Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược
Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược dùng để phân tích, dự báo tác động đến môi trường của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển để đưa ra giải pháp giảm thiểu tác động bất lợi đến môi trường. Mẫu ban hành kèm theo Thông tư 25/2019/TT-BTNMT.
Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược mới nhất
1. Đánh giá môi trường chiến lược là gì?
Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2014, đánh giá môi trường chiến lược (ĐCM) là việc phân tích, dự báo tác động đến môi trường của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển để đưa ra giải pháp giảm thiểu tác động bất lợi đến môi trường, làm nền tảng và được tích hợp trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nhằm bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững.
2. Đối tượng phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược
Các nhóm chiến lược, quy hoạch phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược gồm:
– Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của vùng kinh tế – xã hội, vùng kinh tế trọng điểm, hành lang kinh tế, vành đai kinh tế
– Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt
– Chiến lược, quy hoạch phát triển khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu công nghiệp
– Chiến lược, quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên quy mô từ 02 tỉnh trở lên
– Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực quy mô quốc gia, cấp vùng, cấp tỉnh có tác động lớn đến môi trường
– Điều chỉnh chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của các đối tượng trên
Chi tiết về các đối tượng xem tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP.
Như vậy, cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch trên phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược.
3. Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược
(1) BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC của (2) | |
Đại diện của (1) | Đại diện của đơn vị tư vấn (nếu có) |
Tháng… năm… |
Ghi chú:
(1): Tên gọi Bộ/UBND cấp tỉnh được giao nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch; (2): Tên gọi đầy đủ, chính xác của chiến lược, quy hoạch;
(*): Chỉ thể hiện tại trang phụ bìa.
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết, cơ sở pháp lý của nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch
- Tóm tắt về sự cần thiết và hoàn cảnh ra đời của chiến lược, quy hoạch, trong đó nêu rõ là loại chiến lược, quy hoạch mới hoặc chiến lược, quy hoạch điều chỉnh (sau đây gọi là CQ).
- Cơ sở pháp lý của nhiệm vụ xây dựng CQ.
- Cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng CQ.
- Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt CQ.
2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật để thực hiện đánh giá môi trường chiến lược
2.1. Căn cứ pháp luật
- Liệt kê các văn bản pháp luật làm căn cứ để thực hiện đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) của CQ, trong đó nêu đầy đủ chính xác: mã số, tên, ngày ban hành, cơ quan ban hành của từng văn bản và đối tượng điều chỉnh của văn bản.
- Liệt kê đầy đủ các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường và các quy chuẩn kỹ thuật liên quan khác được sử dụng để thực hiện ĐMC của CQ.
2.2. Căn cứ kỹ thuật
- Liệt kê các hướng dẫn kỹ thuật về ĐMC và các tài liệu kỹ thuật liên quan khác được sử dụng để thực hiện ĐMC của CQ.
2.3. Phương pháp thực hiện ĐMC
- Liệt kê đầy đủ các phương pháp ĐMC và các phương pháp có liên quan khác đã được sử dụng để thực hiện ĐMC
- Đối với từng phương pháp được sử dụng cần chỉ rõ cơ sở của việc lựa chọn các phương pháp.
- Chỉ rõ phương pháp được sử dụng như thế nào và ở bước nào của quá trình thực hiện ĐMC.
2.4. Tài liệu, dữ liệu cho thực hiện ĐMC
- Liệt kê đầy đủ các tài liệu, dữ liệu sẵn có đã được sử dụng cho ĐMC.
- Liệt kê đầy đủ các tài liệu, dữ liệu được thu thập bổ sung trong quá trình thực hiện ĐMC.
- Liệt kê đầy đủ các tài liệu, dữ liệu tự tạo lập bởi cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng CQ, của đơn vị tư vấn về ĐMC (từ các hoạt động điều tra, khảo sát, phân tích,…).
3. Tổ chức thực hiện ĐMC
- Mô tả mối liên kết giữa quá trình lập CQ với quá trình thực hiện ĐMC với việc thể hiện rõ các bước thực hiện ĐMC được gắn kết với các bước lập CQ (có thể được minh họa dưới dạng một sơ đồ khối hoặc bảng).
- Nêu tóm tắt về việc tổ chức, cách thức hoạt động của tổ chuyên gia/cán bộ khoa học do cơ quan xây dựng CQ lập hoặc đơn vị tư vấn thực hiện ĐMC của CQ.
- Danh sách (họ tên, học vị, học hàm, chuyên môn được đào tạo) và vai trò, nhiệm vụ của từng thành viên trực tiếp tham gia trong quá trình thực hiện ĐMC được thể hiện dưới dạng bảng.
- Mô tả cụ thể về quá trình làm việc, thảo luận của tổ chuyên gia hoặc đơn vị tư vấn về ĐMC với đơn vị hoặc tổ chuyên gia lập CQ nhằm lồng ghép các nội dung về môi trường vào trong từng giai đoạn của quá trình lập CQ.
Chương 1
TÓM TẮT NỘI DUNG CHIẾN LƯỢC, QUY HOẠCH
1.1. Tên của CQ
Nêu đầy đủ, chính xác tên của CQ.
1.2. Cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng CQ
Nêu đầy đủ, chính xác tên của cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng CQ: tên gọi, địa chỉ, số điện thoại, fax, địa chỉ Email.
1.3. Mối quan hệ của CQ được đề xuất với các CQ khác có liên quan
- Liệt kê các CQ khác đã được phê duyệt có liên quan đến CQ được đề xuất.
- Phân tích khái quát mối quan hệ qua lại giữa CQ được đề xuất với các CQ khác có liên quan.
1.4. Mô tả tóm tắt nội dung của CQ
- Phạm vi không gian và thời kỳ của CQ.
- Các quan điểm và mục tiêu của CQ; các quan điểm và mục tiêu chính về bảo vệ môi trường của CQ.
- Các phương án của CQ và phương án được chọn.
- Các nội dung chính của CQ.
- Các định hướng và giải pháp chính về bảo vệ môi trường của CQ.
- Các định hướng về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học (nếu có).
- Các giải pháp về cơ chế, chính sách.
- Các chương trình, dự án đầu tư trọng điểm, ưu tiên.
- Phương án tổ chức thực hiện CQ.
Chương 2
PHẠM VI ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC VÀ ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI
2.1. Phạm vi không gian và thời gian của đánh giá môi trường chiến lược
2.1.1. Phạm vi không gian
Nêu rõ phạm vi không gian thực hiện ĐMC (phạm vi không gian thực hiện ĐMC là những vùng lãnh thổ có khả năng chịu tác động (tiêu cực/tích cực) bởi việc thực hiện CQ).
2.1.2. Phạm vi thời gian
Thể hiện rõ khoảng thời gian được xem xét, dự báo, đánh giá tác động của CQ trong quá trình ĐMC.
2.2. Điều kiện môi trường tự nhiên và kinh tế-xã hội
2.2.1 Điều kiện địa lý, địa chất, thổ nhưỡng
- Mô tả tổng quát điều kiện địa lý, địa chất, của vùng có khả năng ảnh hưởng bởi các tác động (tiêu cực, tích cực) của CQ.
- Mô tả tổng quát đặc điểm địa hình, cảnh quan khu vực, trong đó đặc biệt chi tiết đối với các danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng cấp quốc tế (di sản thiên nhiên), cấp khu vực, cấp quốc gia phân bố trên khu vực có khả năng tác động bởi các tác động (tiêu cực, tích cực) của CQ.
- Mô tả tổng quát điều kiện thổ nhưỡng của vùng có khả năng ảnh hưởng bởi các tác động (tiêu cực, tích cực) của CQ.
- Thể hiện điều kiện địa lý, địa chất, thổ nhưỡng trên các bản đồ có tỷ lệ phù hợp.
- Chỉ dẫn nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo, sử dụng.
2.2.2. Điều kiện khí tượng, thủy văn/hải văn
- Mô tả tổng quát về điều kiện khí tượng gồm chế độ nhiệt, chế độ nắng, chế độ mưa, chế độ gió và các điều kiện khí tượng khác.
- Mô tả tổng quát về đặc điểm hệ thống sông, suối chính và chi tiết hơn đối với các hệ thống sông, suối có khả năng chịu tác động bởi phân bố trên khu vực CQ.
- Mô tả tổng quát về điều kiện hải văn (đối với vùng CQ liên quan đến biển).
- Liệt kê các hiện tượng khí tượng cực đoan (lốc, bão, lũ lụt, v.v.) đã xảy ra trên khu vực CQ.
- Các biểu hiện của biến đổi khí hậu trên khu vực CQ.
- Diễn biến các điều kiện khí tượng, thủy văn/hải văn trong các năm qua.
2.2.3. Hiện trạng chất lượng môi trường đất, nước, không khí
- Mô tả tổng quát hiện trạng, diễn biến chất lượng và ô nhiễm không khí thuộc vùng có khả năng chịu tác động bởi CQ.
- Mô tả tổng quát hiện trạng, diễn biến chất lượng và ô nhiễm nước mặt lục địa, biển, nước dưới đất thuộc vùng có khả năng chịu tác động bởi CQ.
- Mô tả tổng quát hiện trạng, diễn biến chất lượng và ô nhiễm tồn lưu đất thuộc vùng có khả năng chịu tác động bởi CQ.
2.2.4. Hiện trạng đa dạng sinh học, tài nguyên sinh vật
- Mô tả khái quát đặc điểm, diễn biến của các hệ sinh thái tự nhiên (khu bảo tồn thiên nhiên; hành lang đa dạng sinh học; khu vực có đa dạng sinh học cao; vùng đất ngập nước quan trọng; hệ sinh thái rừng tự nhiên; hệ sinh thái rạn san hô, cỏ biển, thủy sinh….) thuộc vùng, khu vực bị ảnh hưởng bởi CQ.
- Mô tả khái quát về các loài động vật, thực vật nguy cấp, quý hiếm; loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ; loài được ghi nhận trong sách đỏ Việt Nam phân bố trong vùng, khu vực bị ảnh hưởng bởi CQ.
- Thể hiện đặc điểm và phân bố các hệ sinh thái tự nhiên, các loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ trên các bản đồ có tỷ lệ phù hợp.
2.2.5. Điều kiện về kinh tế
Mô tả tổng quát về hiện trạng hoạt động của các ngành kinh tế chính thuộc khu vực CQ (công nghiệp, nông nghiệp, khai khoáng, giao thông vận tải, du lịch, thương mại và ngành khác) có khả năng chịu tác động bởi CQ.
2.2.6. Điều kiện về xã hội
- Các công trình văn hóa, lịch sử, tôn giáo, tín ngưỡng và các công trình hạ tầng quan trọng khác có khả năng chịu tác động (tiêu cực/tích cực) bởi CQ.
- Mô tả về dân số, đặc điểm các dân tộc (nếu khu vực có các dân tộc thiểu số), mức sống, tỷ lệ hộ nghèo thuộc khu vực có khả năng chịu tác động (tiêu cực/tích cực) bởi CQ.
Lưu ý:
- Nội dung trình bày về môi trường tự nhiên và môi trường KT-XH thuộc khu vực chịu tác động bởi CQ chỉ tập trung vào các thành phần môi trường, KT- XH có khả năng chịu tác động bởi việc thực hiện CQ và có xét đến biến đổi khí hậu.
- Số liệu phải có chuỗi thời gian ít nhất là năm (05) năm tính đến thời điểm thực hiện ĐMC. Phân tích diễn biến các vấn đề môi trường, kinh tế, xã hội trong các năm qua.
- Thông tin, số liệu về chất lượng các thành phần môi trường phải được chỉ dẫn nguồn tài liệu, dữ liệu sẵn có (tham khảo) và các số liệu dữ liệu khảo sát, đo đạc, phân tích được thực hiện trong quá trình ĐMC.
Chương 3
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHIẾN LƯỢC, QUY HOẠCH ĐẾN MÔI TRƯỜNG
3.1. Các quan điểm, mục tiêu về bảo vệ môi trường được lựa chọn
- Liệt kê các quan điểm, mục tiêu về bảo vệ môi trường, thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu được lựa chọn từ các văn bản chính thống liên quan như nghị quyết, chỉ thị của Đảng; văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước; chiến lược, quy hoạch bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; chiến lược, quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên; ứng phó với biến đổi khí hậu và các văn bản chính thống có liên quan.
3.2. Đánh giá sự phù hợp của CQ với quan điểm, mục tiêu về bảo vệ môi trường
- Đánh giá sự phù hợp/không phù hợp hoặc mâu thuẫn giữa quan điểm, mục tiêu của CQ với các quan điểm, mục tiêu về bảo vệ môi trường liên quan trong các văn bản nêu trên.
- Dự báo tác động (tiêu cực/tích cực) của các quan điểm, mục tiêu của CQ đến các quan điểm, mục tiêu bảo vệ môi trường liên quan trong các văn bản nêu trên.
3.3. Đánh giá, so sánh các phương án phát triển đề xuất
- Đánh giá những ảnh hưởng tiêu cực, tích cực lên các mục tiêu về bảo vệ môi trường, các xu thế môi trường của từng phương án phát triển đề xuất.
- Khuyến nghị phương án lựa chọn.
Lưu ý: Nội dung này chỉ thực hiện khi CQ có từ 02 phương án phát triển trở lên.
3.4. Những vấn đề môi trường chính
- Nêu rõ các vấn đề môi trường chính liên quan đến CQ cần xem xét trong ĐMC, bao gồm:
(1) Ô nhiễm, suy giảm chất lượng môi trường đất, nước, không khí, nhất là ô nhiễm, suy giảm chất lượng không khí trong các đô thị, khu dân cư; ô nhiễm, suy giảm chất lượng nguồn nước mặt như sông, suối, hồ, ao, vùng đất ngập nước, ven biển; ô nhiễm tồn lưu kim loại nặng, hóa chất, hóa chất bảo vệ thực vật trong đất;
(2) Phát sinh chất thải rắn, bao gồm: chất thải nguy hại, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải sinh hoạt và các loại chất thải khác;
(3) Thu hẹp diện tích, thay đổi cấu trúc, chức năng, dịch vụ sinh thái, …của các hệ sinh thái tự nhiên (khu bảo tồn thiên nhiên, khu di sản thiên nhiên, hành lang đa dạng sinh học, khu vực có đa dạng sinh học cao, vùng đất ngập nước quan trọng, hệ sinh thái rừng tự nhiên, hệ sinh thái rạn san hô, cỏ biển, thủy sinh, cảnh quan thiên nhiên;…);
(4) Thu hẹp sinh cảnh và suy giảm số lượng của các loài nguy cấp, quý hiếm, loài được ưu tiên bảo vệ.
Lưu ý:
- Làm rõ cơ sở để lựa chọn các vấn đề môi trường chính của khu vực liên quan đến CQ.
- Các vấn đề môi trường chính cần được mã số hóa và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên và thống nhất ở các phần tiếp theo của báo cáo ĐMC.
3.5. Đánh giá, dự báo xu hướng của các vấn đề môi trường chính trong trường hợp không thực hiện CQ (phương án 0)
- Xác định các nguyên nhân chính có tiềm năng tác động đến môi trường của khu vực trước thời điểm thực hiện CQ như các chiến lược, quy hoạch dự án đầu tư đang triển khai, các quy hoạch, dự án đã được phê duyệt và sẽ triển khai trong tương lai gần, các động lực thị trường, biến đổi khí hậu, v.v..
- Dự báo xu hướng của các vấn đề môi trường chính, đánh giá xu hướng phát thải khí nhà kính đến khu vực.
3.6. Đánh giá, dự báo xu hướng của các vấn đề môi trường chính trong trường hợp thực hiện CQ
3.6.1. Đánh giá, dự báo tác động của CQ đến môi trường
- Xác định các loại hình tác động của CQ đến môi trường vùng có thể chịu tác động dẫn đến các vấn đề môi trường nêu tại mục 3.4.
- Đánh giá tác động của CQ đến môi trường vùng có thể chịu tác động: xác định rõ nguồn phát sinh, cơ chế tác động và đối tượng chịu tác động, phạm vi không gian và thời gian của tác động, mức độ tác động dẫn đến các vấn đề môi trường nêu tại mục 3.4.
Lưu ý: Cần đánh giá cả tác động tiêu cực và tích cực, tác động trực tiếp, gián tiếp và tác động tổng hợp.
3.6.2. Đánh giá, dự báo xu hướng tác động của biến đổi khí hậu trong việc thực hiện CQ
- Đánh giá, dự báo tác động của các kịch bản biến đổi khí hậu đối với CQ.
- Đánh giá, dự báo tác động của CQ đối với xu hướng biến đổi khí hậu.
Lưu ý: Cần dự báo tiềm năng phát thải khí nhà kính, khả năng hấp thụ khí CO2 từ các hoạt động của CQ.
3.7. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy và các vấn đề còn chưa chắc chắn của các dự báo
- Xác định và nêu rõ những vấn đề còn không chắc chắn, thiếu tin cậy trong ĐMC, đặc biệt là về dự báo, đánh giá tác động, mức độ nghiêm trọng, phạm vi không gian, thời gian của tác động, v.v..
- Trình bày rõ lý do, nguyên nhân của từng vấn đề không chắc chắn, thiếu tin cậy như: từ số liệu, dữ liệu (thiếu thông tin, dữ liệu cần thiết; số liệu, dữ liệu quá cũ, thiếu độ tin cậy…); từ phương pháp đánh giá (tính phù hợp, độ tin cậy của phương pháp…); trình độ chuyên môn của các chuyên gia tham gia thực hiện ĐMC) và các nguyên nhân khác.
Chương 4
GIẢI PHÁP DUY TRÌ XU HƯỚNG TÍCH CỰC, HẠN CHẾ, GIẢM THIỂU XU HƯỚNG TIÊU CỰC CỦA CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC, QUY HOẠCH
4.1. Các nội dung của CQ đã được điều chỉnh trên cơ sở kết quả của đánh giá môi trường chiến lược
4.1.1. Các đề xuất, kiến nghị từ kết quả của ĐMC
- Nêu đầy đủ các đề xuất, kiến nghị dưới góc độ môi trường từ quá trình ĐMC để điều chỉnh các nội dung của CQ.
4.1.2. Các nội dung của CQ đã được điều chỉnh
Trình bày các nội dung CQ đã được điều chỉnh của cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng CQ trên cơ sở các đề xuất, kiến nghị từ quá trình ĐMC bao gồm:
- Các điều chỉnh về quan điểm, mục tiêu, chỉ tiêu của CQ.
- Các điều chỉnh về phương án phát triển.
- Các điều chỉnh về các dự án thành phần.
- Các điều chỉnh về phạm vi, quy mô, các giải pháp công nghệ, và các nội dung khác.
- Các điều chỉnh liên quan đến giải pháp, phương án tổ chức thực hiện CQ.
4.2. Các giải pháp duy trì xu hướng tích cực, hạn chế, giảm thiểu xu hướng tiêu cực trong quá trình thực hiện CQ
4.2.1. Các giải pháp về tổ chức, quản lý
- Đề ra các giải pháp về tổ chức, quản lý nhằm duy trì xu hướng tích cực, giảm thiểu xu hướng tiêu cực do việc thực hiện CQ.
- Nhận xét, đánh giá về tính khả thi, dự kiến cách thức thực hiện, cơ quan thực hiện, cơ quan phối hợp thực hiện đối với từng giải pháp.
4.2.2. Các giải pháp về công nghệ, kỹ thuật
- Đề ra các giải pháp về mặt công nghệ, kỹ thuật nhằm phát huy các xu hướng tích cực, hạn chế, giảm thiểu các xu hướng tiêu cực của các vấn đề môi trường nêu tại mục 3.4 do việc thực hiện các hoạt động, dự án của CQ.
- Nhận xét, đánh giá về tính khả thi, dự kiến cách thức thực hiện, cơ quan thực hiện, cơ quan phối hợp thực hiện đối với từng giải pháp.
4.2.3. Định hướng về đánh giá tác động môi trường (ĐTM)
Định hướng yêu cầu về nội dung ĐTM đối với các dự án đầu tư được đề xuất trong CQ trong đó chỉ ra những vấn đề môi trường cần chú trọng, các vùng, ngành/lĩnh vực cần phải được quan tâm về ĐTM trong quá trình triển khai thực hiện dự án.
4.3. Các giải pháp giảm nhẹ, thích ứng với biến đổi khí hậu
4.3.1. Các giải pháp giảm nhẹ
Đề xuất các giải pháp quản lý, kỹ thuật để giảm nhẹ các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.
4.3.2. Các giải pháp thích ứng
Đề xuất các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu trong tương lai.
4.4. Các giải pháp khác (nếu có)
Chương 5
KẾ HOẠCH QUẢN LÝ, GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG
5.1. Quản lý môi trường
Trình bày các nội dung về quản lý môi trường, tổ chức, trách nhiệm quản lý môi trường trong quá trình triển khai thực hiện chiến lược, quy hoạch.
5.2. Giám sát môi trường
Chương trình giám sát môi trường gồm các nội dung:
- Mục tiêu giám sát: nêu rõ những mục tiêu cần đạt được của hoạt động giám sát.
- Trách nhiệm thực hiện giám sát: nêu rõ tổ chức, cơ quan chịu trách nhiệm chính và cách thức phối hợp giữa các cơ quan liên quan, phối hợp với chính quyền địa phương và các tổ chức khác hoặc với cộng đồng trong quá trình thực hiện giám sát.
- Nội dung giám sát:
+ Giám sát tác động môi trường: nêu rõ các đối tượng giám sát, thời gian, cơ chế, tần suất giám sát, các thông số/chỉ thị giám sát, địa điểm giám sát.
- Nguồn lực cho giám sát: nêu rõ nguồn lực cho thực hiện giám sát bao gồm nhân lực, kinh phí và các điều kiện vật chất khác cần thiết cho hoạt động giám sát.
Chương 6
THAM VẤN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC
6.1. Thực hiện tham vấn
- Trình bày rõ mục tiêu của tham vấn.
- Nêu rõ nội dung tham vấn, các đối tượng được lựa chọn tham vấn và căn cứ để lựa chọn các đối tượng này.
- Mô tả quá trình tham vấn, cách thức tham vấn, trong đó nêu rõ việc tham vấn được thực hiện ở những bước nào trong quá trình thực hiện ĐMC.
Lưu ý: Việc tham vấn được thực hiện nhiều lần trong quá trình ĐMC, phải nêu rõ nội dung tham vấn của mỗi lần tham vấn.
6.2. Kết quả tham vấn
- Nêu rõ kết quả tham vấn, trong đó phản ánh đầy đủ các ý kiến tích cực và tiêu cực, các ý kiến nhất trí, phản đối và các kiến nghị đối với bảo vệ môi trường, đối với nội dung CQ và các ý kiến, kiến nghị khác (nếu có).
- Làm rõ các nội dung, ý kiến đã được tiếp thu, không tiếp thu và nêu rõ lý do.
Lưu ý: Các văn bản tham vấn và ý kiến của các đối tượng được tham vấn cần được đưa vào Phụ lục.
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT
1. Về mức độ ảnh hưởng tiêu cực lên môi trường của CQ
- Kết luận chung về sự phù hợp/chưa phù hợp hoặc mâu thuẫn của các mục tiêu của CQ với các mục tiêu về bảo vệ môi trường.
- Mức độ tác động tiêu cực/tích cực của CQ lên môi trường và tác động của biến đổi khí hậu.
- Các tác động môi trường tiêu cực không thể khắc phục và nguyên nhân.
2. Về hiệu quả của ĐMC
Nêu tóm tắt về:
- Các nội dung của CQ đã được điều chỉnh trong quá trình ĐMC.
- Các vấn đề còn chưa có sự thống nhất giữa yêu cầu phát triển và bảo vệ môi trường.
3. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong quá trình thực hiện CQ và kiến nghị hướng xử lý
Nêu rõ những vấn đề môi trường cần được tiếp tục nghiên cứu trong quá trình thực hiện CQ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Liệt kê đầy đủ các tài liệu được tham khảo trong quá trình ĐMC và lập báo cáo ĐMC.
Các tài liệu tham khảo phải được thể hiện rõ: tên tác giả (hoặc cơ quan), tên tài liệu, năm xuất bản và cơ quan xuất bản. Tài liệu tham khảo qua internet phải chỉ rõ địa chỉ website.
Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục thủ tục hành chính trong mục biểu mẫu nhé.
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
-
6 Mẫu thông báo nghỉ lễ của nội bộ công ty 2024 đẹp, ấn tượng nhất
-
Mẫu giấy đề nghị đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã 2024
-
Mẫu biên bản kiểm tra tình trạng xe mới nhất 2024
-
2 Mẫu đơn xin cấp lại thẻ Đảng viên 2024: Cách viết và thủ tục cấp
-
Mẫu 2 - HSĐV: Phiếu đảng viên 2024
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thủ tục hành chính
Hôn nhân - Gia đình
Giáo dục - Đào tạo
Tín dụng - Ngân hàng
Biểu mẫu Giao thông vận tải
Khiếu nại - Tố cáo
Hợp đồng - Nghiệm thu - Thanh lý
Thuế - Kế toán - Kiểm toán
Đầu tư - Kinh doanh
Việc làm - Nhân sự
Biểu mẫu Xuất - Nhập khẩu
Xây dựng - Nhà đất
Văn hóa - Du lịch - Thể thao
Bộ đội - Quốc phòng - Thương binh
Bảo hiểm
Dịch vụ công trực tuyến
Mẫu CV xin việc
Biển báo giao thông
Biểu mẫu trực tuyến