8 Đề thi cuối kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 Cánh Diều 2023-2024 Có đáp án, ma trận

Đề thi cuối kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 Cánh Diều 2023-2024 kèm đáp án, lời giải chi tiết là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các em HS lớp 3 luyện tập, kiểm tra và tự đánh giá kiến thức mà mình đã tiếp thu. Từ đó điều chỉnh kế hoạch ôn luyện nhằm nắm vững kiến thức môn Tiếng Việt lớp 3 và đạt kết quả cao trong bài kiểm tra cuối HK1 tới.

Bộ Đề kiểm tra Tiếng Việt lớp 3 học kì 1 Cánh Diều gồm tuyển tập TOP 8 đề thi, biên soạn bám sát nội dung chương trình học năm 2023-2024. Mời thầy cô, phụ huynh và các em HS tải file đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 1 sách Cánh Diều về máy để xem đầy đủ nội dung và ôn tập hiệu quả hơn.

1. Ma trận Đề thi học kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt Cánh Diều

MA TRẬN CÂU HỎI ĐỀ KIỂM TRA KTĐK CUỐI HỌC KÌ 1

Môn: Tiếng Việt – Lớp 3

Năm học: 2023 - 2024

Kĩ năng

NỘI DUNG

Số điểm

MỨC 1

MỨC 2

MỨC 3

Tổng điểm

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc tiếng &

Đọc hiểu

Đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe, nói.

- Đọc văn bản 150-180 tiếng

3

- Sau khi HS đọc thành tiếng xong, GV đặt 01 câu hỏi để HS trả lời (Kiểm tra kĩ năng nghe, nói)

1

Đọc hiểu văn bản

Câu 1,2,3,4

6

Vận dụng hiểu biết vào thực tiễn

0,5đ

Câu 7

Kiến thức Tiếng Việt

Câu 5

Câu 9,10

Từ ngữ : thuộc các chủ điểm trong HKI

1,5đ

Câu 6

Câu 8

Viết

(CT-TLV)

Chính tả

Viết bài

Nghe – viết một đoạn văn khoảng > 70 – 80 chữ.

4

Viết đoạn văn

Viết đoạn văn ngắn 5-7 câu theo chủ đề đã học.

6

2. Đề thi học kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt Cánh Diều

KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

Năm học 2023 - 2024

Môn: Tiếng Việt – Lớp 3

Thời gian làm bài: 60 phút

I. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm):

1. Đọc thành tiếng (4 điểm):

- Hình thức kiểm tra: Học sinh bắt thăm phiếu (do giáo viên chuẩn bị) để chọn bài đọc.

- Thời gian không quá 1 phút/HS.

- Nội dung kiểm tra: Học sinh đọc một đoạn văn hoặc đoạn (khoảng 80 tiếng); sau đó trả lời 1 hoặc 2 câu hỏi liên quan đến nội dung đoạn vừa đọc.

Phiếu đọc 1: CHIẾC ÁO LEN

Năm nay, mùa đông đến sớm. Gió thổi từng cơn lạnh buốt. Đã hơn một tuần nay, Lan thấy Hòa có chiếc áo len màu vàng thật đẹp. Áo có dây kéo ở giữa, lại có cả mũ để đội khi có gió lạnh hoặc mưa lất phất. Lan đã mặc thử, ấm ơi là ấm. Đêm ấy, em nói với mẹ là em muốn có một chiếc áo len như của bạn Hòa.

*Câu hỏi:

1- Mùa đông năm ấy, lạnh như thế nào?

2- Áo len của bạn Hòa đẹp và ấm ra sao?

Phiếu đọc 2: NẮNG PHƯƠNG NAM

Hôm nay đã là hai mươi tám Tết. Chợ hoa trên đường Nguyễn Huệ đông nghịt người. Uyên cùng các bạn đi giữa rừng hoa như đi trong mơ. Đang ríu rít chuyện trò, cả nhóm bỗng sững lại vì tiếng gọi:

- Nè, sắp nhỏ kia, đi đâu vậy?

*Câu hỏi: Uyên và các bạn đi đâu, vào dịp nào?

Phiếu đọc 3: NGƯỜI CON CỦA TÂY NGUYÊN

Tháng ba, có giấy trên tỉnh kêu anh Núp đi dự Đại hội thi đua. Núp nói với anh Thế:

- Nên để bok Pa đi. Bok kể được nhiều việc hơn tôi.

Anh Thế cười:

- Không, tỉnh kêu anh đi đấy. Đi để học mà.

*Câu hỏi: Anh Núp được tỉnh cử đi đâu?

Phiếu đọc 4: CHIẾC ÁO LEN

Mẹ đang định mua áo ấm cho hai anh em Tuấn, Lan. Thấy con gái nói vậy, mẹ bối rối:

- Cái áo của Hòa đắt bằng tiền cả hai cái áo của anh em con đấy.

Lan phụng phịu:

- Nhưng con chỉ muốn một chiếc áo như thế thôi.

Dỗi mẹ, Lan đi nằm ngay. Em vờ ngủ.

*Câu hỏi:

  1. Mẹ nói thế nào khi Lan đòi mua chiếc áo đắt tiền?
  2. Lan dỗi mẹ như thế nào?

Phiếu đọc 5: CHIẾC ÁO LEN

Một lúc lâu, bỗng em nghe tiếng anh Tuấn thì thào với mẹ:

- Mẹ ơi, mẹ dành hết tiền mua cái áo ấy cho em Lan đi. Con không cần thêm áo đâu.

Giọng mẹ trầm xuống:

- Năm nay trời lạnh lắm. Không có áo ấm, con sẽ ốm mất.

Con khỏe lắm, mẹ ạ. Con sẽ mặc thêm nhiều áo cũ ở bên trong. Tiếng mẹ âu yếm:

- Để mẹ nghĩ đã. Con đi ngủ đi.

*Câu hỏi:

  1. Anh Tuấn nói gì với mẹ?
  2. Anh Tuấn nói thế nào để mẹ yên lòng?

Phiếu đọc 6: CHIẾC ÁO LEN

Nằm cuộn tròn trong chiếc chăn bông ấm áp, Lan ân hận quá. Em muốn ngồi dậy xin lỗi mẹ và anh, nhưng lại xấu hổ vì mình đã vờ ngủ.

Áp mặt xuống gối, em mong trời mau sáng để nói với mẹ: “Con không thích chiếc áo ấy nữa. Mẹ hãy để tiền mua áo ấm cho cả hai anh em.”

*Câu hỏi:

  1. Vì sao Lan ân hận sau khi nghe câu chuyện?
  2. Lan muốn nói với mẹ điều gì?

Phiếu đọc 7: NHÀ RÔNG

Ở hầu hết các địa phương vùng Bắc tây Nguyên trước đây, làng nào cũng có nhà rông. Hình dáng nhà rông có thể không giống nhau, nhưng bao giờ đó cũng là ngôi nhà sàn cao lớn nhất, đẹp nhất của làng.

Nhà rông được dựng bằng gỗ tốt kết hợp với tre, nứa; mái lợp cỏ tranh. Dân làng cùng nhau làm nhà rông. Làng càng lớn và có nhiều người tài giỏi thì nhà rông càng bề thế, khang trang.

*Câu hỏi: Nhà rông có những đặc điểm gì nổi bật?

Phiếu đọc 8: NHÀ RÔNG

Nhà rông dùng làm nơi đón tiếp khách đến làng, nơi các già làng bàn bạc việc chung, nơi đàn ông lúc rỗi rãi ngồi trò chuyện hoặc vót nan, đan lát,… Nhà rông là chỗ ngủ của con trai từ tuổi thiếu niên cho đến khi lấy vợ. Đây là tập quán từ xa xưa do trai tráng phải trực chiến để bảo vệ làng. Nhà rông còn là nơi tổ chức những lễ cúng chung của dân làng.

*Câu hỏi: Nhà rông được dùng làm gì?

Phiếu đọc 9: CHIA SẺ NIỀM VUI

Mấy ngày liền, báo chí liên tục đưa tin về thiệt hại do cơn bão mới nhất gây ra. Có một bức ảnh làm tôi rất xúc động: Một phụ nữ trẻ ngồi thẫn thờ trước ngôi nhà đổ nát của mình. Đứng cạnh chị là một bé gái đang bám chặt lấy mẹ, mắt mở to, sợ hãi.

*Câu hỏi: Điều gì khiến người mẹ xúc động?

Phiếu đọc 10: CÂY GẠO

Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen…đàn đàn lũ lũ bay đi bay về. Chúng nó gọi nhau, trêu ghẹo nhau, trò chuyện ríu rít. Ngày hội mùa xuân đấy.

*Câu hỏi:

  1. Đoạn văn tả cây gạo vào mùa nào trong năm?
  2. Từ xa nhìn lại, cây gạo trông giống cái gì?

II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra từ và câu (6 điểm): 35 phút

Đọc thầm bài văn sau và trả lời câu hỏi

CÓ NHỮNG MÙA ĐÔNG

Có những mùa đông, Bác Hồ sống bên nước Anh. Lúc ấy Bác còn trẻ. Bác làm nghề cào tuyết trong một trường học để có tiền sinh sống. Công việc này rất mệt nhọc. Mình Bác đẫm mồ hôi, nhưng tay chân thì lạnh cóng. Sau tám giờ làm việc, Bác vừa mệt, vừa đói.

Lại có những mùa đông, Bác Hồ sống ở Pa-ri, thủ đô nước Pháp. Bác trọ trong một khách sạn rẻ tiền ở xóm lao động. Buổi sáng, trước khi đi làm, Bác để một viên gạch vào bếp lò. Tối về Bác lấy viên gạch ra, bọc nó vào một tờ giấy cũ, để xuống dưới đệm nằm cho đỡ lạnh.

Dựa vào nội dung bài: “Có những mùa đông”, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng (từ câu 1 đến câu 4) và thực hiện các câu hỏi còn lại (từ câu 5 đến câu 9) theo yêu cầu:

Câu 1: Hồi Bác Hồ sống ở Pa-ri, thủ đô nước Pháp, Bác trọ ở đâu? (0,5 điểm)

A. Khách sạn sang trọng.

C. Trọ nhà dân

B. Khách sạn rẻ tiền

D. Trọ nhờ nhà người quen

Câu 2: Lúc ở nước Anh, Bác Hồ phải làm nghề gì để sinh sống? (0,5 điểm)

A. Làm công nhân trong một nhà máy.

C. Làm đầu bếp trong một quán ăn.

B. Viết báo

D. Cào tuyết trong một trường học

Câu 3: Hồi ở Pháp, mùa đông Bác phải làm gì để chống rét? (0,5 điểm)

A. Dùng viên gạch nướng lên để sưởi.

C. Mặc thêm áo cũ vào trong người cho ấm.

B. Dùng lò sưởi

D. Không làm gì cả

Câu 4: Bác Hồ làm việc trong khoảng thời gian là bao lâu?

A. 5 giờ

C. 7 giờ

B. 6 giờ

D. 8 giờ

Câu 5: Bộ phận được in đậm nghiêng trong câu: "Bác làm nghề cáo tuyết trong một trường học để có tiền sinh sống ." trả lời cho câu hỏi nào? (0,5 điểm)

A. Vì sao?

B. Để làm gì?

C. Khi nào?

D. Ai làm gì?

Câu 6: Nhóm từ ngữ nào sau đây là nhóm từ ngữ chỉ cộng đồng: (0,5 điểm)

  1. Bản làng, dòng họ, thôn xóm, lớp học, trường học.
  2. Thôn xóm, dòng họ, trường học, lớp học, tình nghĩa.
  3. Bản làng, đoàn kết, dòng họ, lớp học, yêu thương.
  4. Trường học, lớp học, giúp đỡ, thôn xóm, dòng họ.

Câu 7: Nhớ ơn Bác Hồ em phải làm gì? (0,5 điểm)

Câu 8: Đặt một câu nói về một họat động vui chơi (thể thao) của em? (1 điểm)

………………………………………………………………………………………………..

Câu 9: Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong câu sau: (1 điểm)

Những chùm hoa sấu trắng muốt nhỏ như những chiếc chuông reo.

Sự vật 1

Từ so sánh

Sự vật 2

Câu 10: Điền dấu chấm than hoặc dấu phẩy vào ô trống cho thích hợp:(0,5 đ)

Bé ngước nhìn vòm hoa lần nữa miệng thốt reo khe khẽ:

- Hoa đẹp quá

B. KIỂM TRA VIẾT

1. Nghe- viết (4 điểm)

LÁ BÀNG

Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu lục, ấy là mùa thu. Đến những ngày cuối đông, mùa của lá rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng. Lá bàng mùa đông đỏ như đồng, tôi có thể nhìn cả ngày không chán. Năm nào tôi cũng chọn mấy lá thật đẹp về phủ một lớp dầu mỏng, bày lên bàn viết.

(Đoàn Giỏi)

2. Bài viết: (6 điểm)

Viết đoạn văn giới thiệu ngôi nhà (căn hộ) thân thương của gia đình em (từ 5 đến 7 câu).

* Gợi ý:

- Giới thiệu về ngôi nhà (căn hộ) của em ở đâu?

- Tả bao quát về ngôi nhà (căn hộ): hình dáng, cảnh vật xung quanh.

- Tả đặc điểm ngôi nhà (căn hộ): bên ngoài, bên trong.

- Nêu tình cảm của em đối với ngôi nhà (căn hộ).

- Sáng tạo: có thể gắn kèm ảnh hoặc tranh em vẽ ngôi nhà (căn hộ).

3. Đáp án đề thi học kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt Cánh Diều

HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA

MÔN TIẾNG VIỆT- LỚP 3

NĂM HỌC 2023– 2024

1. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

Kiểm tra đọc thành tiếng: 4 điểm

- Hình thức : giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh.

- Thời gian không quá 1 phút / HS.

- Nội dung kiểm tra đọc (GV chuẩn bị 10 phiếu đọc): Học sinh bốc thăm rồi đọc thành tiếng một đoạn văn trong một số bài tập đọc ở phiếu đọc. Sau đó yêu cầu học sinh trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc.

Nội dung

Số điểm

1- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đạt yêu cầu

1 điểm

2- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng)

1 điểm

3- Ngắt, nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa

1 điểm

4- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc

1 điểm

- Đọc sai tiếng, phát âm không chuẩn, sai phụ âm đầu, bỏ chữ, đọc chậm, ngắt nghỉ hơi chưa đúng chỗ,... (tùy mức độ cho điểm).

2. Đọc thầm và làm bài tập (6 điểm )

Câu

1

2

3

4

5

6

Đáp án

B

D

A

D

B

A

Điểm

(0,5 điểm)

(0,5 điểm)

(0,5 điểm)

(0,5 điểm)

(0,5 điểm)

(0,5 điểm)

Câu 7: Ghi được việc làm phù hợp với lứa tuổi học sinh (0,5 diểm)

VD: Nhớ ơn Bác Hồ em sẽ: Học tập thật tốt, ngoan ngoãn, lễ phép,….

Câu 8: Đặt một câu nói về một hoạt động vui chơi (thể thao) của em? (1 điểm)

- Nếu đầu câu không viết hoa, cuối câu không có dấu chấm trừ 0,25 điểm.

VD: Chúng em chơi nhảy dây rất vui.

Câu 9: Những sự vật được so sánh với nhau trong câu sau: (1 điểm)

Sự vật 1

Từ so sánh

Sự vật 2

Những chùm hoa sấu

như

những chiếc chuông reo

Câu 10: Điền dấu chấm than hoặc dấu phẩy vào ô trống cho thích hợp: (0,5 điểm)

- Điền đúng mỗi dấu câu, ghi 0,25 điểm)

Bé ngước nhìn vòm hoa lần nữa miệng thốt reo khe khẽ:

- Hoa đẹp quá

II. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)

1. Nghe- viết: (4 điểm)

- Viết đúng chính tả, đẹp, rõ ràng, sạch sẽ, đúng cỡ chữ. (4 điểm)

- Sai 5 lỗi trừ 1 điểm (2 lỗi sai giống nhau trừ 1 lần điểm)

+ Kĩ thuật chữ: Viết không đúng kĩ thuật chữ trừ tối đa 0,5 điểm.

+ Trình bày: Không đúng quy định, gạch, xóa,… trừ tối đa 0,5 điểm

2. Viết đoạn văn giới thiệu ngôi nhà (căn hộ) thân thương của gia đình em (6 điểm)

* Nội dung: 3,5 điểm

- HS viết được đoạn văn theo đúng yêu cầu của đề bài.

* Kĩ năng: 2,5 điểm

- Viết chữ, viết đúng chính tả: 1 điểm

- Dùng từ, đặt câu: 1 điểm

- Sáng tạo: 0,5 điểm

*Lưu ý:

+ Không đúng chủ đề không cho điểm.

+ Tùy từng mức độ về nội dung, chữ viết mà GV có thể chấm và ghi điểm.

4. Bộ đề kiểm tra cuối kì môn Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều

4.1. Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 1 Cánh Diều số 1

 Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 1 Cánh Diều

4.2. Đề kiểm tra Tiếng Việt lớp 3 học kì 1 Cánh Diều số 2

Đề kiểm tra Tiếng Việt lớp 3 học kì 1 Cánh Diều

4.3. Đề thi cuối kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 Cánh Diều số 3

Đề thi cuối kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 Cánh Diều

4.4. Đề kiểm tra cuối kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 số 4

4.4. Đề kiểm tra cuối kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3

................

Tải Bộ Đề thi học kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt sách Cánh Diều về máy để xem đầy đủ nội dung.

Ngoài ra các em học sinh có thể truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 3 > Tiếng Việt 3 Cánh Diều góc Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
9 4.496
0 Bình luận
Sắp xếp theo