Bộ Giáo dục và Đào tạo chấn chỉnh lạm thu đầu năm học mới
Quy định chấn chỉnh lạm thu đầu năm học mới
Vào đầu năm học mới, các khoản đóng góp cho con luôn là mối quan tâm của các bậc phụ huynh. Tuy nhiên, có những khoản phụ huynh phải đóng và không bắt buộc phải đóng cho con em mình. Vậy làm như thế nào để chống lạm thu đầu năm. Mời các bạn tham khảo ý kiến dưới đây của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đầu năm học, phụ huynh phải đóng những khoản gì?
Nhà trường không được thu các khoản ngoài học phí
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ giao nhiệm vụ năm học cho Giáo dục Tiểu học
Ban Giám hiệu các trường phải chịu trách nhiệm về các khoản thu không đúng quy định và phụ huynh có quyền từ chối nộp những khoản thu tự nguyện.
Xã hội hóa trong giáo dục là một chủ trương nhằm huy động nguồn lực của tổ chức, cá nhân để đầu tư cho hoạt động giáo dục. Thế nhưng, từ nhiều năm nay, chủ trương này đang bị nhiều trường lợi dụng để đặt ra những khoản thu vô lý, núp dưới danh nghĩa “tự nguyện” do Ban đại diện cha mẹ học sinh phát động ủng hộ nhà trường, gây bức xúc đối với phụ huynh và cả xã hội.
ông Trần Tú Khánh, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định, Ban Giám hiệu các trường phải chịu trách nhiệm về các khoản thu không đúng quy định và phụ huynh có quyền từ chối nộp những khoản thu tự nguyện.
PV: Thưa ông, tại những trường có dấu hiệu lạm thu thì Ban Giám hiệu đều đổ lỗi cho Ban đại diện cha mẹ học sinh, bởi những khoản thu đó mang danh nghĩa “tự nguyện”. Vậy, theo quy định thì Ban đại diện cha mẹ học sinh được phép thu những khoản gì và phụ huynh học sinh có quyền từ chối những khoản thu tự nguyện này hay không?
Ông Trần Tú Khánh: Vấn đề mà các cơ sở giáo dục đổ lỗi cho đại diện hội cha mẹ học sinh thu theo quỹ hội thì về vấn đề này, Bộ đã có Thông tư 55, quy định rất rõ trách nhiệm, quyền hạn của hội cha mẹ học sinh và các khoản thu được thu và các khoản thu không được phép thu.
Nhưng trong quá trình triển khai, nếu những người đứng đầu cơ sở giáo dục quán triệt nghiêm, thì việc thu đối với các quỹ hội và có sự báo cáo với Ban Giám hiệu nhà trường thì những hiện tượng này không thể xảy ra. Qua đây cũng thấy được rằng, các đại diện Hội cha mẹ học sinh và Hội phụ huynh cũng cần hiểu thông tư 55 quy định như thế nào.
Còn ngoài các khoản mà không thuộc quỹ hội theo quy định tại Thông tư 55 thì tất cả các phụ huynh đều có quyền từ chối không đóng. Trong thời gian vừa qua thì có vận dụng để thu ví dụ như học tiếng Anh có yếu tố nước ngoài. Nếu phụ huynh nào không bằng lòng với các khoản thu như thế thì có thể không đóng và không tham gia.
PV: Tuy nhiên, có nhiều phụ huynh cho rằng là bị ép buộc phải đóng những khoản thu tự nguyện. Ông có nhận định về vấn đề này như thế nào?
Ông Trần Tú Khánh: Thực ra kêu gọi xã hội hóa thì vấn đề là cách làm. Ở đây là người có điều kiện hỗ trợ và gánh vác cho những người không có điều kiện, đặc biệt là nông dân vùng sâu, vùng xa, công nhân các khu công nghiệp. Nếu như ta triển khai xã hội hóa mà cào bằng, chia đều và áp đặt thì không phù hợp.
Còn nói là không đóng các khoản hỗ trợ thì con em mình thiệt thòi là do tâm lý của phụ huynh. Thực tế thì các nhà trường cũng không có chính sách và không đối xử với học sinh và con em mình như nhận định của phụ huynh học sinh, vì đối với cơ sở vật chất là chung. Tôi cũng là phụ huynh tôi biết có những cách làm mang hiệu quả rất cao. Đó là kêu gọi, mang tính chất là tự nguyện, còn nếu áp đặt thì nhận được những phản đối.
PV: Vậy để hạn chế tình trạng lạm thu đầu năm học mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những hoạt động thanh tra, kiểm tra như thế nào và chế tài xử lý tình trạng lạm thu đã đủ sức răn đe các trường vi phạm hay chưa?
Ông Trần Tú Khánh: Thực ra công tác thanh kiểm tra thì Bộ vào đầu năm học đều có văn bản hướng dẫn công tác thanh tra. Đối với các Phòng thanh tra của các Sở Giáo dục- Đào tạo xây dựng kế hoạch thanh tra để trình lãnh đạo Sở để ban hành kế hoạch thanh tra. Thanh tra Bộ không thể biết hết tất cả các địa phương trên cả nước, trách nhiệm này thuộc về các địa phương trên cả nước và Sở Giáo dục - Đào tạo phải có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra.
Về vấn đề xử lý, theo phân cấp thì địa phương sẽ trực tiếp xử lý các cơ sở sai sót theo đúng quy định và phân cấp. Bộ Giáo dục và Đào tạo không trực tiếp xử lý những người để xảy ra tình trạng lạm thu tại các cơ sở giáo dục. Về vấn đề này Bộ cũng sẽ có kiến nghị các địa phương rà soát những người đứng đầu các cơ sở giáo dục - đào tạo để xảy ra tình trạng lạm thu để có những chấn chỉnh kịp thời và có những xử lý phù hợp.
PV: Từ thực tế tình trạng lạm thu ở một số trường hiện nay, cùng với hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, theo ông, đâu là giải pháp căn cơ để hạn chế được tình trạng lạm thu trong các nhà trường?
Ông Trần Tú Khánh: Thứ nhất người đứng đầu cơ sở giáo dục phải quán triệt và nghiêm túc thực hiện việc này. Đại diện hội cha mẹ học sinh và phụ huynh học sinh phải là người đấu tranh và đặc biệt là phải am hiểu các quy định của Thông tư 55 đối với hội cha mẹ học sinh để biết được là nghĩa vụ mình phải đóng cái gì và đóng theo hình thức, nguyên tắc như thế nào. Còn các khoản thu ngoài thì không thể mượn danh hội cha mẹ học sinh và phụ huynh để mà thu như thực tế đã diễn ra.
Trách nhiệm để xảy ra lạm thu, có phiếu thu, có công bố là phải thu thì trách nhiệm người đứng đầu phải là Hiệu trưởng các cơ sở giáo dục. Còn để xảy ra tình trạng lạm thu thông qua quỹ hội mà không có công khai, minh bạch hoặc không có chứng từ thu chi rõ ràng thì đại diện hội cha mẹ học sinh phải chịu trách nhiệm.
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Phùng Thị Kim Dung
- Ngày:
Bộ Giáo dục và Đào tạo chấn chỉnh lạm thu đầu năm học mới
144 KB 21/09/2017 11:31:00 SATải định dạng .DOC
10/01/2018 10:57:51 CH
Gợi ý cho bạn
-
Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông
-
Tải Công văn 4337/BGDĐT-GDCTHSSV 2023 file doc, pdf
-
Quyết định 1153/QĐ-UBND TP HCM 2023 về tuyển sinh các lớp đầu cấp năm học 2023 - 2024
-
Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể môn Ngữ Văn 2024
-
Thông tư hợp nhất Thông tư quy định mã số, bổ nhiệm, xếp lương giáo viên tiểu học
-
Tải Công văn 2345/BGDĐT-GDTH xây dựng kế hoạch giáo dục trường tiểu học file word
-
Ép giáo viên trực hè có thể bị phạt tới 20 triệu
-
Công văn 5986/BGDĐT-GDQPAN 2024 hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh
-
Tải Thông tư 02/2024/TT-BGDĐT sửa đổi Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông file Doc, Pdf
-
Thông tư 13/2024/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng giáo viên
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Giáo dục - Đào tạo
Công văn 3098/BTTTT-KHCN 2019
Chỉ thị 1737/CT-BGDĐT
Công văn 2826/BGDDT-GDTH về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học 2021-2022
Nghị định 103/2022/NĐ-CP quy định về trường của cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang
Quyết định số 2159/QĐ-BGDĐT 2022 về khung thời gian năm học 2022-2023
Nghị định 143/2016/NĐ-CP quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Thuế - Lệ phí - Kinh phí
Giáo dục - Đào tạo
Y tế - Sức khỏe
Thể thao
Bảo hiểm
Chính sách
Hành chính
Cơ cấu tổ chức
Quyền Dân sự
Tố tụng - Kiện cáo
Dịch vụ Pháp lý
An ninh trật tự
Trách nhiệm hình sự
Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Tài nguyên - Môi trường
Công nghệ - Thông tin
Khoa học công nghệ
Văn bản Giao thông vận tải
Hàng hải
Văn hóa Xã hội
Du lịch
Doanh nghiệp
Xuất - Nhập khẩu
Tài chính - Ngân hàng
Lao động - Tiền lương
Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Xây dựng - Đô thị - Đất đai - Nhà ở
Lĩnh vực khác