Tổng hợp tình huống sư phạm Tiểu học thường gặp và cách giải quyết
Là người giáo viên, đặc biệt là giáo viên Tiểu học thì việc tiếp cận và xử lý các tình huống sư phạm là điều rất quan trọng và cần thiết. Sau đây là Tổng hợp tình huống sư phạm Tiểu học thường gặp và cách giải quyết để các thầy cô tham khảo.
34 tình huống sư phạm Tiểu học thường gặp
Tình huống 1
Một học sinh trong lớp mà bạn đang chủ nhiệm có kết quả học tập thấp kém. Và bạn đã quyết định đến nhà học sinh để thông báo kết quả học tập của em đó cho gia đình biết và để phối hợp cùng giáo viên cũng như nhà trường nhằm cải thiện kết quả học tập của em. Thế nhưng khi đến nơi, bạn lại chứng kiến cảnh phụ huynh em học sinh đó lại đánh em ngay trước mặt giáo viên, nếu bạn ở trong tình huống này, bạn sẽ làm gì?
=> Đầu tiên cố gắng giảm bớt căng thẳng trong không khí gia đình, sau đó giải thích cho phụ huynh học sinh đó rằng bạn đến nhà để thông báo kết quả không tốt của em ấy không phải là để cho phụ huynh đánh con. Rồi nêu lý do mà bạn đến nhà đầu tiên là để thăm gia đình còn thứ 2 là để kết hợp cùng với gia đình nhằm giáo dục tốt cho em học sinh này, từ đó giúp em cố gắng vươn lên để đạt kết quả học tập cao hơn. Còn với cách giáo dục của gia đình, bạn cần nêu lên quan điểm như sau: ''Tôi thấy hành động này là không ổn. Mỗi lần như thế lại đánh em không những ảnh hưởng về thân thể mà nó còn ảnh hưởng rất lớn về mặt tâm lý của các em nữa. Vì vậy tôi mong gia đình cần tìm ra cách giáo dục khác tốt hơn, phù hợp với tâm lý của em để dạy bảo.''
Tình huống 2
Khi chấm bài kiểm tra hôm nay của học sinh, bạn cảm thấy bất ngờ vì có một trường hợp đột xuất, đó là bài làm của một học sinh có mức học trung bình yếu của lớp nhưng lại tốt đến kinh ngạc. Đến hôm trả bài nếu là bạn, bạn sẽ làm những gì trong tình huống này?
=> Điều đầu tiên mà bạn không thể bỏ qua đó chính là khen ngợi bài làm của học sinh đó trước lớp vì em ấy đã có cách làm hay và độc đáo. Song song với việc đó bạn cần khéo léo xem xét xem bài làm đó có thực sự là của em đó hay không bằng cách gọi em ấy có thể lên bảng nói cách chữa bài và nói về cách làm của mình để các bạn khác trong lớp cùng nhau học tập theo, việc đó còn có thể giúp em ấy chứng minh được sự tiến bộ của mình và làm sáng tỏ việc mà bạn đang băn khoăn. Chắc chắn lúc này sẽ xảy ra 2 trường hợp:
TH1: Em học sinh này nói một cách trơn tru và làm tốt mọi thứ mà bạn yêu cầu. Từ đó chứng minh được em đã thực sự tiến bộ
TH2: Em ấy lúng túng không nói rõ ràng được thì bạn cũng đừng vội phê bình em ấy ngay trước lớp, mà hãy làm điều này thật tế nhị có thể sau giờ học bạn nói chuyện riêng với em ấy. Và điểm đó bạn chưa nên ghi vội mà có thể để xem thời gian tới em ấy thể hiện thế nào.
Tình huống 3
Khi BGH phân công cho bạn chủ nhiệm một lớp. Sau khi nhận lớp, bạn cảm thấy không khí học tập và các phong trào của lớp rất trầm. Trong lớp rất ít khi học sinh phát biểu bài, có ngày chẳng có học sinh nào phát biểu, các hoạt động của lớp cũng không hang hái. Trước tình trạng này bạn cẩn làm gì để khuấy động phong trào của lớp mà mình chủ nhiệm?
=> Bạn cần tìm hiểu lý do vì sao các phong trào của lớp lại trầm như vậy. Sau khi đã tìm hiểu rõ được phần nào nguyên nhân thì sau đó hãy tiếp tục đưa ra hướng giải quyết. Chẳng hạn như:
Động viên khuyến khích tinh thần của các em khi làm được việc tốt.
Tổ chức thêm một số các hoạt động ngoại khóa, các trò chơi chung để các em em hòa đồng và năng động hơn
Cần có những khích lệ khi các học sinh tham gia các hoạt động của trường
Tổ chức thi đua giữa các nhóm trong lớp, biểu dương khen thưởng cho các học sinh và các nhóm.
Ngoài việc làm sôi nổi phong trào trong lớp thì các hoạt động như thế này còn làm siết chặt thêm tình bạn giữa các học sinh trong lớp nữa.
Tình huống 4:
Bạn vào lớp dạy khoảng 10 phút thì có một em học sinh đứng lên hốt hoảng nói với bạn rằng em mang tiền đi đóng quỹ lớp nhưng sau giờ ra chơi vào đã không thấy đâu. Nếu trong tình huống này, bạn sẽ xử lý như thế nào?
Hướng giải quyết
Điều đầu tiên mà bạn cần phải làm đó chính là trấn an học sinh đó để em không quá hốt hoảng và lo lắng. Sau đó bạn tiếp tục bài giảng của mình và vào cuối tiết học thì dành thời gian giải quyết vấn đề:
Trước tiên bạn nên khuyên học sinh đó xem lại thật kỹ tiền còn ở trong túi em hay không và có phải mất ở lớp thật không.
Nếu thật sự mất ở lớp, bạn cần giữ cho mình một thái độ điềm tĩnh, ôn tồn để nói chuyện với các em học sinh trong lớp: bạn động viên tinh thần tự giác của các em trước, rồi giải thích cho học sinh và mở ra nhiều hướng cho em nào đã trót lấy tiền của bạn có cơ hội trả lại mà không ai biết mình đã lấy.
Nếu có học sinh trong lớp lấy thì bạn không nên mạt sát học sinh mà hãy tế nhị yêu cầu học sinh đó gặp riêng cô giáo để giải quyết.
Hãy đưa ra lời khuyên đối với học sinh làm mất tiền, với học sinh lấy tiền của bạn và toàn bộ học sinh trong lớp.
Tình huống 4:
Bạn là giáo viên chủ nhiệm đang cùng với một số em học sinh ñến thăm nhà một em học sinh nghỉ học mấy hôm nay đến ngõ thì nghe phụ huynh học sinh nói vọng to ra: "Thầy nào dạy mày mà mày ngu thế? Bạn xử lý tình huống này như thế nào?
=> Vẫn vào nhà thăm em học sinh đó bình thường. Vì đó là một câu cửa miệng chứ không có ý đồ gì. Và đó có thể là do văn hóa của vị phụ huynh. Là giáo viên thì phải làm sao mà không thẹn với lòng mình là được, đừng để cái tôi của mình lớn quá.
Tình huống 5:
Có một lần vì có việc đột xuất nên bạn đã đến muộn 5 phút. Khi bước đến cửa lớp bạn nghe rõ tiếng học sinh trong lớp đang reo hò vì tưởng cô giáo không đến dạy. Gặp tình huống này bạn xử lí như thế nào ?
=> Bạn vào lớp, xin lỗi các em về việc mình đã đến muộn đồng thời cũng nhẹ nhàng nhắc nhở học sinh về thái độ vừa rồi của các em và nhanh chóng bắt đầu bài giảng.
Tình huống 6:
Ở lớp 4A có phong trào thi đua "Giữ vở sạch, viết chữ đẹp" đã được học sinh nhiệt tình hưởng ứng. Sau khi kiểm tra bài cũ, cô giáo ghi đầu bài của tiết học lên bảng, em Dũng cặm cụi, cẩn thận ghi đầu bài vào vở sạch sẽ.
Bỗng cô giáo phát hiện ra mình ghi nhầm nên xóa đi viết lại. Em Dũng cảm thấy bực bội xé ngay trang vở vừa viết và càu nhàu nói " Viết như vậy mà cũng viết" Cô giáo nghe thấy, ở vào tình huống này bạn xử lí như thế nào?
=> Nhận sự sơ suất của mình trước các em, nhưng cũng đồng thời phân tích cho các em hiểu về sai sót trong việc xé vở của em Dũng để rút kinh nghiệm và nói cho các em hiểu rằng trong cuộc sống đôi khi mọi người cũng mắc lỗi lầm.
Tình huống 7:
Khi bạn bước vào lớp cả lớp đứng lên rất ngay ngắn chào cô giáo. Nhưng khi nhìn xuống dưới lớp bạn phát hiện có một học sinh vẫn ngồi. Trước tình huống đó bạn sẽ xử lí như thế nào ?
=> Cho học sinh ngồi xuống và đi đến chỗ học sinh để tìm hiểu nguyên nhân vì sao em học sinh đó không thể đứng dậy chào cô như các bạn. Nếu không thấy học sinh trình bày được lí do chính đáng thì nghiêm khắc yêu cầu em đó lần sau phải đứng dậy và có ý thức khi cô giáo vào lớp.
Tình huống 8:
Khi đến một gia đình học sinh với mục đích phối hợp giáo dục em A là một học sinh học kém và thiếu ý thức kỷ luật, nhưng gia đình em lại nói: “Nếu thầy cô không dạy được nó thì để tôi cho nó chuyển trường hoặc cho nó nghỉ học luôn cũng được”. Bạn phải xử lý thế nào?
=> Trao đổi với gia đình và tìm hiểu nguyên nhân, về phía nhà trường, giáo viên chủ nhiệm sẽ nhận trách nhiệm cố gắng và quan tâm giúp đỡ em học tập tiến bộ hơn, đồng thời đề nghị với gia đình tạo điều kiện và động viên em chăm chỉ học hành.
Tình huống 9:
Trong lớp bạn chủ nhiệm có một học sinh học rất kém, lại thường xuyên đi học muộn, trong giờ học lại thường ngủ gật, không chú ý nghe giảng. Khi bạn đến gặp phụ huynh của em ấy nhằm trao đổi về tình hình học tập của em và muốn phối hợp với gia đình để giúp đỡ em học tốt thì mẹ của em lại xin cho con thôi học. Lý do là vì bố em mất sớm, em lại có em nhỏ, mẹ em muốn xin cho em thôi học, ở nhà trông em để mẹ đi bán hàng kiếm tiền nuôi các con.
=> Trao đổi thêm với phụ huynh học sinh, động viên gia đình tạo điều kiện cho em học tiếp. Phối hợp với hội phụ huynh của lớp, trường và địa phương để giúp đỡ gia đình em vượt qua khó khăn.
Tình huống 10:
Trong giờ ra chơi có em học sinh trong lớp đùa nhau đã vô tình ném đất vào người cô giáo T và để lại một vết bẩn trên áo. Nếu là cô giáo T, bạn sẽ xử sự thế nào?
=> Tự tay gột sạch vết bẩn và yêu cầu học sinh phải cẩn thận, chú ý hơn trong khi chơi, không nên chơi trò ném đất vào nhau , vì trước sau cũng sẽ có người bị như cô.
Tình huống 11:
Sau cuộc họp giáo viên toàn trường, do tranh luận một vấn đề nào đó mà hai giáo viên A và B căng thẳng với nhau trong văn phòng. Bỗng có một em học sinh đến xin gặp cô giáo chủ nhiệm là giáo viên A. Nếu là giáo viên A, trong hoàn cảnh ấy bạn sẽ xử sự như thế nào?
=> Dừng cuộc tranh luận và hẹn với giáo viên B là sẽ tiếp tục tranh luận vào một dịp khác. Sau đó quay sang hỏi em học sinh với thái độ điềm tĩnh, coi như không có chuyện gì cả.
Tình huống 12:
Một em học sinh rất hay đi muộn. Gia đình học sinh đó có hoàn cảnh khó khăn. Là giáo viên chủ nhiệm , anh (chị) sẽ làm gì?
=> Đến gia đình học sinh đó để tìm hiểu hoàn cảnh của gia đình học sinh.Sau đó bàn bạc với lớp tìm cách giúp đỡ em học sinh đó.
Tình huống 13:
Em Hoàng là một học sinh khá trong lớp, nhưng vì hoàn cảnh gia đình gặp khó khăn về kinh tế, phụ huynh học sinh đó đã đến gặp giáo viên chủ nhiệm trình bày hoàn cảnh để xin cho em học sinh đó nghỉ học.Nếu là giáo viên chủ nhiệm lớp đó, anh (chị) xử lí như thế nào?
=> Tìm hiểu hoàn cảnh qua việc đi thăm gia đình học sinh , sau đó đề nghị với BGH nhà trường, Ban đại diện cha mẹ HS xem xét, tìm cách giải quyết để em học sinh đó vẫn tiếp tục đi học
Tình huống 14:
Ở lớp anh (chị) chủ nhiệm, có một học sinh bị lưu ban. Phụ huynh của em đó đã đến nhà bạn xin bạn cho con họ được lên lớp. Anh (chị) sẽ xử lí như thế nào?
=> Giải thích cho phụ huynh biết tác hại của việc cho con họ lên lớp trong khi kiến thức của em học sinh đó còn thiếu hụt nhiều, đồng thời cũng nêu lợi ích của việc để con họ học lại là nhằm bù lấp những kiến thức còn trống trong năm học vừa qua.
Tình huống 15:
Trong giờ thể dục của thầy giáo An . Một học sinh không may bị gãy tay khi tập. Bố mẹ của học sinh đó đe doạ thầy giáo An vì họ cho rằng tất cả là do thầy giáo. Nếu anh (chị) là thầy giáo An thì sẽ xử lí như thế nào?
=> Giải thích với phụ huynh rằng, hậu quả đáng buồn này là nằm ngoài ý muốn nên mong phụ huynh thông cảm cho giáo viên.
Tình huống 16:
Bạn là GVCN ở trường vùng bản. Lớp bạn chủ nhiệm thường xuyên có tỷ lệ chuyên cần thấp. Bạn sẽ làm gì?
=> Hướng xử lý
- Tìm hiểu nguyên nhân thông qua thực tế phụ huynh.
- Cần phối hợp với PHHS để động viên HS đi học chuyên cần.
- Báo cáo ngay với nhà trường để có biện pháp giải quyết.
Tình huống 17:
Anh (chị) là giáo viên trẻ vừa ra trường về làm giáo viên chủ nhiệm một lớp. Lớp này rất nghịch và có một em làm đầu trò. Hôm anh (chị) vào nhận lớp, em đầu trò định giương súng cao su bắn vào anh (chị). Anh (chị) sẽ giải quyết bằng cách nào?
=> Gặp gỡ riêng em học trò đó để khuyên bảo. Nếu thấy em đó có chuyển biến tốt thì khuyến khích kịp thời. Nếu không thì giáo viên phải kết hợp với phụ huynh để cùng giáo dục.
Tình huống 18:
Khi mới nhận chủ nhiệm, trong ngày đầu ra mắt với học sinh cả lớp, các em đề nghị cô giáo hát tặng cả lớp 1 bài nhưng bạn lại không có năng khiếu trong lĩnh vực này. Bạn sẽ xử lí như thế nào?
=> “Cô hát không hay nên mong các em thông cảm. Nhưng bây giờ cô sẽ cùng hát với các em cho không khí vui vẻ”, rồi đề nghị bạn quản ca bắt nhịp cho cả lớp hát tập thể.
Tình huống 19:
=> Đang đi lại giảng bài cho học sinh lớp 5, bỗng bạn hụt bước khi bước lên bục giảng và đế giày cao gót của bạn bị gãy. Bạn xử lí thế nào?
=> Đi xuống cuối lớp đưa đôi giày của mình cho một em nào đó để chân, còn mình mượn em đó đôi dép rồi đi lên giảng tiếp. Cuối giờ trả lại dép cho học sinh ñó.
Tình huống 20:
Một cô giáo đang giảng bài rất say sưa, nhưng khi quay mặt về phía bảng, cô giáo bỗng bị một phát súng cao su bắn từ dưới lớp lên. Cô giáo đã biết người bắn là ai. Nếu là cô giáo trong trường hợp này, bạn sẽ xử lí như thế nào?
=> Giảng bài bình thường, coi như không có chuyện gì xảy ra, cuối giờ gặp riêng học sinh đó để biết lí do tại sao lại làm như vậy. Nếu học sinh đó cố ý thì nghiêm khắc nhắc nhở em đó trong giờ học cần tập trung nghe giảng. Không nên nghịch ngợm làm ảnh hưởng đến bản thân và người khác.
Tình huống 21:
Ở lớp bạn chủ nhiệm có học sinh hay gây gổ với các bạn, lực học lại quá yếu. Một hôm em dũng cảm cùng người khác bắt được kẻ gian. Bạn đánh giá thế nào về hành động này?
=> Coi đây là hành vi tốt nên đã kịp thời khen em trước lớp, đề nghị nhà trường khen và thông báo về gia đình.Từ đó giáo viên thuyết phục, khuyến khích học sinh chăm học để có kiến thức sau này làm ñược nhiều việc tốt giúp mọi người.
Tình huống 22:
Trong khi đang giảng bài, có một học sinh nói nhại lại lời nói của bạn. Trước tình huống đó, bạn xử lí thế nào?
=> Tạm dừng bài giảng, mắt hướng về phía em học sinh đó nói nhẹ nhàng để cả lớp nghe thấy: “điều em nói là thừa vì các bạn trong lớp nghe thầy (cô) giảng hơn là nghe em nói”.
Tình huống 23:
Đầu năm học nhà trường tổ chức khảo sát chất lượng đầu năm. Khi phát hết bài kiểm tra cho học sinh cả lớp , đang quay lên bàn GV để ghi điểm vào sổ thì thấy em Tuấn đứng dậy cầm bài kiểm tra vò lại và vứt lên trên bục giảng. Nếu là bạn, bạn sẽ xử lí như thế nào?
=> Giáo viên đến nhặt bài kiểm tra đó lên , đặt lên bàn và vuốt cho phẳng rồi nói với em Tuấn cùng cả lớp: “Bài kiểm tra này không có tội, đúng không các em?
Trước khi làm gì, các em nên suy nghĩ thật kỹ. Tuấn à! em tưởng rằng cô không buồn khi bài kiểm tra của em điểm kém ư? Mặc dù, tuy rất buồn nhưng cô tin rằng đó là động lực để giúp em học tốt hơn. Cô tin vào khả năng của em. Em hãy cầm lại bài kiểm tra này và xem lại những gì mình làm sai, rồi cuối buổi học hôm nay trả lại bài kiểm tra cho cô cũng được . Em hãy cố gắng lên. Cô không giận em đâu”.
Tình huống 24:
Một ngày giữa tuần học, thầy giáo chủ nhiệm đến lớp, điểm danh thấy em Hồ Văn Phe không có mặt tại lớp. Giáo viên liền tức tốc đi gọi. Đến giữa bản thấy em Phe đang chơi với chúng bạn ở đó, giáo viên gọi, em bảo rằng "Bố cho ở nhà chăn bò". Giáo viên cảm thấy có chút nghi ngờ nên đã đến gặp phụ huynh (nhà ở cuối bản), phụ huuynh trả lời rằng "Không cho như vậy, bố đã bảo nó đi học rồi mà".
Quay lại chỗ Phe chơi thì em đã không có mặt ở đó. Là giáo viên chủ nhiệm bạn phải làm gì?
=> Chấp nhận buổi học đó không có Phe vì thời gian lên lớp đã đến và mình còn các học sinh khác đang chờ. Sau giờ học đến ngay nhà Phe để gặp phụ huynh trao đổi cùng phối hợp động viên học sinh đến trường. Khi Phe đến lớp giáo viên quan tâm giúp đỡ Phe nhiều hơn ñể Phe thích thú hơn trong học tập, bên cạnh đó tích cực tổ chức những trò chơi tập thể vui nhộn để các em thư giãn sau mỗi giờ học, thích thú đến lớp.
Tình huống 25:
Đang trong giờ học, Long đứng dậy thưa:
- Thưa cô, bạn Hoà lấy bút của em ạ!
- Thưa cô, em không lấy. Hoà trả lời.
- Chính mắt em nhìn thấy ngòi bút của em nằm trong hộp bút của bạn ấy. Long khẳng định. Vậy anh (chị) sẽ xử lý như thế nào?
=> Giáo viên nhẹ nhàng hỏi Hoà có nhặt được bút của bạn mà chưa kịp trả lại không? Cô tuyên dương các em nhặt được của rơi trả lại người mất và khen những em có tính tự giác.
Nếu học sinh không tự giác thì vào cuối buổi học, GV cho cả lớp ở lại và tiến hành kiểm tra toàn lớp (để tránh trường hợp Hoà không phải là thủ phạm như vậy sẽ không ảnh hưởng tới tâm lí của học sinh). Lúc này khi đã tìm được học sinh lấy bút của bạn Long thì GV cần nhắc nhở học sinh đó một cách nhẹ nhàng, tình cảm mang tính giáo dục.
Giáo viên có thể nói: Cô rất buồn với hành động của em vì em đã không dũng cảm nhận lỗi để trả lại bút cho bạn. Từ nay trở đi, em hãy hứa với cô và cả lớp lần sau em sẽ tuyệt đối không tái phạm nữa, đây là một bài học để cho cả lớp ta đáng ghi nhớ.
Tình huống 26:
Trống báo hiệu giờ vào lớp sinh hoạt 15 phút đầu giờ. Tôi bước vào lớp không khí lớp ồn ào không như những buổi sinh hoạt trước. Các em đứng dậy chào giáo viên , có tiếng khóc dưới lớp. Tôi cho các em ngồi xuống, tôi hỏi em H vì sao em khóc? Em thưa cô, mẹ em cho tiền đi nộp tiền bảo hiểm em cất trong cặp giờ chơi vào em không tìm thấy tiền đâu cả. Nói xong, em lại tiếp tục khóc. Là giáo viên chủ nhiệm lớp trong tình huống như vậy bạn xử lý thế nào?
=> Trước hết giáo viên động viên em bị mất tiền bình tĩnh để cùng tìm cách giải quyết. Giáo viên hỏi sáng nay em đi học có nhớ là đã mang tiền đi theo không, số tiền là bao nhiêu? Em nên kiểm tra lại trong cặp và trong bàn xem thử có không?
Sau đó giáo viên nói với cả lớp nếu em nào thấy bạn đánh rơi tiền có nhặt được của bạn mà chưa kịp trả lại thì các em hãy trả lại cho bạn. Nếu các em không muốn trực tiếp đưa cho bạn thì cuối buổi này em có thể đưa lại cho cô. Với tinh thần "nhặt được của rơi trả lại người đánh mất" đó là phẩm chất tốt của người học sinh và cũng là điều các em cần học tập. Cô đánh giá cao sự trung thực của các em. Qua những điềucô vừa nói, cô tin rằng các em sẽ trả lại bạn số tiền nhặt được.
Tình huống 27:
Bạn Sơn mắc khuyết điểm, cô giáo chủ nhiệm yêu cầu Sơn mời bố mẹ đến gặp, Sơn đã nhờ người khác thay thế bố mẹ mình tới gặp cô giáo. Khi “phụ huynh giả” và Sơn vừa tới trường gặp giáo viên thì cô giáo phát hiện ra ngay. Sơn đã thanh minh: Em sợ bố tới gặp cô rồi bắt em nghỉ học luôn. Là giáo viên chủ nhiệm, bạn sẽ xử lí như thế nào?
=> Bình tĩnh ân cần và nói với học sinh: Em hiểu nhầm rồi, cô cho mời bố mẹ tới không phải để bố mẹ bắt em phải nghỉ học, mà là để giúp em tiến bộ. Nếu em không muốn bố phải tới trường vì mình thì em phải quyết tâm sửa chữa khuyết ñiểm nhé. Cô đảm bảo là bố mẹ sẽ không bắt em nghỉ học đâu.
Em mời người khác thay thế bố mẹ mình là sai rồi. Sau đó nói với "phụ huynh giả": Chúng ta là người lớn, cần gương mẫu, không nên tiếp tay, ủng hộ những hành vi dối trá của con em.Chắc bác cũng có nỗi buồn như tôi nếu con tôi hoặc con bác cũng có những hành vi tương tự.
Tình huống 28:
Trong lớp bạn chủ nhiệm có một học sinh ở lại lớp. Đầu năm tập trung học sinh, không thấy học sinh đó đi học. Bạn đến gặp phụ huynh của em ấy nhằm trao đổi về tình hình học tập của em và muốn phối hợp với gia đình để giúp đỡ em học tốt hơn thì bố của em lại xin cho con thôi học. Lý do vì em quá dại, không được khôn như các bạn cùng lớp, học rất kém, học trước quên sau, thích gì làm nấy. Phụ huynh nói: Tôi theo dõi cháu học cả ba tháng hè mà cháu không tiếp thu nổi, nay tôi xin cô cho cháu ở nhà. Trước tình huống này, bạn phải làm gì để giúp đỡ cho học sinh?
=> Trước hết, động viên gia đình tạo điều kiện cho em đến lớp; tìm hiểu xem nguyên nhân có phải em thuộc đối tượng trẻ khuyết tật về trí tuệ,....?
Sau đó giải thích cho phụ huynh rõ trẻ em có quyền được học tập và vui chơi. Mặc dù em không được khôn như các bạn cùng lớp. Nhưng nghỉ học lúc này sẽ làm mất đi cơ hội được đào tạo, trang bị mọi kiến thức để em ấy đối mặt với cuộc sống sau này, và chắc chắn em ấy cũng sẽ không có cơ hội để sau này có được việc làm tốt, tương lai không thể rộng mở.
Ở nhà trong độ tuổi này không làm được việc gì ngược lại có thể làm cho học sinh buồn chán, thậm chí chơi bời, lêu lổng. Động viên gia đình cho em cố gắng học hết bậc tiểu học rồi học hết bậc Trung học cơ sở. Sau đó sẽ đi học một nghề nào đó để em ấy có thể tự kiếm sống, tự lập, giúp đỡ mẹ và các em.
Nếu em thuộc đối tượng học sinh khuyết tật (thiểu năng trí tuệ,…) qua việc xác nhận từ gia đình, y tế, địa phương,.. thì cần lập kế hoạch và hồ sơ cá nhân của em để phối hợp cùng gia đình giáo dục, theo dõi, đánh giá sự tiến bộ của em..
Tình huống 29:
Trong năm học vừa qua, khi chấm bài kiểm tra học kỳ xong, bạn đọc điểm cho học sinh. Sáng hôm sau, có phụ huynh đến thắc mắc vì sao con tôi làm bài đúng mà cô chấm chỉ được 6 điểm . Nếu bạn gặp tình huống như vậy bạn sẽ xử lý như thế nào?
=> Nhẹ nhàng giải thích cho phụ huynh rõ việc chấm bài kiểm tra học kỳ là theo sự phân công của lãnh đạo trường. Một bài làm của học sinh có hai giáo viên chấm và có sự thống nhất điểm.
Đồng thời, khẳng định là chắc chắn không có sự nhầm lẫn chấm sai bài làm của học sinh. Tôi hứa với phụ huynh sau buổi dạy này sẽ đến gặp lãnh đạo trường xin xem lại bài kiểm tra và báo kết quả vào sáng ngày mai cho phụ huynh học sinh rõ.
Sau buổi dạy, tôi đến gặp lãnh ñạo trường. Xin xem lại bài kiểm tra của em học sinh đó và xin lại đáp án .Chấm lại bài cho học sinh xem và đề nghị em về báo lại cho phụ huynh biết là các thầy cô giáo chấm đúng. Nhắc nhở em học sinh lần sau có gì thắc mắc cần báo với cô giáo giải quyết trước khi báo với gia đình, đây cũng là bài học cho toàn thể các em học sinh trong lớp.
Tình huống 30:
Trống điểm báo giờ vào học, lãnh đạo trường báo sáng nay dự giờ đột xuất tại lớp nhưng các em trực nhật chưa làm vệ sinh xong, bàn ghế chưa ngay ngắn, lãnh đạo trường đứng chờ dự giờ. Nếu bạn gặp tình huống như vậy bạn sẽ xử lý như thế nào?
=> Đến gặp lãnh đạo xin thông cảm vào dự giờ muộn vài phút để cho học sinh làm trực nhật sạch sẽ, xếp bàn ghế ngay ngắn rồi mới vào dạy, thời gian chậm tôi sẽ dạy bù cuối buổi. Rồi nói với lớp: Đây là lỗi của tổ trực nhật, việc các bạn làm trực nhật chưa kịp thời cô sẽ nhắc nhở sau. Còn bây giờ , cô đề nghị các em mỗi người một tay chúng ta cùng làm cho nhanh để kịp giờ vào học.
Cuối buổi học tôi ñề nghị cả lớp ngồi lại nhắc nhở tổ trực nhật lần sau cần đi sớm và làm tốt việc trực nhật. Cô mong từ nay về sau lớp ta không có trường hợp như vậy lặp lại nữa. Đây cũng là bài học trong công tác chủ nhiệm lớp về vấn đề nhắc nhở học sinh hàng ngày và cũng là nhắc nhở bản thân trong công tác chủ nhiệm lớp giáo viên cũng cần đến sớm hơn để quán xuyến nhắc nhở các em.
Tình huống 31:
Trong khi chấm bài kiểm tra, bạn thấy có một trường hợp học sinh mức học chỉ ở mức độ trung bình nhưng bài kiểm tra xuất sắc. Với trường hợp như vậy giờ trả bài kiểm tra bạn xử lý như thế nào?
=> Khen ngợi em đó có nhiều cố gắng trong học tập và mời em đó lên bảng trình bày lại cho cả lớp nghe.
Nếu bài làm tốt thì cần tuyên dương về sự có gắng của em đó, nếu không làm được thì khuyên em cần cố gắng hơn nữa và nhắc nhở cả lớp cần có tính trung thực trong học tập, nhất là trong kiểm tra.
Tình huống 32:
Trong giờ học, giáo viên đang say sưa giảng bài mới thì có một học sinh mất trật tự. Nếu là giáo viên trên, bạn xử lý như thế nào?
=> Dừng giảng bài trong giây lát, nhìn về phía nhóm có học sinh mất trật tự. Chờ lớp im lặng rồi tiếp tục giảng bài. Cuối buổi học gặp riêng em học sinh đó để nhắc nhở.
Tình huống 33:
Ngày hôm trước lớp bạn có tổ chức cho học sinh đi tham quan. Ngày hôm sau 3 học sinh vắng học mà không xin phép. Bạn sẽ xử lý thế nào?
=> Cho học sinh học bình thường. Cuối buổi học giáo viên đến những gia đình học sinh vắng học tìm hiểu lý do. Nếu những em đó bị ốm thì động viên giúp học sinh mau chóng lành bệnh. Khi học sinh đến lớp, giáo viên nhắc nhở các em lần sau vắng học phải có giấy xin phép để đảm bảo nội quy lớp học.
Tình huống 34:
Có một học sinh bỏ tiết liên tục, đặc biệt vào giờ toán. Cô chủ nhiệm đề nghị em tới gặp cô và hỏi lí do. Học sinh trả lời: Do em không hiểu bài, nên chán không muốn học. Là chủ nhiệm bạn sẽ xử lí thế nào?
=> Thông cảm, động viên khuyên nhủ học sinh và trao đổi với giáo viên bộ môn, gia đình và tập thể lớp để có kế hoạch giúp đỡ, phụ đạo...
Mời các bạn tham khảo các mẫu đơn khác trong mục Biểu mẫu.
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
Tổng hợp tình huống sư phạm Tiểu học thường gặp và cách giải quyết
429,5 KB 25/06/2020 4:08:00 CHTải xuống định dạng .Doc
332 KB 25/06/2020 4:03:39 CH
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27