Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo 2023-2024

Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo 2023-2024 có ma trận, đề thi kèm đáp án theo thông tư 27 dành cho các em HS tự ôn luyện, nắm được cấu trúc đề thi và kiến thức trọng tâm môn Tiếng Việt lớp 3 chương trình mới. Từ đó tăng cường sự tự tin và chuẩn bị tốt nhất cho bài kiểm tra học kỳ 1 sắp tới.

Sau đây là nội dung chi tiết TOP 4 Bộ Đề thi Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo học kì 1. Mời quý thầy cô, phụ huynh và các em HS tải Đề kiểm tra HK1 môn Tiếng Việt lớp 3 CTST file word về máy để ôn tập một cách hiệu quả nhất.

Đề thi Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo
Đề thi Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo kì 1

1. Ma trận đề thi học kì 1 Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo

MA TRẬN MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3 CHK1

NĂM HỌC: 2023-2024

Tên các nội dung

Chủ đề, mạch kiến thức

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

I. Đọc thành tiếng kết hợp nghe nói

Chọn mỗi bài đọc khoảng 60-65 chữ và 1 câu hỏi ngoài SKG

Số điểm

1.5

1

1.0

0.5

4

II. Đọc hiểu kết hợp kiến thức Tiếng Việt: - Đọc 1 bài văn ngoài chương trình sách giáo khoa

Đọc hiểu văn bản

Chọn 1 văn bản ngoài SGK. Đọc thầm bài hiểu và trả lời được câu hỏi liên quan đến nội dung bài.

Số câu

2

2

2

4

2

Câu số

1,2

3,4

5,6

1,2,3,4

5,6

Số điểm

1.0

1.0

2.0

2.0

2.0

Kiến thức Tiếng Việt

- Nhận biết các kiểu câu :câu kể, câu hỏi,,câu cảm, câu khiến

Số câu

1

1

Câu số

7

7

Số điểm

0.5

0.5

- Từ chỉ đặc điểm, hoạt động , từ trái nghĩa

Số câu

1

1

Câu số

8

8

Số điểm

0.5

0.5

- Đặt câu có hình ảnh so sánh theo chủ đề

Số câu

1

1

Câu số

9

9

Số điểm

1.0

1.0

Tổng

Số câu

3

1

3

1

2

7

3

Số điểm

3.0

1.0

2.0

0.5

3.5

5.5

4.5

III. Chính tả

Nghe viết 1 đoạn văn khoảng 60 -65 chữ ngoài SGK.

Số điểm

2.0

2.0

4.0

IV. Tập làm văn

Viết một đoạn văn ngắn từ 4– 5 câu. ( Giới thiệu về bản thân, Cảm xúc của em về một người thân, tả về một đồ vật, một người em yêu mến ở trường )

Số điểm

2.0

2.0

2.0

6.0

Tổng

Số câu

Số điểm

4.0

4.0

2.0

10.0

40%

30%

30%

100%

2. Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo số 1

3. Đề thi Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo học kì 1 số 2

KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HK I

NĂM HỌC 2023-2024

Môn: TIẾNG VIỆT( Đọc hiểu ) - LỚP 3

I. ĐỌC HIỂU

Bài đọc:

Tạm biệt mùa hè (233)

Đêm nay, Diệu nằm mãi mà không ngủ được vì háo hức chờ sớm mai đến lớp. Sau kì nghỉ hè, bạn bè gặp nhau sẽ có bao nhiêu chuyện vui để kể. Các bạn chắc chắn sẽ kể về những chuyến du lịch kì thú của mình: ra biển, lên núi, đến thăm những thành phố lớn,… Còn Diệu, Diệu sẽ kể với các bạn những gì nhỉ?

Mùa hè của Diệu đơn giản lắm. Chiều nào Diệu cũng theo mẹ đi các vườn thu hái quả, Hết chôm chôm lại đến bơ, sầu riêng,… Được đến nhiều mảnh vườn với vô vàn trái cây khác nhau thật là thích!

Mùa hè của Diệu là những lần đến nhà bà cụ Khởi ở cuối làng. Bà bị mù nhưng vẫn có thể làm hết mọi việc trong nhà. Bà đi không cần gậy dò đường. Diệu thường tỉ tê trò chuyện với bà. Bà là cả một kho chuyện thú vị.

Mùa hè của Diệu là những buổi ra chợ cùng mẹ. Khu chợ quê nghèo ấy thật giản dị mà gần gũi, thân quen. Diệu yêu những người cô, người bác tảo tần bán từng giỏ cua, mớ tép; yêu cả những người bà sáng nào cũng dắt cháu đi mua một ít kẹo bột, vài chiếc bánh mì,…

Tạm biệt mùa hè, mai Diệu sẽ bước vào năm học mới…

(Theo Vũ Thị Huyền Trang)

Đọc thầm bài đọc trên rồi khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng ở mỗi câu sau: ( 6 điểm )

Câu 1: ../ 0.5 đ

Vì sao trước đêm khai giảng Diệu nằm mãi không ngủ được?

A. Vì Diệu háo hức chờ sớm mai đến lớp.

B. Vì Diệu mong chờ được gặp các bạn.

C. Vì Diệu háo hức mặc quần áo mới.

Câu 2: ../ 0.5 đ

Những việc Diệu đã làm vào mùa hè là:

A. Đi thu hái quả, đến chơi nhà cụ Khởi, cùng mẹ ra chợ.

B. Đi bắt cá, đến chơi nhà cụ Khởi, cùng mẹ ra chợ.

C. Diệu cùng mẹ dọn dẹp nhà cửa, cùng mẹ ra chợ.

Câu 3: ../ 0.5 đ

Buổi chiều, Diệu thường theo mẹ đi đâu?

A. Theo mẹ ra đồng cấy lúa.

B. Theo mẹ đi các vườn thu hái quả.

Câu 4: .../0.5 đ

C. Theo mẹ đi khắp các cánh đồng.

Khi ở nhà cụ Khởi, Diệu đã làm gì?

A. Diệu thường tỉ tê trò chuyện với bà.

B. Diệu thường làm việc nhà giúp bà.

C. Diệu thường nấu ăn cho cụ.

Câu 5: .../1 đ

Mùa hè, em thường làm gì?

………………………………………………………………

Câu 6: .../ 1 đ

Em đã làm gì để chuẩn bị cho năm học mới?

……………………………………………………………………

……………………………………………………………………

Câu 7: ../ 0.5 đ

Dòng nào dưới đây gồm các từ ngữ chỉ đặc điểm? sgk35

A. ổi, cây, nắng.

B. xanh, cao, ngắn.

C. về, tắm, bơi.

Câu 8: ../ 0.5 đ

Những từ ngữ nào sau đây dùng để chỉ trẻ em? Sgk/42SS

A. Thanh niên, thiếu nhi, trẻ con

B. Nhi đồng, thiếu nhi, trẻ con

C. Trung niên, nhi đồng, thiếu niên

Câu 9: .../ 1 đ

Đặt 1 câu theo mẫu “ Ai thế nào? ” để nêu đặc điểm của các sự vật?

……………………………………………………………sgk/35

……………………………………………………………………

II. Chính tả: ( 4 điểm)

Học sinh nghe - viết bài: Đi học vui sao – Tác giả: Phạm Anh Xuân- Giáo viên đọc cho học sinh viết đoạn từ: “Sáng nay…khéo tay”.

III. Tập làm văn: ( 6 điểm)

Viết đoạn văn ngắn (từ 6 đến 8 câu) nêu tình cảnh của em với thầy cô giáo hoặc một người bạn. sgk/81

Gợi ý: - Tình cảm của em với thầy cô hoặc bạn về: Hình dáng, tính tình, lời nói, việc làm,…

- Kỉ niệm đẹp giữa em với thầy cô hoặc bạn bè.

- Từ ngữ, câu văn thể hiện tình cảm của em với thầy cô hoặc bạn bè.

Đáp án đề thi Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo học kì 1

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I

MÔN: TIẾNG VIỆT – Lớp 3

NĂM HỌC 2023 - 2024

ĐÁNH GIÁ CHO ĐIỂM:

A/ PHẦN KIỂM TRA VIẾT:

I) Chính tả: 4 điểm

Đi học vui sao

Sáng nay em đi học

Bình minh nắng xôn xao

Trong lành làn gió mát

Mơn man đôi má đào.

Lật từng trang sách mới

Chao ôi là thơm tho

Này đây là nương lúa

Dập dờn những cánh cò.

Bao nhiêu chuyện cổ tích

Cũng có trong sách hay

Cô dạy múa, dạy hát

Làm đồ chơi khéo tay.

Phạm Anh Xuân

- Mỗi lỗi chính tả trừ 0,5 điểm

- Chữ viết không rõ ràng, sai độ cao, kích thước, khoảng cách, trình bày bẩn thì trừ toàn bài : 0.5 điểm

II) Tập làm văn: 6 điểm

Tùy theo mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết giáo viên có thể cho các mức điểm theo gợi ý sau:

- Điểm 4.5 - 5: Bài làm thực hiện đầy đủ theo yêu cầu (Học sinh có thể làm trên 5 câu) nội dung rõ ràng, dùng từ hay, chính xác, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ. Lỗi chung về từ ngữ, ngữ pháp, chính tả không đáng kể (1 đến 2 lỗi).

- Điểm 3.5 - 4 : Bài làm thực hiện đầy đủ theo yêu cầu ( Học sinh trả lời thiếu 1 câu) nội dung rõ ràng, dùng từ hay, chính xác, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ. Lỗi chung về từ ngữ, ngữ pháp, chính tả không đáng kể (3 đến 4 lỗi).

- Điểm 2 - 3: Bài làm thực hiện đầy đủ theo yêu cầu ( Học sinh trả lời thiếu 2 câu) nội dung rõ ràng, dùng từ chính xác, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ. Lỗi chung về từ ngữ, ngữ pháp, chính tả không đáng kể (5 đến 6 lỗi).

- Điểm 1,5 - 2: Bài làm thực hiện đầy đủ theo yêu cầu ( Học sinh trả lời thiếu 3 câu) nội dung rõ ràng, dùng từ chính xác, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ. Lỗi chung về từ ngữ, ngữ pháp, chính tả không đáng kể (7 lỗi trở lên).

- Điểm 0.5 - 1: Bài chưa đạt yêu cầu về nội dung cũng như hình thức, tuỳ theo mức độ sai sót GV trừ điểm cho phù hợp.

Tùy cách làm bài của học sinh, giáo viên cho điểm phù hợp với nội dung bài.

4. Đề kiểm tra cuối kì 1 Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo số 3

I. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

1. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.

- Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.

2. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)

Đọc đoạn văn sau:

AI ĐÁNG KHEN NHIỀU HƠN?

Ngày nghỉ, thỏ Mẹ bảo hai con:

- Thỏ Anh lên rừng kiếm cho mẹ mười chiếc nấm hương, Thỏ Em ra đồng cỏ hái giúp mẹ mười bông hoa thật đẹp!

Thỏ Em chạy tới đồng cỏ, hái được mười bông hoa đẹp về khoe với mẹ. Thỏ Mẹ nhìn con âu yếm, hỏi:

- Trên đường đi, con có gặp ai không?

- Con thấy bé Sóc đứng khóc bên gốc ổi, mẹ ạ.

- Con có hỏi vì sao Sóc khóc không?

- Không ạ. Con vội về vì sợ mẹ mong.

Lát sau, Thỏ Anh về, giỏ đầy nấm hương. Thỏ Mẹ hỏi vì sao đi lâu thế, Thỏ Anh thưa:

- Con giúp cô Gà Mơ tìm Gà Nhép bị lạc nên về muộn, mẹ ạ.

Thỏ Mẹ mỉm cười, nói:

- Các con đều đáng khen vì biết vâng lời mẹ. Thỏ Em nghĩ đến mẹ là đúng, song Thỏ Anh còn biết nghĩ đến người khác nên đáng khen nhiều hơn!

(Theo Phong Thu)

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

Câu 1: Ngày nghỉ, Thỏ Mẹ bảo hai con làm việc gì giúp mẹ ? (0,5 điểm)

  1. Thỏ Anh lên rừng hái hoa; Thỏ Em ra đồng kiếm nấm hương
  2. Thỏ Em kiếm mười chiếc nấm hương; Thỏ Anh hái mười bông hoa.
  3. Thỏ Anh kiếm mười chiếc nấm hương; Thỏ Em hái mười bông hoa.

Câu 2: Thỏ em làm gì khi đến đồng cỏ? (0,5 điểm)

  1. Chạy nhảy tung tăng trên đồng cỏ.
  2. Hái những bông hoa đẹp nhất.
  3. Hái được mười bông hoa đẹp nhất.

Câu 3: Vì Sao Thỏ Anh đi hái nấm về muộn hơn Thỏ em? (0,5 điểm)

  1. Vì Thỏ Anh đi đường xa hơn.
  2. Vì Thỏ Anh bị lạc đường.
  3. Vì Thỏ Anh giúp cô Gà Mơ tìm Gà Nhép bị lạc.

Câu 4: Vì sao Thỏ Mẹ nói Thỏ Anh đáng khen nhiều hơn? (0,5 điểm)

  1. Vì Thỏ Anh biết vâng lời mẹ.
  2. Vì Thỏ Anh biết vâng lời mẹ và còn biết nghĩ đến người khác.
  3. Vì Thỏ Anh hái được nhiều nấm hương.

Câu 5: Theo em, nếu Thỏ Em làm thêm việc gì nữa thì cũng sẽ được khen như Thỏ Anh? (1 điểm)

Theo em, nếu Thỏ Em làm thêm việc..................................................

..................................................................................................................

..................................................................................................................

Câu 6: Nhập vai Thỏ Anh: Em hãy viết lời cảm ơn gửi đến Thỏ mẹ sau lời khen về việc làm của mình. (1 điểm)

..................................................................................................................

..................................................................................................................

Câu 7: Dấu gạch ngang ở các câu trong đoạn văn được dùng để làm gì? (0.5điểm)

Công dụng dấu gạch ngang:..................................................................

...................................................................................................................

Câu 8: Nối đúng để được các cặp từ có nghĩa trái ngược nhau: (0.5 điểm)

A        B

a. xinh đẹp    1. sai

b. đúng     2. xấu xí

c. muộn    3. chê bai

d. run sợ    4. bình tĩnh

e. khen ngợi  5. sớm

Câu 9: Đặt một câu có sử dụng từ ngữ ở câu 8. (1 điểm)

..................................................................................................................

II. PHẦN KIỂM TRA VIẾT : (10 điểm)

1. Nghe – viết (4 điểm)

Cánh rừng trong nắng

Khi nắng đã nhạt màu trên những vòm cây, chúng tôi ra về trong tiếc nuối. Trên đường, ông kể về những cánh rừng thuở xưa. Biết bao cảnh sắc hiện ra trước mắt chúng tôi: bày vượn tinh nghịch đánh đu trên cành cao, đàn hươu nai xinh đẹp và hiền lành rủ nhau ra suối, những vạt cỏ đẫm sương long lanh trong nắng.

(Vũ Hùng)

2. Luyện tập (6 điểm)

Viết một bức thư ngắn gửi tới người thân để hỏi thăm và kể về việc học tập của em khi lên lớp Ba, trong thư có sử dụng từ ngữ về tình cảm gia đình.

Gợi ý:

  • Bức thư em viết cho ai?
  • Em hỏi thăm về điều gì? (về sức khỏe, công việc, gia đình,...)
  • Em kể về việc học tập của em khi lên lớp Ba như thế nào?
  • Em gửi lời chúc, lời hứa hẹn gì đến người thân đó?

Đáp án đề kiểm tra cuối kì 1 Tiếng Việt lớp 3 CTST

I. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

Câu 1: (0,5 điểm)

C. Thỏ Anh kiếm mười chiếc nấm hương; Thỏ Em hái mười bông hoa.

Câu 2: (0,5 điểm)

C. Hai được mười bông hoa đẹp nhất.

Câu 3: (0,5 điểm)

C. Vì Thỏ Anh giúp cô Gà Mơ tìm Gà Nhép bị lạc.

Câu 4: (0,5 điểm)

B. Vì Thỏ Anh biết vâng lời mẹ và còn biết nghĩ đến người khác.

Câu 5: (1 điểm)

Theo em, nếu Thỏ Em làm thêm việc: hỏi bé Sóc vì sao lại khóc để có thể giúp đỡ được cho Sóc thì cũng sẽ được khen như Thỏ Anh.

Câu 6: (1 điểm)

Ví dụ: Con cảm ơn mẹ ạ, con sẽ tiếp tục phát huy ạ!, Con cảm ơn mẹ đã dành lời khen cho con ạ!,...

Câu 7: (0.5 điểm)

Công dụng dấu gạch ngang: đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật.

Câu 8: (0.5 điểm)

a – 2; b – 1; c – 5; d – 4; e – 3

Câu 9: (1 điểm)

Ví dụ: Mẹ đi làm từ sáng sớm, Bạn Lan thật xinh đẹp và dịu dàng,...

B. KIỂM TRA VIẾT : (10 điểm)

1. Chính tả (4 điểm)

- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm):

● 0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.

● 0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.

- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm):

● Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm

● 2 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi;

● Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.

- Trình bày (0,5 điểm):

● 0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.

● 0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.

2. Luyện tập (6 điểm)

- Trình bày dưới dạng một bức thư gửi tới người thân của em để hỏi thăm và kể về việc học tập của em khi lên lớp Ba, câu văn viết đủ ý, có sử dụng từ ngữ về tình cảm gia đình, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm.

- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu.

.................

Tải Bộ Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 CTST về máy để xem tiếp nội dung

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
12 6.417
0 Bình luận
Sắp xếp theo