Bộ đề ôn tập cuối học kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt năm học 2023-2024
Bộ đề ôn tập cuối học kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt năm học 2023-2024 (Kèm đáp án) mà Hoatieu.vn giới thiệu sau đây gồm 18 bộ đề thi giúp các em học sinh tham khảo, chuẩn bị tốt cho kiểm tra định kì cuối học kì I môn Tiếng Việt sắp tới.
Lưu ý: Do nội dung bộ đề Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 1 rất dài, không thể show hết trong bài viết, mời các bạn tải file Bộ đề ôn tập cuối học kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt về máy để tham khảo chi tiết.
Đề thi cuối học kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt
1. Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 1 số 1
Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 1 phần đọc hiểu
1. Đọc hiểu và kiến thức Tiếng Việt: (6 điểm)
Dựa vào nội dung bài tập đọc: “Bạn nhỏ trong nhà” (Sách Tiếng Việt 3, tập 1, trang 107-108), em hãy khoanh trước ý trả lời đúng và thực hiện các câu hỏi còn lại theo yêu cầu:
Câu 1: Trong ngày đầu tiên về nhà bạn nhỏ, chú chó trông như thế nào?
a) Lông trắng, khoang đen, đôi mắt tròn xoe và loáng ướt.
b) Lông trắng, khoang vàng, đôi mắt tròn và loáng ướt.
c) Lông trắng, khoang đen, đôi mắt đen long lanh.
d) Lông trắng, khoang đen, đôi mắt tròn và đen láy.
Câu 2: Chú chó trông bài được bạn nhỏ đặt tên là gì?
a) Cún b) Cúp c) Cúc d) Búp
Câu 3: Bạn nhỏ gặp chú cún vào buổi nào và ở đâu?
a) Buổi sáng ở trong phòng.
b) Buổi trưa ở trong phòng.
c) Buổi chiều trên đường đi học về.
d) Buổi sáng trên đường đi học.
Câu 4: Chú chó có sở thích gì?
a) Thích nghe nhạc
b) Thích chơi bóng
c) Thích nghe đọc sách
d) Thích nghe đọc truyện
Câu 5: Chú chó trong bài biết làm những gì?
Câu 6: Qua câu chuyện này em có suy nghĩ gì về tình cảm giữ bạn nhỏ và chú chó.
Câu 7: Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu sau.
Bao năm rồi tôi vẫn không sao quên được vị thơm ngậy hăng hắc của chiếc bánh khúc quê hương.
Câu 8 : Câu nào dưới đây là câu nêu đặc điểm
a) Ông thường đưa đón tôi đi học mỗi khi bố mẹ bận.
b) Bà ơi, cháu yêu bà nhiều lắm!
c) Mỗi ngày trôi qua, ông đang già đi còn nó mạnh mẽ hơn
d) Mẹ em là bác sĩ.
Câu 9 : Cặp từ nào sau đây là cặp từ trái nghĩa
a) to - lớn
b) nhỏ - bé xíu
c) đẹp - xấu
d) to – khổng lồ
Câu 10: Tìm 2 từ chỉ hoạt động ở trường. Đặt 1 câu với 1 trong các từ vừa tìm được.
2. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
Giáo viên cho học sinh bốc thăm, sau đó các em sẽ đọc thành tiếng, (Mỗi học sinh đọc một đoạn hoặc cả bài trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3, tập 1 và trả lời câu hỏi do giáo viên chọn theo nội dung được quy định sau:
Bài 1: “Tạm biệt mùa hè” , đọc đoạn: “Đêm nay ....thật là thích.” (trang 38,39).
Bài 2: “Cuộc họp của chữ viết” đọc đoạn “Vừa tan học ... trên trán lấm tấm mồ hôi” (trang 62).
Bài 3: “Những chiếc áo ấm” đọc đoạn “Mùa đông .... cần áo ấm.” (trang 120).
Thời gian kiểm tra:
* Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt : 35 phút
* Đọc thành tiếng: Tùy theo tình hình từng lớp mà phân bố thời gian hợp lý để GV kiểm tra và chấm ngay tại lớp.
Hướng dẫn chấm điểm kiểm tra định kỳ cuối học kì 1 phần đọc hiểu
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN: TIẾNG VIỆT 3 ( ĐỌC HIỂU)
1. Đọc hiểu và kiến thức Tiếng Việt: (6 điểm )
Câu 1: a ( 0,5 điểm) Câu 2: b ( 0,5 điểm)
Câu 3: a ( 0,5 điểm) Câu 4: d ( 0,5 điểm)
Câu 5: d (0,5 điểm)
(Tùy theo câu trả lời câu trả lời của học sinh ghi từ 0 - 0,5 điểm).
( Gợi ý: Chú chó trong bài biết chui vào gầm giường lấy trái banh, lấy cho bạn nhỏ chiếc khăn lau nhà, đưa hai chân trước lên mỗi khi bạn nhỏ chìa tay cho nó bắt .)
Câu 6: (0,5 điểm)
(Tùy theo câu trả lời câu trả lời của học sinh ghi từ 0 - 0,5 điểm).
( Gợi ý: Qua câu chuyện này em có suy nghĩ về tình cảm giữ bạn nhỏ và chú chó Cúp là: đây là tình cảm đáng quý giữa bạn nhỏ và chú chó Cúp, chúng ta nên học tập bạn ấy..)
Câu 7: (0,5 điểm) ( Đặt đúng 1 chỗ ghi 0.25 điểm)
Bao năm rồi, tôi vẫn không sao quên được vị thơm ngậy, hăng hắc của chiếc bánh khúc quê hương.
Câu 8: c (0,5 điểm)
Câu 9: c (0,5 điểm)
Câu 10: (0.5 điểm) Tìm đúng 2 từ ghi 0,25 điểm, đặt đúng câu ghi 0,25 điểm
- Gợi ý : chạy, đọc, hát, vẽ, múa, viết.....
2. Đọc thành tiếng: ( 4 điểm )
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm.
- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.
Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 1 phần viết
BẢNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2023-2024
MÔN: TIẾNG VIỆT ( Viết ) - LỚP 3
Mạch kiến thức, kĩ năng | Số câu,số điểm và câu số | Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 | Tổng | |||
TN | TL | TN | TL | TN |
TL | |||
Viết chính tả | Số câu | 1 | 1 | |||||
Câu số | 1 |
| ||||||
Số điểm | 4 đ | 4đ | ||||||
Viết văn | Số câu | 1 | 1 | |||||
Câu số | 2 |
| ||||||
Số điểm | 6 đ | 6đ | ||||||
Tổng | Số câu |
|
|
| 1 |
| 1 | 2 |
Câu số |
|
|
| 1 |
| 2 |
| |
Số điểm |
|
|
| 4đ |
| 6đ | 10đ |
1. Chính tả: ( 20 phút)
Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: Tia nắng bé nhỏ ( Từ Nhà của Na đến đem nắng cho bà.) sách Tiếng Việt 3 - Tập 1 - Trang 97)
II.Tập làm văn ( 35 phút )
Em hãy viết đoạn văn tả ngôi nhà của mình ( từ 5 đến 7 câu)
* Gợi ý:
- Giới thiệu về ngôi nhà: Nhà của em ở đâu?
- Tả bao quát về ngôi nhà: về hình dáng, cảnh vật xung quanh.
- Tả đặc điểm ngôi nhà: Bên ngoài, bên trong.
- Nêu tình cảm của em đối với ngôi nhà.
Hướng dẫn chấm điểm kiểm tra định kỳ cuối học kì 1 phần viết
I.Chính tả nghe - viết (4 điểm) (20 phút)
- GV đọc cho HS viết, thời gian HS viết bài khoảng 15 phút.
- Tốc độ đạt yêu cầu: 1đ
- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 đ
- Viết đúng chính tả( không mắc quá 5 lỗi): 1 đ
- Trình bày đúng qui định, viết sạch đẹp: 1đ. ( có thể ngắt 0,5đ Trình bày - 0,5đ viết sạch đẹp)
Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn,…bị trừ 1 điểm toàn bài.
II.Tập làm văn (6 điểm) (35 phút)
+ Nội dung: 3 điểm
HS viết được đoạn văn tả ngôi nhà của mình
+ Kĩ năng: 3 điểm
Điểm tối đa cho kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1 điểm
Điểm tối đa cho kĩ năng dùng từ, đặt câu: 1 điểm
Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 1 điểm
2. Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2023-2024 số 2
Phần 1: Đọc hiểu
Đọc thầm bài văn sau và làm bài tập
CHUYỆN CỦA LOÀI KIẾN
Xưa kia, loài kiến chưa sống thành đàn. Mỗi con ở lẻ một mình, tự đi kiếm ăn. Thấy kiến bé nhỏ, các loài thú thường bắt nạt. Bởi vậy, loài kiến chết dần chết mòn. Một con kiến đỏ thấy giống nòi mình sắp diệt, nó bò đi khắp nơi, tìm những con kiến còn sót, bảo:
- Loài kiến ta sức yếu, về ở chung, đoàn kết lại sẽ có sức mạnh.
Nghe kiến đỏ nói phải, kiến ở lẻ bò theo. Đến một bụi cây lớn, kiến đỏ lại bảo:
- Loài ta nhỏ bé, ở trên cây bị chim tha, ở mặt đất bị voi chà. Ta phải đào hang ở dưới đất mới được.
Cả đàn nghe theo, cùng chung sức đào hang. Con khoét đất, con tha đất đi bỏ. Được ở hang rồi, kiến đỏ lại bảo đi tha hạt cây, hạt cỏ về hang để dành, khi mưa khi nắng đều có cái ăn.
Từ đó, họ hàng nhà kiến đông hẳn lên, sống hiền lành, chăm chỉ, không để ai bắt nạt.
Câu 1: Ngày xưa, loài kiến sống như thế nào? (0,5 điểm)
A. Sống lẻ một mình.
B. Sống theo đàn.
C. Sống theo nhóm.
Câu 2: Kiến đỏ bảo những kiến khác làm gì? (0,5 điểm)
A. Về ở chung, đào hang, kiếm ăn từng ngày.
B. Về ở chung, sống trên cây, dự trữ thức ăn.
C. Về ở chung, đào hang, dự trữ thức ăn.
Câu 3: Vì sao kiến đỏ bảo các loài kiến khác về ở chung, đào hang, dự trữ thức ăn? (0,5 điểm)
A. Vì kiến bé nhỏ, các loài thú thường bắt nạt
B. Vì loài kiến chết dần chết mòn gần hết
C. Vì kiến đỏ thấy giống nòi mình sắp diệt
Câu 4: Qua bài đọc, em thấy loài kiến là con vật như thế nào? (0,5 điểm)
----------------------------------------------------
Câu 5. Từ không cùng nghĩa với nhóm từ còn lại là: (0,5 điểm)
A. bố mẹ
B. cô giáo
C. phụng dưỡng
D. đùm bọc
Câu 6. Các thành ngữ nói về quê hương là: (0,5 điểm)
A. Chôn rau cắt rốn
B. Thức khuya dậy sớm
C. Non xanh nước biếc
D. Dám nghĩ dám làm
Câu 7. Trong câu “ Cá bám đầy trên mặt lưới, lấp lánh như ánh bạc”, sự vật được so sánh với nhau ở đặc điểm nào? (0,5 điểm)
A. mặt lưới
B. lấp lánh
C. ánh bạc
Câu 8. Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp (0,5 điểm)
- Vào ngày Tết trẻ em thường được mua quần áo mới được phát tiền mừng tuổi.
Câu 9. Tìm các từ chỉ hoạt động trong khổ thơ sau: (1 điểm)
Con trâu đen lông mượt
Cái sừng nó vênh vênh
Nó cao lớn lênh khênh
Chân đi như đập đất
- Từ chỉ hoạt động:..........................................................................................................
Câu 10. Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm (1 điểm)
1. Sẻ non rất yêu bằng lăng và bé Thơ.
..........................................................................................................................................
2. Chú cá heo đã cứu sống một phi công.
...........................................................................................................................................
II. Kiểm tra viết (10 điểm)
1.Nghe - viết bài: Mùa hoa sấu (Từ “Vào những ngày cuối xuân” đến “đang rơi như vậy” (TV3 tập 1/73) ( HS viết vào giấy ô li)
2. Tập làm văn (6 điểm): Viết đoạn văn từ 7 – 9 câu kể về tổ của em. (HS viết vào giấy ô li)
Đáp án đề ôn tập cuối học kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt
1. Đọc hiểu: 6đ
Câu 1: (0,5 điểm) A. Sống lẻ một mình.
Câu 2: (0,5 điểm) C. Về ở chung, đlỗ hang, dự trữ thức ăn.
Câu 3: (0,5 điểm) C. Vì kiến đỏ thấy giống nòi mình sắp diệt
Câu 4: (0,5 điểm) Qua bài đọc, em thấy loài kiến là con vật tuy nhỏ bé nhưng rất đoàn kết
Câu 5: (0,5 điểm): B. cô giáo
Câu 6. (0,5 điểm) Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm
A. Chôn rau cắt rốn
C. Non xanh nước biếc
Câu 7. (0,5 điểm) B. lấp lánh
Câu 8. (0,5 điểm) Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm
- Vào ngày Tết, trẻ em thường được mua quần áo mới, được phát tiền mừng tuổi.
Câu 9. (1 điểm): Mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm
- Từ chỉ hoạt động: đi, đập ( đất)
Câu 10. (1 điểm): Mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm. Câu không có dấu hỏi chấm trừ 0,25 điểm/ 1 câu
Con gì rất yêu bằng lăng và bé Thơ?
Chú cá heo làm gì?
3. Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Việt 3 năm 2024
4. Đề thi cuối kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt theo thông tư 27
Đề kiểm tra Tiếng Việt lớp 3 học kì 1 KNTT
I. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
1. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.
- Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.
2. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
Đọc đoạn văn sau:
NGƯỜI BẠN NHỎ, TÁC ĐỘNG LỚN
Vào một ngày trời nóng nực, sư tử mệt mỏi sau một ngày dài kiếm ăn, nó nằm ngủ dưới một gốc cây. Một chú chuột nhắt đi ngang qua, trông thấy sư tử ngủ say liền nhảy múa đùa nghịch trên lưng sư tử.
Sư tử tỉnh giấc, nó khá giận dữ và túm lấy chuột nhắt mắng:
- Con vật bé nhỏ kia, sao ngươi dám đánh thức chúa tế rừng xanh? Ta sẽ nghiền nát ngươi bằng móng vuốt của ta.
Chuột nhắt sợ hãi van xin:
- Xin ngài tha cho tôi, tôi sẽ không bao giờ quên ơn, tôi hứa sẽ trả ơn ngài vào một ngày nào đó.
Sư tử thấy buồn cười với lời van xin đó của chuột nhắt, nhưng nó cũng thấy tội nghiệp và thả cho chuột nhắt đi. Chuột nhắt mừng quá vội vã chạy đi.
Ít lâu sau, khi đang săn mồi trong rừng, sư tử vướng vào lưới của thợ săn. Nó không thể nào thoát được. Sư tử gầm lên kêu cứu vang động khắp khu rừng.
Bỗng chú chuột lần trước được sư tử tha mạng nghe thấy, nó vội chạy đến xem sao. Thấy sư tử mắc trong lưới, nó bảo: “Ông đừng lo, tôi sẽ giúp!”. Chuột lấy hết sức gặm đứt các dây lưới để sư tử chạy thoát. Lúc này, sư tử mới thấy rằng làm điều tốt cho người khác sẽ luôn được nhớ công ơn.
(Sưu tầm)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
Câu 1: Sư tử đã có thái độ như nào khi bị một chú chuột nhắt nhảy múa, đùa nghịch trên lưng nó? (0,5 điểm)
- Sư tử vui vẻ, đùa giỡn cùng chú chuột.
- Sư tử giận dữ, túm lấy chuột nhắt mắng.
- Sư tử buồn bã, kể chuyện với chuột.
Câu 2: Vì sao chú chuột nhắt lại sợ hãi van xin sư tử? (0,5 điểm)
- Vì bị dọa sẽ nghiền nát bằng móng vuốt của sư tử.
- Vì không cho chú về nhà với mẹ.
- Vì sẽ bị sư tử nhai nghiền nát.
Câu 3: Chuột nhắt đã van xin điều gì khiến sư tử thấy buồn cười và tội nghiệp mà thả nó đi? (0,5 điểm)
- Chuột nhắt sẽ làm nô lệ cho sư tử.
- Chuột nhắt sẽ dâng hết thức ăn cho sư tử.
- Chuột hứa sẽ trả ơn sư tử vào một ngày nào đó.
Câu 4: Chú chuột đã có hành động nào để giúp sư tử chạy thoát? (0,5 điểm)
- Chuột kêu cứu và được các bạn chuột khác đến giúp đỡ.
- Chuột nhờ bác gấu đến hù dọa thợ săn.
- Chuột gặm đứt các dây lưới.
Câu 5: Em có suy nghĩ gì về hành động, việc làm của chú chuột nhắt? (1 điểm)
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
Câu 6: Em rút ra bài học gì cho mình từ câu chuyện trên? (1 điểm)
....................................................................................................................
....................................................................................................................
...................................................................................................................
Câu 7. Tìm và viết lại từ ngữ chỉ sự vật trong câu sau: (0,5 điểm)
Sư tử gầm lên kêu cứu vang động khắp khu rừng.
Từ ngữ chỉ sự vật:.....................................................................................
Câu 8 . Tìm câu kể trong những câu dưới đây: (0,5 điểm)
- Con vật bé nhỏ kia, sao ngươi dám đánh thức chúa tế rừng xanh?
- Ông đừng lo, tôi sẽ giúp!
- Ta sẽ nghiền nát ngươi bằng móng vuốt của ta.
Câu kể:......................................................................................................
Câu 9. Viết một câu có từ chỉ đặc điểm của chú sư tử. (1 điểm)
..................................................................................................................
II. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Nghe – viết (4 điểm)
Ông ngoại
Ông chậm rãi nhấn từng nhịp chân trên chiếc xe đạp cũ, đèo tôi tới trường. Trong cái vắng lặng của ngôi trường cuối hè, ông dẫn tôi lang thang khắp các căn lớp trống. Ông còn nhấc bổng tôi trên tay, cho gõ thử vào mặt da loang lổ của chiếc trống trường. Tiếng trống buổi sáng trong trẻo ấy là tiếng trống trường đầu tiên, âm vang mãi trong đời đi học của tôi sau này.
(Theo Nguyễn Việt Bắc )
2. Luyện tập (6 điểm)
Viết đoạn văn (5 – 7 câu) kể về một lần mắc lỗi với người thân của em.
Gợi ý:
- Em đã mắc lỗi với ai trong gia đình? Đó là lỗi lầm gì?
- Vì sao em lại mắc lỗi đó?
- Em cảm thấy như thế nào khi gây ra lỗi lầm đó?
Đáp án đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 KNTT
I. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
Câu 1: (0,5 điểm)
B. Sư tử giận dữ, túm lấy chuột nhắt mắng.
Câu 2: (0,5 điểm)
A. Vì bị dọa sẽ nghiền nát bằng móng vuốt của sư tử.
Câu 3: (0,5 điểm)
C. Chuột hứa sẽ trả ơn sư tử vào một ngày nào đó.
Câu 4: (0,5 điểm)
C. Chuột gặm đứt các dây lưới.
Câu 5: (1 điểm)
Chú chuột nhắt là người có trách nhiệm, biết giữ lời hứa. Đó cũng là một phẩm chất cao đẹp mà chúng ta cần có.
Câu 6: (1 điểm)
Bài học: trong cuộc sống, khi làm được việc tốt cho người khác, chúng ta sẽ luôn được nhớ công ơn và đền đáp lại.
Câu 7: (0,5 điểm)
Từ ngữ chỉ sự vật: sư tử, khu rừng.
Câu 8: (0,5 điểm)
Câu kể: Ta sẽ nghiền nát ngươi bằng móng vuốt của ta.
Câu 9: (1 điểm)
Ví dụ: Chú sư tử dũng mãnh, uy nghiêm,...
B. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Chính tả (4 điểm)
- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm):
● 0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.
● 0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.
- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm):
● Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm
● 2 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi;
● Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.
- Trình bày (0,5 điểm):
● 0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.
● 0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.
2. Luyện tập (6 điểm)
- Viết được một đoạn văn từ 5 câu trở lên, kể về một lần mắc lỗi của em đối với người thân, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm.
- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu.
Đề thi học kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt CTST
KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HK I
NĂM HỌC 2023-2024
Môn: TIẾNG VIỆT( Đọc hiểu ) - LỚP 3
I. ĐỌC HIỂU
Bài đọc:
Tạm biệt mùa hè (233)
Đêm nay, Diệu nằm mãi mà không ngủ được vì háo hức chờ sớm mai đến lớp. Sau kì nghỉ hè, bạn bè gặp nhau sẽ có bao nhiêu chuyện vui để kể. Các bạn chắc chắn sẽ kể về những chuyến du lịch kì thú của mình: ra biển, lên núi, đến thăm những thành phố lớn,… Còn Diệu, Diệu sẽ kể với các bạn những gì nhỉ?
Mùa hè của Diệu đơn giản lắm. Chiều nào Diệu cũng theo mẹ đi các vườn thu hái quả, Hết chôm chôm lại đến bơ, sầu riêng,… Được đến nhiều mảnh vườn với vô vàn trái cây khác nhau thật là thích!
Mùa hè của Diệu là những lần đến nhà bà cụ Khởi ở cuối làng. Bà bị mù nhưng vẫn có thể làm hết mọi việc trong nhà. Bà đi không cần gậy dò đường. Diệu thường tỉ tê trò chuyện với bà. Bà là cả một kho chuyện thú vị.
Mùa hè của Diệu là những buổi ra chợ cùng mẹ. Khu chợ quê nghèo ấy thật giản dị mà gần gũi, thân quen. Diệu yêu những người cô, người bác tảo tần bán từng giỏ cua, mớ tép; yêu cả những người bà sáng nào cũng dắt cháu đi mua một ít kẹo bột, vài chiếc bánh mì,…
Tạm biệt mùa hè, mai Diệu sẽ bước vào năm học mới…
(Theo Vũ Thị Huyền Trang)
Đọc thầm bài đọc trên rồi khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng ở mỗi câu sau: ( 6 điểm )
Câu 1: ../ 0.5 đ | Vì sao trước đêm khai giảng Diệu nằm mãi không ngủ được? |
| A. Vì Diệu háo hức chờ sớm mai đến lớp. |
| B. Vì Diệu mong chờ được gặp các bạn. |
| C. Vì Diệu háo hức mặc quần áo mới. |
Câu 2: ../ 0.5 đ | Những việc Diệu đã làm vào mùa hè là: |
| A. Đi thu hái quả, đến chơi nhà cụ Khởi, cùng mẹ ra chợ. |
| B. Đi bắt cá, đến chơi nhà cụ Khởi, cùng mẹ ra chợ. |
| C. Diệu cùng mẹ dọn dẹp nhà cửa, cùng mẹ ra chợ. |
Câu 3: ../ 0.5 đ | Buổi chiều, Diệu thường theo mẹ đi đâu? |
| A. Theo mẹ ra đồng cấy lúa. |
| B. Theo mẹ đi các vườn thu hái quả. |
Câu 4: .../0.5 đ | C. Theo mẹ đi khắp các cánh đồng. Khi ở nhà cụ Khởi, Diệu đã làm gì? A. Diệu thường tỉ tê trò chuyện với bà. B. Diệu thường làm việc nhà giúp bà. C. Diệu thường nấu ăn cho cụ. |
Câu 5: .../1 đ | Mùa hè, em thường làm gì? |
| ……………………………………………………………… |
Câu 6: .../ 1 đ | Em đã làm gì để chuẩn bị cho năm học mới? |
| …………………………………………………………………… |
| …………………………………………………………………… |
Câu 7: ../ 0.5 đ | Dòng nào dưới đây gồm các từ ngữ chỉ đặc điểm? sgk35 |
| A. ổi, cây, nắng. |
| B. xanh, cao, ngắn. |
| C. về, tắm, bơi. |
Câu 8: ../ 0.5 đ | Những từ ngữ nào sau đây dùng để chỉ trẻ em? Sgk/42SS |
| A. Thanh niên, thiếu nhi, trẻ con |
| B. Nhi đồng, thiếu nhi, trẻ con |
| C. Trung niên, nhi đồng, thiếu niên |
Câu 9: .../ 1 đ | Đặt 1 câu theo mẫu “ Ai thế nào? ” để nêu đặc điểm của các sự vật? |
| ……………………………………………………………sgk/35 |
| …………………………………………………………………… |
II. Chính tả: ( 4 điểm)
Học sinh nghe - viết bài: Đi học vui sao – Tác giả: Phạm Anh Xuân- Giáo viên đọc cho học sinh viết đoạn từ: “Sáng nay…khéo tay”.
III. Tập làm văn: ( 6 điểm)
Viết đoạn văn ngắn (từ 6 đến 8 câu) nêu tình cảnh của em với thầy cô giáo hoặc một người bạn. sgk/81
Gợi ý: - Tình cảm của em với thầy cô hoặc bạn về: Hình dáng, tính tình, lời nói, việc làm,…
- Kỉ niệm đẹp giữa em với thầy cô hoặc bạn bè.
- Từ ngữ, câu văn thể hiện tình cảm của em với thầy cô hoặc bạn bè.
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I
MÔN: TIẾNG VIỆT – Lớp 3
NĂM HỌC 2023 - 2024
ĐÁNH GIÁ CHO ĐIỂM:
A/ PHẦN KIỂM TRA VIẾT:
I) Chính tả: 4 điểm
Đi học vui sao
Sáng nay em đi học
Bình minh nắng xôn xao
Trong lành làn gió mát
Mơn man đôi má đào.
Lật từng trang sách mới
Chao ôi là thơm tho
Này đây là nương lúa
Dập dờn những cánh cò.
Bao nhiêu chuyện cổ tích
Cũng có trong sách hay
Cô dạy múa, dạy hát
Làm đồ chơi khéo tay.
Phạm Anh Xuân
- Mỗi lỗi chính tả trừ 0,5 điểm
- Chữ viết không rõ ràng, sai độ cao, kích thước, khoảng cách, trình bày bẩn thì trừ toàn bài : 0.5 điểm
II) Tập làm văn: 6 điểm
Tùy theo mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết giáo viên có thể cho các mức điểm theo gợi ý sau:
- Điểm 4.5 - 5: Bài làm thực hiện đầy đủ theo yêu cầu (Học sinh có thể làm trên 5 câu) nội dung rõ ràng, dùng từ hay, chính xác, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ. Lỗi chung về từ ngữ, ngữ pháp, chính tả không đáng kể (1 đến 2 lỗi).
- Điểm 3.5 - 4 : Bài làm thực hiện đầy đủ theo yêu cầu ( Học sinh trả lời thiếu 1 câu) nội dung rõ ràng, dùng từ hay, chính xác, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ. Lỗi chung về từ ngữ, ngữ pháp, chính tả không đáng kể (3 đến 4 lỗi).
- Điểm 2 - 3: Bài làm thực hiện đầy đủ theo yêu cầu ( Học sinh trả lời thiếu 2 câu) nội dung rõ ràng, dùng từ chính xác, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ. Lỗi chung về từ ngữ, ngữ pháp, chính tả không đáng kể (5 đến 6 lỗi).
- Điểm 1,5 - 2: Bài làm thực hiện đầy đủ theo yêu cầu ( Học sinh trả lời thiếu 3 câu) nội dung rõ ràng, dùng từ chính xác, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ. Lỗi chung về từ ngữ, ngữ pháp, chính tả không đáng kể (7 lỗi trở lên).
- Điểm 0.5 - 1: Bài chưa đạt yêu cầu về nội dung cũng như hình thức, tuỳ theo mức độ sai sót GV trừ điểm cho phù hợp.
Tùy cách làm bài của học sinh, giáo viên cho điểm phù hợp với nội dung bài.
Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 1 Cánh Diều
................
Tải file về máy để xem trọn Bộ đề ôn tập cuối học kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt có đáp án kèm đề cương ôn thi.
Đây cũng là tài liệu hữu ích để giáo viên tham khảo ra đề ôn tập, kiểm tra cho các em HS lớp 3 theo chương trình mới. Trong quá trình tải file nếu có bất cứ thắc mắc gì, hãy liên hệ trực tiếp hoặc để lại ý kiến tại phần bình luận, HoaTieu sẽ giải đáp nhanh nhất có thể.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Phương Nga
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
-
Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em về cảnh vật quê hương lớp 3 (7 mẫu)
-
Kể lại một ngày em cảm thấy rất vui hay nhất 2024
-
Viết 3 - 4 câu tả đồ vật trong nhà hoặc ở lớp (88 mẫu)
-
Mẫu vở luyện viết từ vựng lớp 3-4-5
-
(Có đáp án) 5 Đề thi Tin học lớp 3 học kì 2 Chân trời sáng tạo 2024
-
Viết đoạn văn kể về một tiết học em thích lớp 2, 3 (23 mẫu hay nhất)
-
Đề ôn thi VioEdu lớp 3 Có đáp án 2024
-
(Có đáp án) Bài tập ôn hè Toán lớp 3 lên lớp 4 năm 2024
-
Bài tập cuối tuần Toán lớp 3 có đáp án (KNTT, CTST, CD)
-
Top 10 bài Kể về một buổi tập luyện của em hay nhất lớp 3
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Lớp 3
(Mẫu chuẩn) Đọc bài về hiện tượng tự nhiên (nắng, mưa, gió,…) và viết phiếu đọc sách theo mẫu
Viết 2-3 câu về hiện tượng mặt trời mọc và lặn theo hiểu biết của em
(Siêu hay) Viết lại một câu em đã nói với bạn. Sử dụng dấu ngoặc kép để đánh dấu câu đó
Viết đoạn văn giới thiệu ngôi nhà (căn hộ) thân thương của em (15 mẫu)
(Siêu hay) Viết đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) tả cuốn sách của em, trong đó có hình ảnh so sánh
Nội dung Sự tích loài hoa của mùa hạ