, nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban dự thảo Hiến pháp do Quốc hội quyết định theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

3. Ủy ban dự thảo Hiến pháp soạn thảo, tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và trình Quốc hội dự thảo Hiến pháp.

4. Hiến pháp được Quốc hội thông qua khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Quốc hội quyết định trưng cầu ý dân về Hiến pháp trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này.

Điều 5. Làm luật và sửa đổi luật

1. Quốc hội quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

2. Các dự án luật trước khi trình Quốc hội phải được Hội đồng dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội thẩm tra, Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến.

3. Quốc hội thảo luận, xem xét, thông qua dự án luật tại một hoặc nhiều kỳ họp Quốc hội căn cứ vào nội dung của dự án luật.

Điều 6. Giám sát tối cao của Quốc hội

1. Quốc hội giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội.

2. Quốc hội giám sát tối cao hoạt động của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập.

Điều 7. Quyết định các vấn đề quan trọng về kinh tế - xã hội

1. Quốc hội quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội dài hạn và hàng năm của đất nước; chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia.

2. Quốc hội quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế; quyết định phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; quyết định mức giới hạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ chính phủ; quyết định dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước.

3. Quốc hội quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo, chính sách cơ bản về đối ngoại.

Điều 8. Bầu các chức danh trong bộ máy nhà nước

1. Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội trong số các đại biểu Quốc hội theo danh sách đề cử chức vụ từng người của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa trước.

2. Quốc hội bầu Chủ tịch nước trong số các đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Quốc hội bầu Phó Chủ tịch nước trong số các đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Chủ tịch nước.

3. Quốc hội bầu Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội trong số các đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

4. Quốc hội bầu Thủ tướng Chính phủ trong số các đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Chủ tịch nước.

5. Quốc hội bầu Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo đề nghị của Chủ tịch nước.

6. Quốc hội bầu Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toán nhà nước, Tổng thư ký Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

7. Ngoài những người do cơ quan hoặc người có thẩm quyền quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này đề nghị, Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội quyết định danh sách những người ứng cử để bầu vào chức danh quy định tại Điều này trong trường hợp đại biểu Quốc hội ứng cử hoặc giới thiệu thêm người ứng cử.

8. Sau khi được bầu, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phải tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp.

Điều 9. Phê chuẩn các chức danh trong bộ máy nhà nước

1. Quốc hội phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm các Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ theo danh sách đề cử chức vụ từng người.

2. Quốc hội phê chuẩn đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về việc bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

3. Quốc hội phê chuẩn danh sách thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh theo đề nghị của Chủ tịch nước.

4. Quốc hội phê chuẩn danh sách thành viên Hội đồng bầu cử quốc gia theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia.

Điều 10. Việc từ chức của người được Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn

1. Người được Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn nếu vì lý do sức khoẻ hoặc vì lý do khác mà không thể thực hiện được nhiệm vụ thì có thể xin từ chức.

2. Đơn xin từ chức được gửi đến cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu để Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn chức vụ đó quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 8 và Điều 9 của Luật này. Cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu để Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn chức vụ đó trình Quốc hội miễn nhiệm hoặc phê chuẩn việc miễn nhiệm tại kỳ họp Quốc hội gần nhất.

Điều 11. Miễn nhiệm, bãi nhiệm, phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm, cách chức người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn

Quốc hội miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm, cách chức người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn quy định tại Điều 8 và Điều 9 của Luật này theo đề nghị của cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn chức vụ đó.

Điều 12. Lấy phiếu tín nhiệm

1. Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ sau đây:

a) Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước;

b) Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội;

c) Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ;

d) Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước.

2. Thời hạn, thời điểm, trình tự lấy phiếu tín nhiệm đối với người được Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm do Quốc hội quy định.

................................................

Văn bản pháp luật này thuộc lĩnh vực Cơ cấu tổ chức được HoaTieu.vn cập nhật và đăng tải, mời các bạn sử dụng file tải về để lưu làm tài liệu sử dụng.

VnDoc - Tải i liệu, n bản pháp luật, biểu mẫu miễn p
QUỐC HỘI
Luật số: /2014/QH13
Dự thảo trình Quốc hội thông qua
CỘNG HÒA HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
LUẬT
TỔ CHỨC QUỐC HỘI (SỬA ĐỔI)
Căn c Hiến pháp nước Cộng hòa hội chủ nghĩa Việt Nam;
Quốc hội ban hành Luật tổ chức Quốc hội.
CHƯƠNG I
VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA QUỐC HỘI
Điều 1. Vị trí, chức năng của Quốc hội
1. Quốc hội quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, quan quyền lực nhà nước cao
nhất của nước Cộng hoà hội ch nghĩa Việt Nam.
2. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng
của đất nước giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
Điều 2. Nhiệm kỳ Quốc hội
1. Nhiệm kỳ của mỗi khoá Quốc hội 05 năm, kể từ ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của
Quốc hội khoá đó đến ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khoá sau.
2. 60 ngày trước khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Quốc hội khoá mới phải được bầu xong.
3. Trong trường hợp đặc biệt, nếu được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội
biểu quyết tán thành thì Quốc hội quyết định rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của mình theo đề
nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Việc kéo dài nhiệm kỳ của một khóa Quốc hội không
được quá 12 tháng, trừ trường hợp chiến tranh.
Điều 3. Nguyên tắc hiệu quả hoạt động của Quốc hội
1. Quốc hội làm việc theo chế độ hội nghị quyết định theo đa số.
2. Hiệu quả hoạt động của Quốc hội được bảo đảm bằng hiệu quả của các kỳ họp của
Quốc hội, hoạt động của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc
hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, các đại biểu Quốc hội hiệu quả của sự phối hợp hoạt động với
Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban
trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các quan, tổ chức khác.
Điều 4. Làm Hiến pháp sửa đổi Hiến pháp
1. Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng
số đại biểu Quốc hội quyền đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định việc làm Hiến pháp hoặc
sửa đổi Hiến pháp.
Quốc hội quyết định làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp khi ít nhất hai phần ba tổng số
đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
2. Quốc hội thành lập y ban dự thảo Hiến pháp.
2
Thành phần, số lượng thành viên, nhiệm vụ quyền hạn của Ủy ban dự thảo Hiến pháp
do Quốc hội quyết định theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
3. Ủy ban dự thảo Hiến pháp soạn thảo, tổ chức lấy ý kiến Nhân dân trình Quốc hội
dự thảo Hiến pháp.
4. Hiến pháp được Quốc hội thông qua khi ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc
hội biểu quyết tán thành. Quốc hội quyết định trưng cầu ý dân về Hiến pháp trong các trường
hợp quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này.
Điều 5. Làm luật sửa đổi luật
1. Quốc hội quyết định chương trình y dựng luật, pháp lệnh theo đề nghị của Ủy ban
thường vụ Quốc hội.
2. Các dự án luật trước khi trình Quốc hội phải được Hội đồng n tộc hoặc Ủy ban của
Quốc hội thẩm tra, Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến.
3. Quốc hội thảo luận, xem xét, thông qua dự án luật tại một hoặc nhiều kỳ họp Quốc hội
căn c vào nội dung của dự án luật.
Điều 6. Giám sát tối cao của Quốc hội
1. Quốc hội giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật nghị quyết của Quốc hội.
2. Quốc hội giám sát tối cao hoạt động của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội,
Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng bầu cử quốc gia,
Kiểm toán nhà nước quan khác do Quốc hội thành lập.
Điều 7. Quyết định các vấn đề quan trọng về kinh tế - hội
1. Quốc hội quyết định mục tiêu, ch tiêu, chính sách, nhiệm vụ bản phát triển kinh tế
- hội dài hạn hàng năm của đất nước; chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia,
dự án quan trọng quốc gia.
2. Quốc hội quyết định chính ch bản về tài chính, tiền tệ quốc gia; quy định, sửa đổi
hoặc bãi bỏ c th thuế; quyết định phân chia c khoản thu nhiệm vụ chi gia ngân ch trung
ương ngân sách địa phương; quyết định mức giới hạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ chính
phủ; quyết định dự toán ngân sách nhà ớc phân bổ ngân ch trung ương, phê chuẩn quyết
toán ngân sách nhà nước.
3. Quốc hội quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo, chính sách bản về đối
ngoại.
Điều 8. Bầu các chức danh trong b máy n nước
1. Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội các Ủy viên y ban
thường vụ Quốc hội trong s các đại biểu Quốc hội theo danh sách đề cử chức vụ từng người
của y ban thường vụ Quốc hội.
Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, y viên
Ủy ban thường vụ Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa trước.
2. Quốc hội bầu Chủ tịch nước trong số các đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban
thường vụ Quốc hội. Quốc hội bầu Phó Chủ tịch nước trong số các đại biểu Quốc hội theo đề
nghị của Chủ tịch nước.
3. Quốc hội bầu Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội trong s
các đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
4. Quốc hội bầu Thủ tướng Chính phủ trong s các đại biểu Quốc hội theo đề nghị của
Chủ tịch nước.
3
5. Quốc hội bầu Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm t nhân dân
tối cao theo đề nghị của Chủ tịch nước.
6. Quốc hội bầu Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toán nhà nước, Tổng thư
Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
7. Ngoài những người do cơ quan hoặc người thẩm quyền quy định tại các khoản 1, 2,
3, 4, 5 6 Điều này đề nghị, Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội quyết định danh sách
những người ứng cử để bầu vào chức danh quy định tại Điều này trong trường hợp đại biểu
Quốc hội ứng c hoặc giới thiệu thêm người ng cử.
8. Sau khi được bầu, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án
Tòa án nhân dân tối cao phải tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, Nhân dân Hiến pháp.
Điều 9. Phê chuẩn các chức danh trong b máy n nước
1. Quốc hội phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm các Phó Thủ
tướng Chính phủ, Bộ trưởng c thành viên khác của Chính phủ theo danh sách đề c chức
vụ từng người.
2. Quốc hội phê chuẩn đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về việc bổ nhiệm
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
3. Quốc hội phê chuẩn danh sách thành viên Hội đồng quốc phòng an ninh theo đề
nghị của Chủ tịch nước.
4. Quốc hội phê chuẩn danh sách thành viên Hội đồng bầu cử quốc gia theo đề nghị của
Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia.
Điều 10. Việc từ chức của người được Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn
1. Người được Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn nếu lý do sức khoẻ hoặc do khác
không thể thực hiện được nhiệm vụ thì thể xin từ chức.
2. Đơn xin từ chức được gửi đến quan hoặc người thẩm quyền giới thiệu để Quốc
hội bầu hoặc phê chuẩn chức vụ đó quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 6 Điều 8 Điều 9
của Luật này. quan hoặc người thẩm quyền giới thiệu để Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn
chức vụ đó trình Quốc hội miễn nhiệm hoặc phê chuẩn việc miễn nhiệm tại kỳ họp Quốc hội
gần nhất.
Điều 11. Miễn nhiệm, bãi nhiệm, phê chuẩn đ nghị miễn nhiệm, cách chức người
giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn
Quốc hội miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm, cách chức người
giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn quy định tại Điều 8 Điều 9 của Luật này theo
đề nghị của quan hoặc người thẩm quyền giới thiệu Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn chức
vụ đó.
Điều 12. Lấy phiếu tín nhiệm
1. Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ sau đây:
a) Chủ tịch nước, P Chủ tịch nước;
b) Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ
tịch Hội đồng n tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội;
c) Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, các thành viên khác của
Chính phủ;
d) Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân n tối cao, Tổng
Kiểm toán nhà nước.
Đánh giá bài viết
1 62

Bài liên quan

0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi