Câu hỏi và đáp án thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp 2017
Tổng hợp bộ câu hỏi và đáp án thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp năm 2017
hoatieu.vn xin gửi tới bạn đọc bộ câu hỏi và đáp án thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp năm 2017 để bạn đọc cùng tham khảo. Bộ câu hỏi gồm hai phần bộ câu hỏi trắc nghiệm và bộ câu hỏi thi viết kèm theo đáp án. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về bộ câu hỏi để có thêm tài liệu ôn thi.
CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN MÔN THI VIẾT, KỲ THI TUYỂN CHỨC DANH KIỂM SÁT VIÊN SƠ CẤP
(Do các đơn vị trong ngành KSND biên soạn)
Chú thích: LTC = Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014; HS = Hình sự, Tố tụng hình sự; DS = Dân sự, Tố tụng dân sự; HC = Hành chính, KDTM, HNGĐ…
STT | Mã lĩnh vực | CÂU HỎI | ĐÁP ÁN | Ghi chú |
1. | LTC | Phân tích chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện KSND trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, HNGĐ, KDTM, LĐ và những việc khác theo Luật tổ chức Viện KSND năm 2014. Qua đó anh (chị) hãy so sánh với Luật Tổ chức Viện KSND năm 2002? (20 điểm) | - Nêu chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân quy định tại Điều 107 Hiến pháp năm 2013, Điều 2 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 (5 điểm). - Nêu các quy định kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định từ Điều 20, 21 và Điều 22 của Luật Tổ chức Viện KSND năm 2002 (5 điểm). - Nêu quy định Điều 27 của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014. Trên cơ sở đó phân tích Điều 27 của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 đã thu hẹp lại còn một điều (5 điểm). - Phân tích điểm mới của Điều 27 của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 (5 điểm): + Viện kiểm sát không còn quyền: Kiểm sát việc lập hồ sơ vụ án; Không còn quyền khởi tố vụ án dân sự; Không còn quyền yêu cầu Toà án nhân dân áp dụng những biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật như trước đây (2 điểm) -Ý nghĩa: + Phù hợp với chức năng nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân (1 điểm) + Phù hợp với tiến trình cải cách tư pháp (1 điểm) + Phù hợp với các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 (1 điểm) | 1. Hà Nội |
2. | HS | Anh (chị) hãy nêu những quy định của BLTTHS về bắt người trong trường hợp khẩn cấp và nhiệm vụ quyền hạn của VKS trong trường hợp này? (20 điểm) | Việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp được quy định tại khoản 1 Điều 81 BLHS, bao gồm các trường hợp sau (1 điểm): * Trong những trường hợp sau đây thì được bắt khẩn cấp: a) Khi có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (4 điểm) Tức là người có hành vi tạo ra những điều kiện vật chất hoặc tinh thần giúp cho việc thực hiện hành vi phạm tội xảy ra hoặc có thể xảy ra được thuận lợi, dễ dàng như: tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện cần thiết để thực hiện tội phạm có thể gây nguy hại rất lớn hoặc đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy đến 15 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. Do vậy chỉ khi nào có căn cứ khẳng định hành vi chuẩn bị thực hiện một tội phạm là rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì mới bắt khẩn cấp. Áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt người trong trường hợp này là để ngăn chặn không cho tội phạm rất nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng đang được chuẩn bị, có khả năng gây nguy hại cho mối quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. b) Khi người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã hực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn; (4 điểm) Trong trường hợp này, việc bắt người cũng cần đáp ứng hai điều kiện: + Phải có người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và xác nhận đúng người đã thực hiện tội phạm. Như vậy, theo quy định của luật hiện hành, trường hợp một người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm nhưng lại không tận mắt chứng kiến hành vi phạm tội hoạc không có mặt tại nơi xảy ra tội phạm nhưng được người khác trực tiếp chứng kiến mô tả lại, kể lại cũng không được coi là căn cứ bắt khẩn cấp. Hoặc trường hợp người đó không tận mắt chứng kiến, mà chỉ nhận biết tội phạm bằng giọng nói, ví dụ như trời tối, không quan sát được… cũng không đủ điều kiện để bắt khẩn cấp trong trường hợp này. (2 điểm) + Xét thấy cần phải ngăn chặn ngay việc người đó trốn, tức là người có hàn vi phạm tội đang có hành động trốn hoặc chuẩn bị trốn hoặc xét thấy có những khả năng để cho rằng người đó có thể trốn , khó có thể triệu tập khi cần thiết như: không có nơi cư trú rõ ràng, đối tượng lưu manh, côn đồ, chưa xác định được nhân thân… Việc xét thấy cần năng chặn ngay việc người đó trốn tùy thuộc vào sự đánh giá của cơ quan, người có thẩm quyền vào từng trường hợp cụ thể. Ví dụ, thông qua hành vi thực tế của người phạm tội như đang chuẩn bị trốn hoặc người thực hiện hành vi phạm tội không có nơi cứ trú rõ ràng, là đối tượng có nhân thân xấu, nhiều tiền án, tiền sự, lý lịch không rõ ràng. (2 điểm) c) Khi thấy có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngặn chặn việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ. (4 điểm) Việc bắt khẩn cấp trong trường hợp này cũng cần đáp ứng đủ hai điều kiện: + Phải tìm thấy dấu vết tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở của người bị nghi thực hiện tội phạm. Trong trường hợp này, cơ quan, người có thẩm quyền có những tài liệu, chứng cứ nghi một người thực hiện tội phạm và qua quá trình điều tra đã phát hiện những vật, những tài liệu có liên quan đến tội phạm hoặc những dấu vết khác do tội phạm để lại. Việc phát hiện thấy dấu vết này chính là sự khẳng định nghi ngời của cơ quan, người có thẩm quyền là chính xác. (2 điểm) + Xét thấy cần ngăn chặn việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ, ví dụ như cất giấu công cụ phương tiện phạm tội, xóa bỏ dấu vết tội phạm… (2điểm) * Nhiệm vụ quyền hạn của VKS khi kiểm sát bắt người trong trường hợp khẩn cấp (06 điểm): Tại khoản 4 Điều 81 BLTTHS quy định: - Trong mọi trường hợp, việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp phải được báo ngay cho VKS cùng cấp bằng văn bản kèm theo tài liệu liên quan đến việc bắt khẩn cấp để xét phê chuẩn. (2 điểm) - VKS phải kiểm sát chặt chẽ căn cứ bắt khẩn cấp qiu định tại Điều 81 BLTTHS, trong trường hợp cần thiết, VKS phải trực tiếp gặp, hỏi người bị bắt trước khi xem xét, quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. (2 điểm) - Trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn và tài liệu liên quan đến việc bắt khẩn cấp, VKS phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Nếu VKS quyết định không phê chuẩn thì người đã ra lệnh bắt phải trả tự do ngay cho người bị bắt. (2 điểm) | |
3. | HS | Khoảng 13 giờ 30 phút ngày 01/6/2017, các đối tượng Nguyễn Văn C, Nguyễn Thị H, Phạm Thị T, Nguyễn Văn T, Đặng Trần K, Bùi Văn L, Nguyễn Văn E lần lượt đến nhà ở của Vũ Thị Q chơi và rủ nhau chơi đánh bạc, Vũ Thị Q là chủ nhà, chuẩn bị bài tú-lơ-khơ, bài chắn. Đến khoảng 14 giờ 00 phút cùng ngày Q, H, C và K rủ nhau đánh bạc dưới hình thức chơi “tá lả” sát phạt nhau bằng tiền. Đến khoảng hơn 15 giờ cùng ngày, thì Nguyễn Văn A đến và cùng T, L, E tiếp tục rủ nhau tạo thành một chiếu đánh bạc khác dưới hình thức chơi “chắn” sát phạt nhau bằng tiền. Quá trình đánh bạc, các đối tượng thỏa thuận trong khi đánh bạc nếu có người nào “ù gà” sẽ bỏ ra số tiền 50.000 đồng để Q mua bài, phục vụ ăn uống và hưởng số tiền còn lại. Đến 16 giờ 15 phút cùng ngày, trong khi Nguyễn Văn C, Nguyễn Thị H, Đặng Trần K, Vũ Thị Q đang đánh bạc dưới hình thức chơi “tá lả” sát phạt nhau bằng tiền thì bị Công an phát hiện bắt quả tang, thu tại chiếu bạc: số tiền 4.220.000 đồng, 01 bộ bài tú-lơ-khơ gồm 52 quân. Đồng thời, thu tại chiếu bạc của Nguyễn Văn A, Bùi Văn L, Nguyễn Văn T và Phạm Thị T đang đánh bạc dưới hình thức chơi “chắn” sát phạt nhau bằng tiền gồm: 01 bộ bài chắn gồm 100 quân và số tiền 9.050.000 đồng. (Các đối tượng đều chưa có tiền án, tiền sự). Hỏi: Hành vi đánh bạc của Nguyễn Văn C, Nguyễn Thị H, Đặng Trần K, Vũ Thị Q, Nguyễn Văn A, Bùi Văn L, Nguyễn Văn T và Phạm Thị T ngày 01/6/2017 có cấu thành tội đánh bạc hay không? Tại sao? | Hành vi đánh bạc của Nguyễn Văn C, Nguyễn Thị H, Đặng Trần K ngày 01/6/2017 không cấu thành tội đánh bạc (5 điểm). Giải thích (6 điểm): - Bởi theo quy định tại Khoản 4, Điều 1 Nghị quyết số 144/2016/QH13 ngày 29/6/2016 của Quốc Hội về việc lùi hiệu lực thi hành của Bộ luật hình sự năm 2015 nhưng vẫn áp dụng các tình tiết có lợi cho bị can, bị cáo; Điểm b, khoản 1, Điều 1 Nghị quyết số 109/2015/QH13 ngày 27/11/2015 của Quốc Hội về việc thi hành Bộ luật hình sự năm 2015 (2 điểm) và Khoản 3, Điều 7 Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 (1 điểm), khoản 1 Điều 321 BLHS năm 2015 (1 điểm) thì số tiền hay hiện vật dùng để đánh bạc phải có giá trị từ 5.000.000 đồng trở lên (hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng người thực hiện hành vi đánh bạc này phải là: người đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi tổ chức đánh bạc, gá bạc hoặc bị kết án về tội này hoặc tội tổ chức đánh bạc, gá bạc của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm) mới cấu thành tội đánh bạc. Trong trường hợp này Nguyễn Văn C, Nguyễn Thị H, Đặng Trần K đều chưa có tiền án tiền sự và số tiền dùng để đánh bạc là 4.220.000 đồng (2 điểm) Hành vi Nguyễn Văn A, Bùi Văn L, Nguyễn Văn T và Phạm Thị T ngày 01/7/2016 cấu thành tội đánh bạc vì số tiền các đối tượng dùng để đánh bạc là 9.050.000 đồng (05 điểm). Hành vi của Vũ Thị Q ngày 01/7/2016 cấu thành tội tổ chức đánh bạc. Bởi Vũ Thị Q có hành vi dùng nhà ở của mình, chuẩn bị công cụ phương tiện để các đối tượng đánh bạc (có 02 chiếu bạc), nếu có người nào “ù gà” sẽ bỏ ra số tiền 50.000 đồng để Q mua bài, phục vụ ăn uống và Q hưởng số tiền còn lại (2 điểm). Theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP ngày 22/10/2010 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao: “Điều 2. Về một số quy định tại Điều 249 của Bộ luật hình sự 1. Tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc thuộc một trong các trường hợp sau đây là “với quy mô lớn”: a) Tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trong cùng một lúc cho từ mười người đánh bạc trở lên hoặc cho từ hai chiếu bạc trở lên mà số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.”; Và theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 322 BLHS năm 2015: “Điều 322. Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc 1. Người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Tổ chức, sử dụng địa điểm thuộc quyền sở hữu, quản lý của mình để cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc hoặc cho 02 chiếu bạc trở lên mà số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên;” Thì Hành vi của Vũ Thị Q đã phạm tội tổ chức đánh bạc. (02 điểm). | |
4. | DS | Phân tích nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi kiểm sát việc giải quyết các vụ án Dân sự, Hôn nhân gia đình, Hành chính, Kinh doanh thương mại, Lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật. Nêu những điểm mới về nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi kiểm sát việc giải quyết các vụ án Dân sự, Hôn nhân gia đình, Hành chính, Kinh doanh thương mại, Lao động được quy định trong BLTTDS 2015 (20 điểm) | - Điều 27 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 quy định cụ thể nhiệm vụ quyền hạn của Viện kiểm sát trong quá trình kiểm sát việc giải quyết các vụ án Dân sự, Hôn nhân gia đình, Hành chính, Kinh doanh thương mại, Lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật, như sau: (2 điểm) (Lưu ý: Thí sinh phải phân tích cụ thể từng nhiệm vụ,quyền hạn của Viện kiểm sát đối với khâu công tác này, trình bày đủ các ý, mỗi ý được 1 điểm) 1. Kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu. 2. Kiểm sát việc thụ lý, giải quyết vụ án, vụ việc. 3. Thu thập tài liệu, chứng cứ trong trường hợp pháp luật quy định. 4. Tham gia phiên tòa, phiên họp, phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát nhân dân về việc giải quyết vụ án, vụ việc theo quy định của pháp luật. 5. Kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án. 6. Kiểm sát hoạt động tố tụng của người tham gia tố tụng; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý nghiêm minh người tham gia tố tụng vi phạm pháp luật. 7. Kháng nghị, kiến nghị bản án, quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật; kiến nghị, yêu cầu Tòa án, cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động tố tụng. 8. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật. (Trình bày đủ các ý được 01 điểm) - Điểm mới (10 điểm): - Về sự tham gia phiên tòa, phiên họp giải quyết vụ việc dân sự của Viện kiểm sát nhân dân (2 điểm): Ngoài các trường hợp Viện kiểm sát tham gia phiên tòa, phiên họp như Điều 21 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành; Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 bổ sung một số nội dung mới như sau: - Bổ sung quy định Viện kiểm sát tham gia phiên tòa sơ thẩm đối với trường hợp Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng; (0,5 điểm) - Quy định đối với trường hợp Kiểm sát viên được Viện trưởng phân công tham gia phiên tòa, phiên họp sơ thẩm hoặc phiên tòa, phiên họp phúc thẩm mà vắng mặt thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành việc xét xử, không hoãn phiên tòa, trừ trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị phúc thẩm. Quy định này nhằm bảo đảm cho việc xét xử, giải quyết vụ án dân sự được nhanh chóng, kịp thời, đề cao trách nhiệm của Kiểm sát viên và của Viện kiểm sát. (0,5 điểm) - Đối với phiên tòa,phiên họp có đương sự là người chưa thành niên thì Viện kiểm sát vẫn phải tham gia phiên tòa, phiên họp. (0,5 điểm) - KSV phải tham gia phiên họp xem xét giải quyết khiếu nại, kiến nghị về trả lại đơn khởi kiện theo quy định tại Điều 194 BLTTDS. (0,5 điểm) - Về việc phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát nhân dân tại phiên tòa, phiên họp sơ thẩm giải quyết vụ việc dân sự (2 điểm) + Kiểm sát viên không chỉ phát biểu về việc chấp hành pháp luật tố tụng của thẩm phán, hội đồng xét xử như trước đây mà còn phát biểu ý kiến về việc giải quyết vụ án.(1 điểm) + Kết thúc phiên tòa, phiên họp Kiểm sát viên phải gửi bản phát biểu ý kiến cho Tòa án để lưu vào hồ sơ vụ việc. Đây là điểm cần chú ý trong thực hiện công tác kiểm sát. (1 điểm) - Về thẩm quyền xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của Viện kiểm sát (2 điểm) + Bổ sung quy định Kiểm sát viên khi được Viện trưởng Viện kiểm sát phân công thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự có nhiệm vụ, quyền hạn “Yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này; thu thập tài liệu, chứng cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 97 của Bộ luật này” - Về thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân (2 điểm) + Viện trưởng Viện KSND Tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục Giám đốc thẩm bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án nhân dân cấp cao, bản án quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ Quyết định Giám đốc thẩm của HĐTP TANDTC. (1 điểm) + Viện trưởng Viện KSDN Cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục GĐT Bản án, quyết định đã có hiệu lực của TAND cấp tỉnh, TAND cấp huyện trong phạm vi theo lãnh thổ. (1 điểm) | |
5. | DS | Ông A kết hôn với bà B có 02 người con chung là C (Sinh năm 1976), D (Sinh năm 1980). C bị bệnh tâm thần từ nhỏ. D có vợ là E sinh được 2 đứa con là F,G. C và D không có tài sản gì, sống nhờ nhà của ông A và bà B. Năm 2015, bà B lập di chúc để lại cho D bằng 1/3 số tài sản của bà B. Đến tháng 12 năm 2016 do bị bệnh ung thư nên D chết. Tháng 01 năm 2017 bà B chết. Hãy chia di sản của bà B biết bà B chỉ có tài sản là căn nhà thuộc sở hữu chung vợ chồng của ông A và bà B có giá trị 1.000.000.000 đồng. Bà B còn mẹ là T còn sống (20 điểm). | Vì căn nhà của ông A và bà B có giá trị 1.000.000.000 đồng nên số tài sản của bà B là 500.000.000 đồng là số tài sản trong phần tài sản chung của ông A và bà B (Nếu ông A không xuất trình được giấy tờ chứng minh số tài sản của ông A hơn 500.000.000 đồng). (04điểm) Năm 2015, B lập di chúc để lại cho D mà D lại chết vào tháng 12/2016 tức là chết trước bà B ( tháng 01/2017) nên di chúc về phần tài sản bà B để lại cho D hưởng 1/3 di sản là không có hiệu lực theo quy định tại điểm a khoản 2 điều 643 Bộ luật dân sự 2015. Tại điểm a khoản 2 điều 643 BLDS 2015 quy định: (04 điểm) “2. Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp sau đây: a)Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;” Nên di chúc của bà B để lại sẽ được chia theo pháp luật theo quy định tại điều 650 BLDS 2015: (04 điểm) “2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây: …. b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật; c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.” Do đó, ông A, bà T (mẹ B), C và D (chết vào tháng 12/2016, chết trước bà B vào tháng 1/2017). Vì D chết nên F, G sẽ được hưởng thừa kế thế vị thay cho D quy định tại điều 652 BLDS 2015: (04 điểm) “Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.” Phần di sản của bà B (500.000.000 đồng) sẽ được chia theo pháp luật cho ông A, bà T, con C, cháu F, cháu G. (02 điểm) - Tài sản thừa kế của A=T=C = 1/4 tài sản để lại của B là: (02 điểm) 500.000.000 đồng/4 = 125.000.000 đồng - F,G là thừa kế thế vị của D nên tài sản của F = D = 1/8 tài sản của B (02 điểm) 500.000.000 đồng/8 = 62.500.000 đồng |
Mời bạn đọc cùng tải về bản ZIP để xem đầy đủ nội dung thông tin
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:One Piece
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
-
Mẫu đơn tố giác tội phạm lừa đảo 2024 mới nhất
-
Mẫu đơn khiếu nại 2024 và cách viết
-
Đơn tố cáo lừa đảo 2024 mới nhất
-
Mẫu đơn tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản 2024
-
Mẫu thư xin lỗi khách hàng 2024 hay nhất
-
Mẫu đơn giải trình về việc đơn thư khiếu kiện gửi đến cơ quan 2024
-
Mẫu đơn giải trình về việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản 2024
-
Bản tường trình mất xe 2024 mới nhất
-
Mẫu 01-DS Biên bản giao nhận tài liệu, chứng cứ 2024
-
Mẫu giấy ủy quyền tham gia tố tụng 2024 mới nhất
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thủ tục hành chính
Hôn nhân - Gia đình
Giáo dục - Đào tạo
Tín dụng - Ngân hàng
Biểu mẫu Giao thông vận tải
Khiếu nại - Tố cáo
Hợp đồng - Nghiệm thu - Thanh lý
Thuế - Kế toán - Kiểm toán
Đầu tư - Kinh doanh
Việc làm - Nhân sự
Biểu mẫu Xuất - Nhập khẩu
Xây dựng - Nhà đất
Văn hóa - Du lịch - Thể thao
Bộ đội - Quốc phòng - Thương binh
Bảo hiểm
Dịch vụ công trực tuyến
Mẫu CV xin việc
Biển báo giao thông
Biểu mẫu trực tuyến