Báo cáo thực hiện Nghị định số 56/2012/NĐ-CP của Chính phủ 2024
Hoatieu.vn mời các bạn tham khảo mẫu báo cáo sơ kết 05 năm thực hiện Nghị định số 56/2012/NĐ-CP ngày 16/7/2012 của Chính phủ quy định trách nhiệm của bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc bảo đảm cho các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tham gia quản lý nhà nước.
Nội dung Nghị định số 56/2012/NĐ-CP là quy định trách nhiệm của Bộ, ngành, UBND các cấp bảo đảm cho các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tham gia quản lý nhà nước. Sau quá trình thực hiện tại các cơ quan, đơn vị thì phải lập báo cáo sơ kết, tổng kết để thống kê lại những kết quả đã đạt được, nhìn nhận lại những điểm yếu, thiếu sót. Từ đó đưa ra phương hướng, nhiệm vụ phấn đấu cho những năm tiếp theo. Sau đây là Báo cáo thực hiện Nghị định số 56/2012/NĐ-CP của Chính phủ, sau đây là nội dung chi tiết.
Báo cáo thực hiện Nghị định số 56
1. Báo cáo thực hiện Nghị định số 56/2012/NĐ-CP của Chính phủ
UBND TỈNH ........ SỞ TƯ PHÁP Số: ......... | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ........, ngày ...tháng ...năm ... |
BÁO CÁO
Sơ kết 05 năm thực hiện Nghị định số 56/2012/NĐ-CP ngày 16/7/2012
của Chính phủ quy định trách nhiệm của Bộ, ngành, UBND các cấp bảo đảm cho các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tham gia quản lý nhà nước
I. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH
Để triển khai thực hiện Nghị định số 56/2012/NĐ-CP ngày 16/7/2012 của Chính phủ quy định trách nhiệm của Bộ, ngành, UBND các cấp đảm bảo cho các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tham gia quản lý Nhà nước (Nghị định số 56/2012/NĐ-CP), Sở Tư pháp - Cơ quan thường trực của Hội đồng Phối hợp PBGDPL tỉnh đã tham mưu cho UBND tỉnh, Hội đồng Hội đồng Phối hợp PBGDPL tỉnh xây dựng và triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch PBGDPL trong đó có lồng ghép nội dung tuyên truyền Nghị định số 56/2012/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan như: Kế hoạch số 82/KH-HĐ ngày 19/12/2011 về thực hiện công tác PBGDPL năm 2012; Kế hoạch số 923/KH-UBND ngày 07/8/2012 về triển khai thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật; Công văn số 125/HĐ ngày 04/02/2013 về hướng dẫn công tác tuyên truyền, PBGDPL năm 2013; Kế hoạch số 308/KH-HĐ ngày 28/3/2013 về triển khai công tác phổ biến giáo dục pháp luật năm 2013; Kế hoạch số 150/KH-HĐ ngày 25/11/2013 về việc triển khai công tác công tác PBGDPL năm 2014; Kế hoạch số 2222/KH-HĐ ngày 31/12/2014 về thực hiện PBGDPL năm 2015; Kế hoạch số 178/KH-HĐ ngày 31/12/2015 về thực hiện phổ biến giáo dục pháp luật năm 2016; Kế hoạch số 40/KH-HĐ ngày 31/12/2016 về thực hiện PBGDPL năm 2017.
Trên cơ sở đó, Sở Tư pháp đã ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện, trong đó có lồng ghép nội dung tuyền truyền, PBGDPL về Nghị định số 56/2012/NĐ-CP như: Kế hoạch phối hợp số 942/KHPH-STP-HLHPN ngày 22/8/2013 về việc đẩy mạnh công tác PBGDPL, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật cho phụ nữ, hòa giải viên ở cơ sở và lồng ghép giới trong xây dựng pháp luật giai đoạn 2013-2017; Công văn số 777/STP-PBGDPL ngày 19/7/2013 về việc đề nghị Trung tâm bồi dưỡng chính trị các huyện thành phố và Phòng Tư pháp các huyện, thành phố phối hợp tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho tuyên truyền viên pháp luật và thanh niên trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố; Kế hoạch số 401/KH-STP ngày 08/4/2014 của Sở Tư pháp về tổ chức tập huấn nghiệp vụ và bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho Công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã năm 2014; Công văn số 1795/STP- PBGDPL ngày 09/10/2015 của Sở Tư pháp về việc bồi dưỡng kiến thức pháp luật; Công văn số 668/STP-PBGDPL ngày 14/4/2016 về việc phối hợp tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho phụ nữ, cựu chiến binh và nông dân…
II. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
1. Công tác thẩm định, góp ý văn bản QPPL
Trong 05 năm, Sở Tư pháp đã thẩm định 02 dự thảo văn bản QPPL có liên quan đến trẻ em, phụ nữ, cụ thể: Quyết định ban hành quy chế phối hợp liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình; Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều 7 Quyết định số 02/2017/QĐ-UBND ngày 10/01/2017 của UBND tỉnh quy định các khoản đóng góp, chế độ miễn, giảm, hỗ trợ đối với người cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh; chế độ trợ cấp đặc thù, phụ cấp ưu đãi đối với công chức, viên chức và người lao động làm việc tại các cơ sở quản lý người nghiện ma túy, người sau cai nghiện ma túy và cơ sở trợ giúp xã hội công lập; chế độ tiền ăn cho các đối tượng được nuôi dưỡng tại Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh và làng trẻ em SOS Đồng Hới.
Đã thực hiện góp ý 07 dự thảo văn bản QPPL và cá biệt của địa phương như: Quyết định của UBND tỉnh quy định các khoản đóng góp, chế độ miễn giảm, hỗ trợ đối với người cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh; chế độ phụ cấp thu hút đặc thù đối với cán bộ, viên chức làm việc tại các cơ sở quản lý người nghiện ma túy, người bán dâm và người sau cai nghiện ma túy; chế độ tiền ăn cho các đối tượng được nuôi dưỡng tại Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh ........; Quyết định ban hành quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025 tỉnh ........; Đề án về công tác dân số kế hoạch hóa gia đình tỉnh ........ giai đoạn 2015-2020; Đề án xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ KHHGĐ/SKSS tại kv thành thi và nông thôn phát triển giai đoạn 2015-2020…
2. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
Sở đã lồng ghép phổ biến, quán triệt Nghị định số 56/2012/NĐ-CP ngày 16/7/2012 và các văn bản có liên quan trong 54 hội nghị, lớp tập huấn cho trên 60.000 lượt người, trong đó có đối tượng công chức, viên chức, người lao động, cán bộ Tư pháp - Hộ tịch cấp xã, tuyên truyền viên, hòa giải viên là nữ giới. Cụ thể:
Năm 2013 tổ chức 14 hội nghị, lớp tập huấn cho các đối tượng, trong đó có đối tượng là cán bộ nữ làm quản lý nhà nước như công chức Tư pháp - Hộ tịch, cán bộ hội phụ nữ các cấp, cán bộ Mặt trân các cấp, cụ thể: 02 lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật và tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ Tư pháp - Hộ tịch cấp xã; 10 hội nghị bồi dưỡng kiến thức pháp luật và tập huấn nghiệp vụ cho Tổ trưởng Tổ hòa giải ở cơ sở; 01 hội nghị bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho cán bộ Hội Liên hiệp phụ nữ và cán bộ Tư pháp trên địa bàn tỉnh; 01 lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật và tập huấn nghiệp vụ PBGDPL cho Tổ trưởng Tổ hòa giải, Trưởng Ban Công tác Mặt trận và hòa giải viên ở cơ sở trên địa bàn huyện Minh Hóa.
Năm 2014, đã tổ chức 03 hội nghị, buổi tọa đàm, cụ thể: 02 hội nghị triển khai thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 01 Toạ đàm về “Quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp được quy định trong Hiến pháp và pháp luật” cho đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành, tổ chức đoàn thể cấp tỉnh; Hội doanh nghiệp ........; Trung tâm tư vấn Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Trung tâm tư vấn Hội Luật gia tỉnh; lãnh đạo Phòng Tư pháp các huyện, thị xã, thành phố.
Năm 2015, đã tổ chức 11 hội nghị, lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức pháp luật, cụ thể: 02 lớp tập huấn nghiệp vụ và bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp huyện, cấp xã; 07 lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nghiệp vụ hoà giải cho Tổ trưởng tổ hòa giải, hoà giải viên, Trưởng Ban Công tác Mặt trận và nhân dân với hơn 700 lượt người; 01 lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho các thành viên Hội Nông dân, Câu lạc bộ Nông dân với Pháp luật tại huyện Bố Trạch; 01 lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về phòng chống tham nhũng, khiếu nại tố cáo, chuẩn tiếp cận pháp luật và kỹ năng hoà giải cơ sở cho cốt cán thôn và nhân dân xã Tân Ninh, Quảng Ninh.
Năm 2016, đã tổ chức 18 hội nghị, lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức pháp luật, cho các đối tượng, trong đó có phụ nữ, cụ thể: 02 lớp cho người lao động trong các doanh nghiệp, 11 lớp cho trưởng ban công tác mặt trận, trưởng thôn, bản, nhân dân ở vùng kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc, vùng có đạo; 02 lớp cho giáo viên dạy GDCD/GDPL; 01 lớp cho cựu chiến binh vùng xứ đạo; 01 lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho hội viên hội nông dân; 01 lớp cho cán bộ công Đoàn cơ sở; 01 lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đội ngũ cán bộ đoàn làm công tác PBGDPL ở cơ sở tại huyện Quảng Ninh; 01 hội nghị cho cán bộ và nhân dân ở xã Hoá Phúc...
Năm 2017, đã tổ chức 08 lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật tại cho cán bộ trong bộ máy chính quyền và nhân dân tại 08 xã trọng điểm về vi phạm pháp luật và xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch.
Lồng ghép tuyên truyền, PBGDPL Nghị định số 56/2012/NĐ-CP thông qua phát hành Bản tin Tư pháp, phát 900 cuốn Luật Bình đẳng giới, in ấn phát hành 43.000 sách bỏ túi Tìm hiểu các quy định về Hiến pháp; 3000 cuốn Tài liệu bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở (tập 1) để cấp cho đội ngũ làm công tác PBGDPL, hòa giải viên trong đó có đối tượng phụ nữ làm công tác này. Cung cấp các đĩa DVD phổ biến giáo dục pháp luật cho các xã, phường, thị trấn trong tỉnh có nội dung tuyên truyền PBGDPL, trong đó có lồng ghép tuyền truyền Nghị định 56 và các văn bản có liên quan. Phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình ........ sản xuất và phát sóng trên 42 Chương trình “Pháp luật và Đời sống”, 01 phóng sự về “Cuộc thi viết Tìm hiểu Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Tham mưu tổ chức Hội thi Hòa giải viên giỏi lần thứ 5, 6 và Hội thi hòa giải viên giỏi toàn quốc lần thứ III, Cuộc thi viết "Tìm hiểu Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Cuộc thi đã thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia và có nhiều chị em nữ giới tham gia.
3. Công tác Trợ giúp pháp lý
Thực hiện Nghị định số 56/2012/NĐ-CP, Chương trình số 14/CTPH-BTP-HLHPNVN ngày 10/01/2013 của Bộ Tư pháp và Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Kế hoạch phối hợp số 942/KHPH-STP-HLHPN ngày 22/8/2013, đã chỉ đạo Trung tâm TGPL đã tăng cường phối hợp với Hội liên hiệp phụ nữ các cấp trong việc khảo sát nhu cầu TGPL, đẩy mạnh tuyên truyền, PBGDPL, tư vấn và hướng dẫn giải đáp pháp luật miễn phí cho các Hội viên hội phụ nữ và bà con nhân dân tại các huyện, thị trên địa bàn tỉnh. Trong 05 năm qua, đã thực hiện TGPL 5.794 vụ việc cho 5.794 đối tượng với 2.522 đối tượng là nữ, trong đó có 02 đối tượng phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình 292 đối tượng là trẻ em không nơi nương tựa.
Đã tổ chức TGPL lưu động tại 552 thôn, bản, xã thuộc địa bàn các huyện, thị xã. Tại mỗi địa điểm TGPL lưu động đã giới thiệu, tuyên truyền, phổ biến các chuyên đề pháp luật về TGPL, Hiến pháp, Luật đất đai…đồng thời lồng ghép thông qua các vụ việc TGPL để tuyên truyền pháp luật cho hơn 22.161 lượt người dân tham gia, trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ em; cấp phát miễn phí cho người dân với số lượng hơn 33.100 tờ rơi, tờ gấp các loại pháp luật có các nội dung liên quan đến bình đẳng giới, về phòng, chống bạo lực gia đình, quyền trẻ em…
Đã phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ các huyện, thành phố và UBND xã, phường, thị trấn thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến cho đối tượng là phụ nữ các quy định của Luật TGPL và một số quy định của pháp luật về các lĩnh vực như: Dân sự, đất đai, hình sự, hôn nhân và gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình… Đã chỉ đạo Trung tâm TGPL triển khai các hoạt động truyền thông pháp luật về TGPL thông qua việc lắp đặt 210 Bảng thông tin và Hộp tin về TGPL tại trụ sở UBND cấp xã, Đồn Biên phòng, nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng ở các thôn, bản; truyền thông qua chương trình phát thanh trên sóng truyền thanh ở cấp huyện và cấp xã; truyền thông qua việc thực hiện các chuyên đề về TGPL trên Bản tin Tư pháp, Website Sở Tư pháp, Trang thông tin điện tử tỉnh, Báo ........... Qua đó, đã góp phần nâng cao nhận thức pháp luật về TGPL, về quyền được TGPL, hệ thống tổ chức thực hiện, người thực hiện TGPL cho người dân nói chung và phụ nữ, trẻ em nói riêng, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn để họ dễ dàng tiếp cận khi có nhu cầu TGPL.
Nhằm kiện toàn đội ngũ Cộng tác viên TGPL trên địa bàn tỉnh theo Thông tư số 07/2012/TT-BTP ngày 30/7/2012 của Bộ Tư pháp hướng dẫn về cộng tác viên trợ giúp pháp lý của Trung tâm TGPL nhà nước, đã chỉ đạo Trung tâm TGPL lập danh sách công nhận và cấp thẻ Cộng tác viên TGPL cho 02 trường hợp có đơn đề nghị làm Cộng tác viên pháp lý là cán bộ, hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh.
4. Công tác quản lý hộ tịch
Trong 05 năm, Sở đã tập trung thực hiện công tác quản lý nhà nước về hộ tịch đúng thời hạn, đáp ứng nhu cầu của người dân trong đó có phụ nữ và trẻ em. Kết quả, đối với các sự kiện hộ tịch trong nước, đã thực hiện khai sinh cho 98.453 trường hợp; khai tử cho 29.533 trường hợp; kết hôn: 39.460 trường hợp; nuôi con nuôi: 54 trường hợp. Đối với sự kiện hộ tịch nước ngoài, đã đăng ký kết hôn: 216 trường hợp; khai sinh: 49 trường hợp; khai tử: 08 trường hợp; nhận cha mẹ con: 14 trường hợp; nuôi con nuôi: 20 trường hợp.
II. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN
1. Ưu điểm
Trong 05 năm, Sở Tư pháp đã tích cực phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh và các cơ quan, ban, ngành có liên quan trong việc triển khai có hiệu quả Nghị định số 56/2012/NĐ-CP trên các lĩnh vực nhiệm vụ được giao như: Chú trọng công tác PBGDPL, TGPL cho đối tượng là phụ nữ, đặc biệt là nạn nhân bạo lực gia đình và trẻ em được đẩy mạnh; đã quan tâm thực hiện việc thẩm định, góp ý các dự thảo văn bản có liên quan đến phụ nữ, trẻ em chất lượng và kịp thời; công tác quản lý về hộ tịch được thực hiện đúng thời hạn. Bên cạnh đó, còn có sự nỗ lực của tập thể công chức, viên chức, người lao động của ngành đã không ngừng phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn để thực hiện các nhiệm vụ được giao trong đó có nhiệm vụ liên quan đến phụ nữ.
2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
- Số lượng văn bản phải tuyên truyền, phổ biến và quán triệt nhiều, văn bản mới ban hành nhiều, đòi hỏi tính chuyên sâu, nhiều phương pháp tuyên truyền, phổ biến.
- Kinh phí cấp cho công tác PBGDPL ở các cơ quan, đơn vị, địa phương còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ.
- Sự tự giác tìm hiểu pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật của một số công chức, viên chức và người dân còn hạn chế, chưa quan tâm đến giá trị của nhận thức pháp luật. Người dân thường chỉ quan tâm tới pháp luật khi các quy định đó liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích trực tiếp của mình đang bị xâm hại, hoặc cần bảo vệ…
- Số lượng Hội viên Hội phụ nữ tham gia làm Cộng tác viên thực hiện TGPL đang còn hạn chế; sự phối hợp của Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp đối với Trung tâm TGPL trong việc tuyên truyền, cung cấp dịch vụ TGPL cho đối tượng phụ nữ, trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình đôi khi chưa kịp thời. Do một số nạn nhân của bạo lực gia đình phần lớn còn thiếu nhận thức về vấn đề bạo lực gia đình, do tập quán văn hóa và đang còn e ngại tìm đến sự giúp đỡ về mặt pháp luật để bảo vệ quyền lợi của mình. Hoạt động TGPL theo từng vụ việc chỉ diễn ra sau khi người được TGPL cung cấp các giấy tờ, tài liệu chứng minh nên khó khăn trong việc thực hiện TGPL.
- Nguồn kinh phí hạn chế nên việc tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng về các kỹ năng thực hiện TGPL cho các Hội viên là phụ nữ chưa kịp thời.
3. Kiến nghị, đề xuất
- Đề nghị tăng cường hơn nữa chỉ đạo, lãnh đạo công tác tuyên truyền, PBGDPL trong đó có tuyên truyền, phổ biến Nghị định số 56/2012/NĐ-CP và các văn bản có liên quan.
- Đề nghị Bộ Tư pháp, Cục Trợ giúp pháp lý tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời về chuyên môn, nghiệp vụ, chế độ tài chính đối với công tác TGPL; quan tâm, hỗ trợ kinh phí, trang thiết bị, cơ sở vật chất, nâng cao năng lực cho các tổ chức thực hiện TGPL và người thực hiện TGPL cho các địa phương chưa tự chủ về ngân sách để triển khai thực hiện các hoạt động TGPL; mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng thực hiện TGPL cho đội ngũ người thực hiện TGPL, đặc biệt là cho các Hội viên Hội phụ nữ các cấp.
- Đề nghị UBND tỉnh, Sở Nội vụ quan tâm tạo điều kiện để Sở Tư pháp mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng thực hiện TGPL cho đội ngũ người thực hiện TGPL, đặc biệt là cho các Hội viên Hội phụ nữ các cấp.
Trên đây là Báo cáo Sơ kết 05 năm thực hiện Nghị định số 56/2012/NĐ CP ngày 16/7/2012 của Chính phủ quy định trách nhiệm của Bộ, ngành, UBND các cấp bảo đảm cho các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tham gia quản lý nhà nước của Sở Tư pháp tỉnh .........
Nơi nhận: - Sở Nội vụ; - Lãnh đạo Sở; - Lưu VT, VP. | KT. GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC
(Đã ký) |
2. Báo cáo sơ kết 05 năm thực hiện Nghị định số 56/2012/NĐ-CP của Chính phủ
ỦY BAN NHÂN DÂNTỈNH …………………… Số: …/BC-UBND | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc …………., ngày … tháng … năm … |
BÁO CÁO
Sơ kết … năm thực hiện Nghị định số 56/2012/NĐ-CP
ngày 16/7/2012 của Chính phủ quy định trách nhiệm của bộ, ngành,
Ủy ban nhân dân các cấp trong việc bảo đảm cho các cấp
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tham gia quản lý nhà nước
Thực hiện Công văn số ……… ngày ……… của Bộ Nội vụ về việc tổ chức sơ kết … năm thực hiện Nghị định số 56/2012/NĐ-CP, Ủy ban nhân dân tỉnh …………. báo cáo kết quả thực hiện như sau:
I. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 56/2012/NĐ-CP CỦA CHÍNH PHỦ
1. Công tác tuyên truyền, tập huấn
Sau khi có Nghị định số 56/2012/NĐ-CP ngày 16/7/2012 của Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã quán triệt, tuyên truyền, phổ biến về trách nhiệm của các cơ quan, nhà nước trong việc bảo đảm cho các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ tham gia quản lý nhà nước.
Thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, các sở, ban, ngành và các cơ quan chuyên môn phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh tổ chức các hội nghị tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp; đồng thời lồng ghép với nội dung sinh hoạt định kỳ của các cấp hội.
2. Việc ban hành các văn bản có liên quan để triển khai Nghị định số 56/2012/NĐ-CP của Chính phủ
Theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh đã chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định số 56/2012/NĐ-CP của Chính phủ, trong đó quy định rõ trách nhiệm của các ngành và địa phương tăng cường sự phối hợp, thống nhất trong việc bảo đảm cho các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ tham gia quản lý nhà nước.
Ủy ban nhân dân tỉnh đã báo cáo Bộ Nội vụ về công tác cán bộ nữ theo yêu cầu Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011- 20120; Nghị định số 48/2009/NĐ-CP ngày 19/5/2009 của Chính phủ quy định về các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới; Quyết định số 56/2011/QĐ-TTg ngày 14/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư số 07/2012/TT-BKHĐT ngày 22/10/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Quyết định số 15/2014/QĐ-TTg ngày 17/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ; đồng thời phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh và cơ quan có liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế phối hợp giữa Ủy ban nhân dân tỉnh và Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp tham gia vào các hoạt động quản lý nhà nước, Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh đã phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh và Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ các ngành các cấp trong việc xây dựng và triển khai các kế hoạch, chương trình về công tác bình đẳng giới và hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ; xây dựng những nhiệm vụ trọng tâm về công tác bình đẳng giới và hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ theo từng năm. Bên cạnh đó, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh đã được tham gia vào các chương trình, kế hoạch của tỉnh có liên quan đến quyền, lợi ích của phụ nữ và trẻ em. Trên cơ sở các chương trình, đề án, kế hoạch của tỉnh, các ngành và địa phương đã xây dựng và ban hành chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện phù hợp với điều kiện và đặc thù của địa phương, cơ quan, đơn vị trong việc tạo điều kiện và đảm bảo cho tổ chức hội phụ nữ tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của mình.
3. Tình hình triển khai thực hiện Nghị định số 56/2012/NĐ-CP và các văn bản khác có liên quan
a) Việc thực hiện trách nhiệm các cơ quan chuyên môn trong việc tạo điều kiện cho các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ tham gia quản lý nhà nước
- Tham gia trong quá trình xây dựng, sửa đổi, bổ sung và góp ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật, các chương trình, đề án, dự án, lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ, trẻ em, về bình đẳng giới theo quy định của pháp luật.
- Tham gia thành viên các tổ chức tư vấn phối hợp liên ngành, các đoàn kiểm tra, giám sát về những lĩnh vực có liên quan đến quyền, lợi ích của phụ nữ, trẻ em, về bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.
- Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân các cấp đã tạo điều kiện thuận lợi cho Hội liên hiệp phụ nữ cùng cấp thực hiện chức năng, kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực của mình. Trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, sử dụng cán bộ, tỉnh đã quan tâm, chú trọng bố trí tỷ lệ cán bộ nữ phù hợp để giữ các vị trí lãnh đạo, quản lý, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp,…
- Các cơ quan chuyên môn đã phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ cùng cấp tổ chức các hội nghị tuyên truyền phố biến giáo dục pháp luật, nội dung tập trung về những vấn đề có liên quan đến phụ nữ và trẻ em; tổ chức các lớp tuyên truyền về Luật Bình đẳng giới, Luật phòng, chống bạo lực gia đình…Kết quả trong 2 năm đã tổ chức được 10 hội nghị tuyên truyền cho 453 cán bộ Hội chủ chốt các cấp, 1.934 cuộc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, tư vấn pháp lý lưu động thu hút 109.546 lượt hội viên phụ nữ và nhân dân tham gia.
- Ủy ban nhân dân các cấp đã tạo điều kiện, hỗ trợ cho các cấp Hội phát huy vai trò, thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ trong hoạt động phong trào như: Phối hợp tổ chức các hoạt động tuyên truyền, cấp kinh phí, điều kiện và phương tiện làm việc, chế độ phụ cấp đối với cán bộ Hội cơ sở, tổ chức sản xuất, dịch vụ, hỗ trợ phụ nữ giải quyết những vấn đề xã hội liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho phụ nữ, trẻ em, sự tiến bộ và bình đẳng của phụ nữ phù hợp với quy định của pháp luật. Hàng năm, Ủy ban nhân dân các cấp đã cấp kinh phí kịp thời cho các cấp Hội hoạt động theo Luật Ngân sách và theo điều kiện của từng địa phương.
b) Về thực hiện chế độ làm việc định kỳ theo quy định tại Điều 6 của Nghị định số 56/2012/NĐ-CP
Định kỳ hàng năm, Lãnh đạo Ủy ban nhân dân các cấp đã mời Hội Liên hiệp phụ nữ cùng cấp tham dự các hội nghị thường kỳ, hội nghị chuyên đề thông báo về tình hình phát triển kinh tế xã hội, tình hình triển khai thực hiện các chương trình, đề án, dự án của tỉnh. Thông qua các hội nghị này, các cấp Hội phụ nữ được đề xuất về các vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích của phụ nữ, trẻ em và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.
c) Về việc xây dựng Quy chế về mối quan hệ công tác giữa Uỷ ban nhân dân và Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp:
Ủy ban nhân dân tỉnh đã giao cho Sở Nội vụ chủ trì (cấp tỉnh), Phòng Nội vụ (cấp huyện) phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ cùng cấp xây dựng Quy chế phối hợp công tác giữa Ủy ban nhân dân và Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp trình Ủy ban nhân dân cùng cấp ban hành, trong đó đã quy định rõ mối quan hệ phối hợp trên nguyên tắc tạo điều kiện để cùng thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mỗi cơ quan; đồng thời cũng quy định rõ trách nhiệm của mỗi bên trong việc xây dựng cơ chế, chính sách; văn bản quy phạm pháp luật và các chương trình, kế hoạch, đề án, các lĩnh vực kinh tế - xã hội liên quan đến quyền, lợi ích của phụ nữ và trẻ em. Tạo điều kiện thuận lợi về kinh phí và các điều kiện khác để Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.
4. Trách nhiệm của Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp trong việc tham gia quản lý nhà nước
Ủy ban nhân dân tỉnh luôn chú trọng việc triển khai cho Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan có liên quan phối hợp Hội LHPN trong việc tham gia quản lý nhà nước để đảm bảo cho các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ phát huy vai trò trong việc xây dựng chính quyền các cấp. Cụ thể như sau:
a) Việc cử đại diện tham gia các hoạt động quản lý nhà nước
Hằng năm, Ủy ban nhân dân các cấp mời Hội Liên hiệp Phụ nữ cử đại diện tham gia thành viên chính thức các Hội đồng, Ban chỉ đạo cùng cấp tham dự đầy đủ các hội nghị, cuộc họp;Thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ được phân công; Chủ động triển khai thực hiện các nội dung được phân công phụ trách và các nội dung liên quan đến quyền và lợi ích chính đáng của phụ nữ và trẻ em.
Thực hiện nhiệm vụ giám sát, các cơ quan chuyên môn đã phối hợp chặt chẽ cùng Hội Liên hiệp phụ nữ giám sát chế độ chính sách liên quan đến lao động nữ ở các doanh nghiệp; chế độ chính sách cho người cao tuổi, hộ nghèo, người có công; chế độ chính sách đối với cán bộ nữ, cán bộ Hội… Thông qua hoạt động giám sát, các cấp đã có ý kiến kiến nghị kịp thời với các ngành chức năng về những vấn đề liên quan phụ nữ, trẻ em (theo Điểm d, khoản 1, Điều 4 của Nghị định 56). Ngoài ra, Trong các đoàn kiểm tra, giám sát của tỉnh về việc thực hiện các chế độ, chính sách liên quan đến phụ nữ, trẻ em như: Kiểm tra hoạt động nhận ủy thác Ngân hàng chính sách xã hội; kiểm tra về an toàn lao động, môi trường, an toàn giao thông, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ... đều có đại diện thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp.
b) Việc chủ động nghiên cứu, đề xuất, kiến nghị các biện pháp chính sách liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, trẻ em, gia đình và bình đẳng giới; cung cấp kịp thời các thông tin liên quan đến phụ nữ, trẻ em và bình đẳng giới
Các đề án của Chính phủ có liên quan đến phụ nữ, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn chủ động phối hợp với các cấp Hội tham gia ý kiến sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới các chương trình, kế hoạch phối hợp liên ngành thuộc thẩm quyền của ngành có liên quan đến quyền, lợi ích của phụ nữ, trẻ em, phòng chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới,...
Trong … năm, trên cơ sở quy chế phối hợp giữa Ủy ban nhân dân tỉnh và Hội Liên hiệp Phụ nữ, các cấp hội từ tỉnh đến cơ sở luôn chủ động khi được mời tham gia ý kiến đề xuất, kiến nghị các biện pháp trong xây dựng các chương trình phát triển kinh tế - xã hội hoặc sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, triển khai công tác giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và các chính sách liên quan đến phụ nữ, trẻ em… Các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ đều được mời tham gia với tư cách là thành viên chính thức được thảo luận tại các cuộc họp, nếu không tổ chức họp đều có văn bản gửi đến để Hội Liên hiệp phụ nữ tham gia đóng góp ý kiến trực tiếp, nhất là các văn bản quy định chế độ chính sách liên quan đến phụ nữ, trẻ em, các văn bản bổ sung, sửa đổi để phù hợp với từng giai đoạn…
Các cấp Hội quan tâm và chú trọng đến hoạt động phản biện xã hội thông qua việc tích cực, chủ động tham gia ý kiến vào các dự thảo văn bản chính sách, pháp luật như Hiến pháp, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật đất đai, Luật bảo hiểm xã hội… Tham gia ý kiến trong các Hội nghị, các kỳ họp Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp về những vấn đề liên quan đến phụ nữ, gia đình, trẻ em và bình đẳng giới. Trong 02 năm, Hội đã tham gia ý kiến vào 10 dự thảo văn bản pháp luật, như tham gia sửa đổi, bổ sung vào Luật Hôn nhân gia đình, Hiến pháp Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
Tại các Hội thẩm Tòa án nhân dân các cấp, Hội Liên hiệp phụ nữ cùng cấp đã tích cực tham gia Hội thẩm Toà án nhân dân các cấp để thực hiện việc xét xử các vụ việc liên quan đến phụ nữ, trẻ em theo đúng pháp luật; Tham gia các tổ hoà giải và hòa giải thành công 895 vụ; Tiếp nhận và giải quyết 72 đơn thư theo đúng quy định; Tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý cho hơn 5.200 lượt hội viên, phụ nữ mang lại quyền lợi cho phụ nữ, trẻ em được kịp thời.
Thực hiện Nghị quyết số 11 của Bộ Chính trị về “Công tác phụ nữ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước”, hàng năm các cấp Hội thực hiện rà soát nguồn cán bộ nữ và tham mưu, đề xuất với cấp uỷ cùng cấp về nguồn cán bộ nữ để quy hoạch, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo cán bộ.
c) Phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban nhân dân các cấp, các ngành liên quan trong việc thực hiện trách nhiệm theo quy định của pháp luật về bình đẳng giới
- Thực hiện Khoản 2 Điều 29 và Điều 31 Luật Bình đẳng giới: Với đặc thù của tổ chức Hội phụ nữ, cán bộ, công chức, người lao động làm việc tại các cơ quan Hội chủ yếu là nữ. 100% chức danh quản lý, lãnh đạo do nữ đảm nhận, 100% cán bộ chuyên trách là nữ. Các cấp Hội phụ nữ tỉnh ............... đã thực hiện tốt các quy định của Luật Bình đẳng giới, đảm bảo bình đẳng giới trong quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, luân chuyển cán bộ và thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức người lao động (tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, thai sản, ốm đau, hưu trí…), đặc biệt là chính sách bảo vệ và hỗ trợ phụ nữ mang thai, nuôi con nhỏ.
- Thực hiện quy định tại Khoản 1,3,4,5 Điều 29; Điều 30 Luật Bình đẳng giới; Điều 16 Nghị định số 70; Khoản 2,7, Điều 6 và Khoản 2,4 Điều 10 Nghị định số 48: Hội phụ nữ các cấp đã tích cực tham gia đóng góp hàng trăm ý kiến vào dự thảo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sửa đổi, Văn kiện Đại hội Đảng các cấp, các dự thảo sửa đổi Luật (Bộ Luật Lao động, Luật Hôn nhân gia đình, Luật đất đai, Luật Bảo hiểm xã hội…) với nhiều hình thức như: Tổ chức hội thảo lấy ý kiến, tham gia ý kiến bằng văn bản hoặc lấy ý kiến trực tiếp tại các hội nghị, hội thảo…
II. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Những mặt được
Việc triển khai thực hiện Nghị định số 56/2012/NĐ-CP đã làm chuyển biến được nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền về vai trò của cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Từ đó, Ủy ban nhân dân các cấp đã quan tâm và tích cực phối hợp với tổ chức Hội cùng cấp trong thực hiện quản lý nhà nước về các vấn đề liên quan đến phụ nữ và bình đẳng giới.
Sau … năm thực hiện Nghị định, sự phối hợp trong công tác giữa Ủy ban nhân dân và Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp từng bước được nâng lên trên nguyên tắc tạo điều kiện để cùng thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mỗi cơ quan theo quy định.
Ủy ban nhân dân đã tạo điều kiện thuận lợi để Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp tham gia quản lý nhà nước và tổ chức các hoạt động liên quan đến quyền, lợi ích của phụ nữ, trẻ em; phòng, chống bạo lực gia đình và bình đẳng giới; đồng thời tạo điều kiện để Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp tham gia kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về phụ nữ, trẻ em, phòng chống bạo lực gia đình và bình đẳng giới trong lĩnh vực có liên quan.
Các cơ quan chuyên môn và Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp đã thể hiện rõ trách nhiệm trong việc phối hợp tổ chức, triển khai thực hiện nhiệm vụ, vai trò của Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp luôn được coi trọng. Hoạt động của các tổ chức Hội đều gắn với các chương trình, nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế, xã hội của địa phương; các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ đã chủ động nghiên cứu, đề xuất, kiến nghị các giải pháp, chính sách liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, trẻ em và các giải pháp góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
2. Những mặt còn hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được còn có những hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới như: Công tác phối hợp giữa chính quyền với Hội phụ nữ ở một số đơn vị chưa chặt chẽ; công tác tham mưu, phối hợp của một số tổ chức Hội phụ nữ cơ sở còn yếu; một số cơ sở Hội chưa thực hiện tốt hoạt động giám sát và việc thực hiện các chế độ chính sách liên quan đến phụ nữ.
3. Khó khăn, vướng mắc
- Điều kiện làm việc của Hội Liên hiệp phụ nữ ở cơ sở còn có nhiều khó khăn, trang thiết bị làm việc chưa đủ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
- Một số cán bộ Hội ở cơ sở còn thiếu những kỹ năng, nghiệp vụ nhất định nên khi tổ chức tuyên truyền, vận động tại cơ sở còn hạn chế, chưa phát huy hết vai trò và năng lực của mình trong công tác tuyên truyền, vận động và triển khai thực hiện nhiệm vụ.
Trên đây là báo cáo sơ kết … năm của Ủy ban nhân dân tỉnh ............... về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong việc bảo đảm cho các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ tham gia quản lý nhà nước theo Nghị định số 56/2012/NĐ-CP ngày 16/07/2012 của Chính phủ. Uỷ ban nhân dân tỉnh báo cáo Bộ Nội vụ/.
Nơi nhận: - Bộ Nội vụ; - CT, các PCT; - Sở Nội vụ; - Lãnh đạo Văn phòng; - Lưu: VT, NC.son | CHỦ TỊCH |
Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục thủ tục hành chính trong mục biểu mẫu nhé.
Tham khảo thêm
Sơ kết thi đua chào mừng thành lập QĐNDVN 22/12 và ngày hội Quốc phòng toàn dân năm học 2017 - 2018
Mẫu báo cáo công tác chi bộ năm 2024 mới cập nhật
Mẫu báo cáo thành tích đề nghị tặng thưởng huân chương
Báo cáo thành tích cá nhân mới nhất 2024 (11 mẫu)
Báo cáo tổng kết 5 năm thi hành luật đấu giá tài sản 2024
Báo cáo chỉ thị 27 của Bộ chính trị
Mẫu báo cáo sơ kết kết quả cuộc vận động học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh
- Chia sẻ:Cô bé bướng bỉnh
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
-
Mẫu báo cáo tình hình trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm 2024 mới nhất
-
Bài dự thi Vì an toàn giao thông thủ đô 2024
-
Đơn đề nghị kiểm tra điều kiện an toàn về PCCC năm 2024
-
Tờ trình đề nghị chuẩn y kết quả bầu cử Ban Chấp hành, Bí thư, Phó Bí thư Chi bộ 2024
-
Kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2024
-
Hướng dẫn khai phiếu bổ sung hồ sơ đảng viên (mẫu 3-HSĐV)
-
Mẫu sổ theo dõi kỷ luật năm 2024
-
Cách viết biên bản cuộc họp 2024 mới nhất
-
Bản tự kiểm tra Đảng viên chấp hành 2024 mới cập nhật
-
Mẫu báo cáo kết quả thực hiện nâng bậc lương 2024
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Thủ tục hành chính
Mẫu đơn hàng xuất khẩu thuốc phóng xạ
Mẫu văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
Bản đăng ký thi đua cá nhân của nhân viên năm học 2017-2018
Mẫu sổ theo dõi đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu
Mẫu báo cáo nguồn nhân lực thư viện công cộng
Mẫu báo cáo giải quyết khiếu nại kỷ luật Đảng viên
Thủ tục hành chính
Hôn nhân - Gia đình
Giáo dục - Đào tạo
Tín dụng - Ngân hàng
Biểu mẫu Giao thông vận tải
Khiếu nại - Tố cáo
Hợp đồng - Nghiệm thu - Thanh lý
Thuế - Kế toán - Kiểm toán
Đầu tư - Kinh doanh
Việc làm - Nhân sự
Biểu mẫu Xuất - Nhập khẩu
Xây dựng - Nhà đất
Văn hóa - Du lịch - Thể thao
Bộ đội - Quốc phòng - Thương binh
Bảo hiểm
Dịch vụ công trực tuyến
Mẫu CV xin việc
Biển báo giao thông
Biểu mẫu trực tuyến