Mẫu đơn giải trình về việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản 2024

Tải về

Mẫu đơn giải trình về việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản là mẫu đơn được cá nhân lập ra và gửi tới cơ quan công an để giải trình về việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Mẫu đơn nêu rõ thông tin người giải trình, nội dung giải trình, thời gian giải trình,... Hoatieu.vn mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về mẫu đơn chuẩn tại đây.

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là một hình thức phạm tội ngày càng phổ biến, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho nạn nhân. Các đối tượng lừa đảo thường sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi, lợi dụng sự cả tin của người khác để chiếm đoạt tài sản. Khi phát hiện hành vi này các bạn có thể gửi đến tố giác đến cơ quan có thẩm quyền bằng biểu mẫu do Hoatieu.vn cung cấp tại đây:

1. Mẫu đơn giải trình về việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản 2024

Mẫu đơn giải trình về việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Với mẫu đơn giải trình về việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản đơn giản dưới đây các bạn có thể tải về MIỄN PHÍ file Word, PDF theo đường liên kết trong bài viết, sau đó in ra để viết tay hoặc trực tiếp trên trang mẫu dưới đây để bố sung thêm các thông tin cần thiết, phù hợp với mục đích sử dụng của mình.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------o0o------

..............., ngày..... tháng..... năm.........

ĐƠN GIẢI TRÌNH
(Về việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản)

Kính gửi: Cơ quan công an huyện/Quận.................................

Tên tôi là:...........................................................................................................................

CCCD/CMND số:........................... Cấp ngày:..................... Nơi cấp:...............................

Hộ khẩu thường trú:...........................................................................................................

Nơi ở hiện nay:..................................................................................................................

Hiện tại tôi đang công tác tại:..................................................... Chức vụ:.......................

Nội dung giải trình:

Ngày...... tháng....... năm.............., tôi được Quý cơ quan thông báo về việc anh/chị ....................... số CCCD/CMND ...................... do Công an thành phố............................... cấp ngày: ......../........./................ Hiện đang cư trú tại ................................................... gửi đơn đến cơ quan tố giác tôi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Với sự việc này, tôi làm đơn giải trình với Quý cơ quan nội dung cụ thể như sau:

Ngày......tháng........năm............., tôi có vay anh/chị............................... số tiền là..........................đồng (....................đồng), văn bản có chữ ký của............................. Đến ngày......tháng......năm............, tôi tiếp tục vay anh/chị................................ số tiền............................(.....................đồng). Ngày hẹn trả số tiền trên là ngày....tháng....năm....... Những lần vay này đều được lập thành văn bản có chữ ký của............................ Tổng số tiền tôi vay của anh/chị......................... là............................đồng (.....................đồng).

Mục đích của việc vay số tiền trên: tôi cho người thân của tôi là ...........................sử dụng vào việc.........................., cụ thể là............................... Đến ngày hẹn trả nợ - ngày.... tháng.... năm............., người thân nhà tôi và tôi không có khả năng trả nợ khoản tiền đã vay của anh/chị............................... Tôi đang tích cực đàm phán với anh/chị............................ về việc trả khoản tiền vay trên.

Ngày...... tháng...... năm..............., tôi có trả cho anh/chị.......................số tiền .............................. đồng (.......................đồng). Như vậy, số tiền tôi còn nợ lại của anh/chị ................................ là........................đồng (........................đồng). Tôi đã thỏa thuận với anh/chị ............................. là số tiền còn nợ lại...............................đồng sẽ thanh toán bằng ..................................................

Đến ngày.......tháng......năm.........., anh/chị .............................. lại làm đơn tố cáo tôi với Quý cơ quan. Như đã trình bày, tôi không còn bất cứ một nghĩa vụ nào với anh/chị ............................., vì tôi đã hoàn thành nghĩa vụ trả nợ của mình.

Căn cứ Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

“Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

….

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản".

Theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự thì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản phải có dấu hiệu của việc "dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đọat tài sản". Thế nhưng tôi không dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của anh/chị....................., quá trình thực hiện giao dịch vay tiền với anh .......... tôi luôn trung thực trong mọi hành vi của mình. Tôi nhận thấy, việc anh/chị...................... làm đơn tố cáo tôi có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản là không có căn cứ. Quan hệ của chúng tôi đơn thuần là vấn đề vay mượn dân sự phục vụ mục đích kinh doanh hoàn toàn tự nguyện.

Chính vì những căn cứ nêu trên, tôi kính đề nghị Quý cơ quan xem xét và giải quyết, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng cho tôi.

Tôi xin cam đoan những nội dung giải trình nêu trên là đúng sự thật và tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về những nội dung đã cam đoan.

..............., ngày..... tháng..... năm.........
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)

2. Hướng dẫn viết đơn giải trình về việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Đơn giải trình về việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản được gửi tới Công an Quận/Huyện nơi diễn ra vụ việc và có thẩm quyền xem xét, giải quyết.

Trong đơn giải trình, người làm đơn cần nêu rõ thông tin cá nhân như họ tên, số chứng minh nhân dân, hộ khẩu thường trú, tạm trú, đơn vị công tác...

Phần nội dung chính của đơn giải trí về việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản, người làm đơn cần nêu chi tiết về thời gian, địa điểm và trình tự xảy ra vụ việc.

Sau đó, đưa ra các dẫn chứng và chứng cứ chứng minh sự vô tội của mình.

Cuối cùng là phần đề nghị được xem xét và giải quyết, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng cho người làm đơn.

Lưu ý: Khi soạn thảo mẫu đơn cần hạn chế các lỗi chính tả, tránh tẩy xóa, điền đúng các thông tin có trong đơn, đảm bảo quy chuẩn về thể thức văn bản, ghi đầy đủ Quốc hiệu - Tiêu ngữ,.... và các yêu cầu khác theo quy định.

3. Mức xử phạt hành chính đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản 2024

Mức xử phạt hành chính tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được nêu rõ tại điểm c Khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình như sau

Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

...

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 và các điểm a, b, c và đ khoản 2 Điều này;

b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, d và đ khoản 2 Điều này;

b) Buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm đ và e khoản 2 Điều này;

c) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.

Theo đó, nếu cá nhân có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Ngoài ra, hành vi trên sẽ áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả như tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp,...

Đối với tổ chức mức phạt tiền sẽ gấp đôi (Khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP).

Trên đây là Đơn giải trình về việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản mới nhất 2024, mời các bạn sử dụng file tải về MIỄN PHÍ trong bài. Ngoài ra bạn đọc có thể tham khảo thêm tại mục Khiếu nại - Tố cáo trong mục biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
4 13.879
Mẫu đơn giải trình về việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản 2024
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm