TOP 4 Viết một đoạn văn kể chuyện Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt xông trận, giết giặc Ân siêu hay

Viết một đoạn văn kể chuyện Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt xông trận, giết giặc Ân là đề bài tập làm văn Ngữ văn 6 sách Kết nối tri thức. TOP 4 đoạn văn ngắn Kể lại sự việc Thánh Gióng đánh giặc hay chọn lọc dưới đây sẽ giúp các em HS có thêm tư liệu để hoàn thành bài tập làm văn của mình.

Viết một đoạn văn kể chuyện Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt xông trận, giết giặc Ân ngắn gọn
Đoạn văn kể chuyện Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt xông trận, giết giặc Ân ngắn gọn

1. Viết một đoạn văn kể chuyện Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt xông trận, giết giặc Ân

Thánh Gióng mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt, nhảy lên mình ngựa. Ngựa hí vang, phi như bay xông thẳng đến nơi có giặc Ân. Chàng cầm roi sắt vung lên vun vút. Roi sắt vung đến đầu quân giặc chồng xếp đến đấy. Ngựa sắt phun lửa đốt cháy quân thù. Thật là một trận đánh hào hùng. Thế trận đang bừng bừng, bỗng roi sắt của Gióng bị gẫy, phía trước quân giặc vẫn cứ ào ạt xông lên. Gióng bèn nhổ những bụi tre làm vũ khí thay roi sắt tấn công vào bọn giặc. Những tên giặc còn sống sót hốt hoảng bỏ chạy. Tráng sĩ đuổi quân giặc đến tận chân núi Sóc Sơn.

2. Đoạn văn kể chuyện Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt xông trận, giết giặc Ân lớp 6

Khi nghe tin sứ giả báo đất nước lâm nguy, cần người tài giỏi ra giúp nước, Thánh Gióng đã vùng dậy, vươn vai một cái bỗng trở thánh một tráng sĩ oai phong lẫm liệt,mình cao hơn trượng. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi rồi vỗ mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng. Gióng nhảy lên mình ngựa, ngựa thét ra lửa, Gióng thúc ngựa phi nhanh đi đánh giặc. Ngựa sắt bỗng chồm lên, phun thẳng ra đàng trước một luồng lửa đỏ rực. Gióng thúc chân, ngựa phi như bay, sải từng bước dài hàng chục con sào, rung chuyển cả trời đất. Chỉ trong chớp mắt, ngựa đã xông đến đồn trại giặc bấy giờ đang đóng la liệt cả mấy khu rừng. Lưỡi gươm của Gióng vung lên loang loáng như chớp giật. Quân giặc xông ra chừng nào chết chừng ấy. Khi gươm bị gãy, Gióng vẫn rất nhanh trí và không hề bối rối nhổ một bụi tre bên đường xông tới quật tới tấp vào đám quân giặc. Gióng giết hết lớp giặc này đến lớp giặc khác, giặc chết như rạ. Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn. Chỉ sau một trận đánh, Gióng đã chiến thắng toàn bộ giặc Ân, giết chết tướng giặc, trừ xong nạn nước. Lúc bấy giờ ngựa Gióng đã tiến đến chân núi Sóc Sơn. Gióng bèn cởi toàn bộ giáp, nón rồi cả người lẫn ngựa bay thẳng lên trời.

3. Viết đoạn văn miêu tả Gióng đánh giặc ngắn gọn

Đoạn văn kể chuyện Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt xông trận, giết giặc Ân lớp 6

3. Kể lại sự việc Thánh Gióng đánh giặc hay nhất

Giặc Ân đã đến chân núi Trâu, tình thế đất nước như ngàn cân treo sợi tóc. Ai nấy đều lo lắng, sợ sệt. Vừa lúc, sứ giả mang đủ các thứ mà chú bé đã dặn. Chú bé vươn vai, trong phút chốc đã trở thành tráng sĩ thật oai phong, thật lẫm liệt. Tráng sĩ vỗ mạnh vào mông ngựa sắt, ngựa hí vang dội cả một vùng. Tráng sĩ mặc áo giáp cầm roi sắt nhảy lên lưng ngựa. Ngựa phi nước đại, phun lửa xông thẳng vào quân giặc hết lớp này đến lớp khác. Bỗng roi sắt bị gãy, tráng sĩ liền nhổ những bụi tre ven đường quất vào quân giặc. Thế giặc hỗn loạn, tan vỡ. Đám tàn quân dẫm đạp lên nhau mà tháo chạy. Tráng sĩ đuổi quân giặc đến chân núi Sóc (Sóc Sơn) thì dừng lại, rồi một mình, một ngựa lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt để lại ngựa sắt và tráng sĩ bay lên trời. Để tưởng nhớ người tướng sĩ có công đánh tan giặc Ân xâm lược. Nhà vua phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay tại quê nhà.

4. Bài văn Kể chuyện Thánh Gióng lớp 6

1/ Mở bài: giới thiệu câu chuyện Thánh Gióng

Chắc hẳn, tuổi thơ mỗi người, ai cũng được lớn lên bên những câu chuyện dân gian của bà, của mẹ. Qua những câu chuyện ấy, chúng ta như được đắm chìm vào thế giới đầy thơ, đầy mộng của cha ông, hiểu biết thêm về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Một trong những câu chuyện mà em ấn tượng nhất chính là truyền thuyết “Thánh Gióng” kể về người anh hùng đánh giặc, giữ nước.

2/ Thân bài: Kể diễn biến của câu chuyện

Câu chuyện ấy xảy ra từ đời Hùng Vương thứ sáu. Ở làng Gióng, có hai ông bà già nổi tiếng là sống phúc đức. Hai ông bà rất mong có một đứa con. Thế rồi một hôm, bà ra đồng, thấy một vết chân to, bà ngạc nhiên kêu lớn: “Chao ôi! Bàn chân ai mà to thế này?”. Tò mò nên bà đưa chân vào ướm thử, không ngờ về nhà bà mang thai. Điều kì lạ là mãi mười hai tháng sau bà mới sinh được một cậu con trai mặt mũi khôi ngô, tuấn tú. Hai vợ chồng vui mừng khôn xiết. Nhưng kì lạ hơn nữa, đứa trẻ đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đó.

Bấy giờ, giặc Ân thế mạnh như chẻ tre tràn vào xâm lược nước ta. Chúng đi đến đâu là đốt phá nhà cửa, cướp của giết người đến đấy. Đội quân Hùng Vương nhiều lần xuất trận tấn công tiêu diệt nhưng đánh không lại nổi chúng. Vua Hùng vô cùng lo lắng, vội phái sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi giúp vua cứu nước. Đi đến đâu, sứ giả cũng cất tiếng rao: “Loa! Loa! Loa! Giặc đến xứ ta. Ai người tài giỏi. Mau ra giúp nước! Nghe tiếng rao, đứa bé bỗng cựa mình và cất tiếng nói: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con!”. Sứ giả vào, đứa bé bảo: “Ông về tâu với vua, sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này!”. Ai nấy đứng nghe đều thấy lạ lùng, cho là thần nhân xuất hiện. Sứ giả lập tức phi ngựa về cung tấu với vua. Hùng Vương mừng rỡ, liền hạ lệnh cho thợ rèn lập tức rèn áo giáp sắt, mũ sắt, roi sắt, ngựa sắt theo yêu cầu của chú bé.

Càng lạ hơn nữa, từ hôm gặp sứ giả, chú bé bỗng lớn nhanh như thổi. Cơm ăn bao nhiêu cũng không không biết no, quần áo vừa may xong đã chật. Hai vợ chồng làm lụng cật lực, chạy vạy ngược xuôi mà cũng không đủ nuôi chú bè, đành phải cậy nhờ hàng xóm. Bà con ai cũng mong cậu đi giết giặc cứu nước nên chẳng nề hà gì, đều vui lòng gom góp gạo nuôi cậu bé.

Ngày ấy, khi giặc vừa tiến sát đến chân núi Trâu thì sứ giả cũng kịp thời mang vũ khí tới. Gióng vươn vai đứng dậy, lập tức biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, cậu khoác áo giáp, cầm roi sắt, chào dân làng và từ biệt mẹ rồi nhảy lên lưng ngựa, cả người và ngựa lao vun vút ra trận. Trên chiến trường, Gióng tung hoành ngang dọc, tả đột hữu xông, giặc chết dưới tay như ngả rạ. Bỗng roi sắt bị gãy, Gióng nhanh trí nhổ tre bên đường làm vũ khí mới. Giặc sợ hãi chạy trốn, dẫm đạp lên nhau mà chết. Dẹp giặc xong, Gióng không quay về kinh để nhận công ban thưởng mà thúc ngựa đến núi Sóc, bỏ lại áo giáp sắt, một người một ngựa bay thẳng về trời.

Đất nước sạch bóng quân thù. Nhớ ơn người anh hùng, vua Hùng sai lập đền thờ Gióng ngay tại quê nhà, phong Gióng làm Phù Đổng Thiên Vương, phong mẹ gióng là Thánh Mẫu Bảo Vương. Nhiều đời sau, người ta còn kể, những nơi ngựa của Gióng đi qua để lại trăm ao hồ, rặng tre bị ngựa phun lửa cháy trở nên vàng óng và còn có một làng bị ngựa phun lửa cháy được gọi là Làng Cháy.

3/ Kết bài: Ý nghĩa câu chuyện

Có thể nói, truyền thuyết “Thánh Gióng” cùng hình tượng người anh hùng làng Gióng đã in đậm dấu ấn trong đời sống tinh thần người Việt từ bao đời nay. Câu chuyện đã khơi dậy trong em lòng yêu nước và ý thức trách nhiệm sâu sắc đối với đất nước. Em tự hứa với lòng sẽ luôn học tập, rèn luyện để tiếp bước cha ông, đóng góp sức mình điểm tô cho đất nước.

Tham khảo thêm:

Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên nhóm Ngữ văn 6 KNTT thuộc chuyên mục Lớp 6: Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
7 55
0 Bình luận
Sắp xếp theo