Làm Căn cước công dân số đẹp được không?

Làm Căn cước công dân số đẹp được không? Ý nghĩa 12 số căn cước công dân là gì? Hiện nay đang nổi lên các dịch vụ chọn số CCCD đẹp. Thế nhưng thực hư của những dịch vụ này là gì? Liệu công dân có được chọn CCCD số đẹp theo ý thích?

Hãy cùng Hoatieu.vn đi tìm câu trả lời cho câu hỏi Làm Căn cước công dân số đẹp được không?

1. Làm Căn cước công dân số đẹp được không?

Nhiều người mong muốn có số CCCD đẹp để có vận mệnh tốt nên dễ tin vào những quảng cáo, dịch vụ làm CCCD số đẹp.

Tuy nhiên số CCCD được quy định với những cấu trúc nhất định theo quy định tại điều 7 Thông tư 07/2016/TT-BCA và lựa chọn ngẫu nhiên, do đó người dân không thể tùy chọn số CCCD theo sở thích giống như số điện thoại.

=> Không có dịch vụ nào có thể giúp người dân làm Căn cước công dân số đẹp.

2. Ý nghĩa 12 số căn cước công dân

Ý nghĩa 12 số căn cước công dânÝ nghĩa 12 số căn cước công dân

Đã bao giờ các bạn tự hỏi 12 số căn cước công dân có ý nghĩa gì chưa? 12 số căn cước công dân không hẳn là các con số ngẫu nhiên mà nó được sắp xếp theo quy định của điều 7 Thông tư 07/2016/TT-BCA, cụ thể:

- 3 chữ số đầu tiên là mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh,

- 1 chữ số tiếp theo là mã giới tính của công dân

- 2 chữ số tiếp theo là mã năm sinh của công dân;

- 6 chữ số cuối là khoảng số ngẫu nhiên.

Trong đó:

- Mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi công dân khai sinh có các mã từ 001 đến 0096 tương ứng với 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Công dân khai sinh ở Hà Nội có mã 001, Hải Phòng có mã 031, Đà Nẵng có mã 048, TP. Hồ Chí Minh có mã 079…

- Mã thế kỷ và mã giới tính được quy ước như sau:

  • Thế kỷ 20 (từ năm 1900 đến hết năm 1999): Nam 0, nữ 1;
  • Thế kỷ 21 (từ năm 2000 đến hết năm 2099): Nam 2, nữ 3;
  • Thế kỷ 22 (từ năm 2100 đến hết năm 2199): Nam 4, nữ 5;
  • Thế kỷ 23 (từ năm 2200 đến hết năm 2299): Nam 6, nữ 7;
  • Thế kỷ 24 (từ năm 2300 đến hết năm 2399): Nam 8, nữ 9.

- Mã năm sinh: Thể hiện hai số cuối năm sinh của công dân.

Hiện nay, mã tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên thẻ CCCD được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 07/2016/TT-BCA ngày 01/02/2016 của Bộ Công an.

Ví dụ: Số căn cước công dân là: 040197000257 thì: 040 là mã tỉnh Nghệ An; 1 thể hiện giới tính Nữ, sinh tại thế kỷ 20; 98 thể hiện công dân sinh năm 1998; 000257 là dãy số ngẫu nhiên.

3. Dịch vụ làm căn cước công dân số đẹp phạt bao nhiêu?

Có nhiều nick facebook đang nhận làm cước công dân số đẹp, ví dụ: nhận làm CCCD 4 số cuối cùng giống nhau (tứ quý) với giá khoảng 50 triệu đồng, 3 số cuối giống nhau (tam hoa) và số tiến (ví dụ 1234, 5678, 6789....) với giá khoảng 40 triệu đồng.

Thì tùy vào mục đích, mức độ mà người nhận làm dịch vụ làm căn cước công dân số đẹp sẽ phải chịu các hình thức xử phạt sau:

  • Xử phạt hành chính nếu người này không nhằm mục đích lừa đảo để chiếm đoạt tài sản, mà chỉ tung tin nhận dịch vụ làm căn cước công dân số đẹp để tăng lượt tương tác, câu views

Hành vi này sẽ bị xử phạt theo quy định tại điều 101 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP về việc tung thông tin giả mạo, gây hoang mang dư luận trên mạng xã hội, cụ thể mức phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng

  • Có mục đích lừa đảo để chiếm đoạt tài sản của người khác

Trường hợp này người tung tin nhận dịch vụ làm căn cước công dân số đẹp có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại điều 174 Bộ luật Hình sự 2015:

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Nếu chưa đủ các cấu thành tội phạm được miêu tả tại điều 174 BLHS 2015 thì người nhận dịch vụ làm căn cước công dân số đẹp sẽ bị xử phạt hành chính theo điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP với mức phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000.

Trên đây, Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi Làm Căn cước công dân số đẹp được không? Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật.

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
2 1.278
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng