11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Hoạt động trải nghiệm tiểu học
11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Hoạt động trải nghiệm tiểu học trong Tập huấn trực tuyến chương trình GDPT 2018 mà hoatieu.vn giới thiệu sau đây là tài liệu hữu ích để các thầy cô tham khảo để viết cho mình kế hoạch giảng dạy hay và đầy đủ nhất.
11 câu phân tích kế hoạch bài dạy tiểu học với hướng dẫn trả lời mang tính chất tham khảo, các bạn chỉ nên đọc để lấy ý tưởng làm bài, phù hợp với kiến thức, môi trường dạy và học cá nhân.
- 11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Giáo dục thể chất tiểu học
- 11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Âm nhạc tiểu học
- 11 câu Phân tích kế hoạch bài dạy môn Ngữ văn Cấp tiểu học
- 11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên - Xã hội tiểu học
Phân tích kế hoạch bài dạy môn Hoạt động trải nghiệm
- 1. Phân tích kế hoạch bài dạy là gì?
- 2. 11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Hoạt động trải nghiệm tiểu học
- Câu 1: Sau khi học xong bài học, học sinh làm được gì để tiếp nhận (chiếm lĩnh) và vận dụng kiến thức, kỹ năng của chủ đề?
- Câu 2: Học sinh sẽ thực hiện các “Hoạt động học” nào trong bài học?
- Câu 3: Thông qua các “hoạt động học” sẽ thực hiện những “biểu hiện cụ thể” của những phẩm chất năng lực nào hình thành phát triển cho học sinh?
- Câu 4: Khi thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới trong bài học, học sinh được sử dụng những thiết bị dạy học / học liệu nào?
- Câu 5: Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/ học liệu nào về (đọc/nghe/nhìn/làm) để hình thành kiến thức mới?
- Câu 6: Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để hình thành kiến thức mới là gì?
- Câu 7: Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện các hoạt động để hình thành kiến thức mới của học sinh?
- Câu 8: Khi thực hiện hoạt động luyện tập vận dụng kiến thức mới trong bài học học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học nào?
- Câu 9: Học sinh sử dụng thiết bị dạy học như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để luyện tập/vận dụng kiến thức mới.
- Câu 10: Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động rèn luyên / vận dụng kiến thức mới là gì?
- Câu 11: Giáo viên cần nhận xét đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới của học sinh?
1. Phân tích kế hoạch bài dạy là gì?
Một kế hoạch bài giảng là lộ trình của giáo viên về những gì học sinh cần học và làm thế nào để thực hiện điều đó một cách hiệu quả trong giờ học. Nội dung của kế hoạch bài dạy gồm 3 phần: Mục tiêu học tập, hoạt động học tập, cách thức đánh giá....
Vì vậy việc Phân tích kế hoạch bài dạy rất quan trọng và cần thiết đối với giáo viên. 11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Hoạt động trải nghiệm tiểu học mà Hoatieu.vn giới thiệu với các bạn sau đây sẽ giúp các thầy cô hoàn thành bài tập trong tập huấn giáo viên theo chương trình GDPT 2018 tốt nhất.
2. 11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Hoạt động trải nghiệm tiểu học
Câu 1: Sau khi học xong bài học, học sinh làm được gì để tiếp nhận (chiếm lĩnh) và vận dụng kiến thức, kỹ năng của chủ đề?
Sau khi học bài học thông qua việc thực hiện các hoạt động học sinh biết:
- Giới thiệu được những đặc điểm, những việc làm đáng tự hào về bản thân mình.
- Biết làm cho mình có ý nghĩa với người thân và mọi người xung quanh có suy nghĩ tích cực.
- Biết ước mơ về những điều tốt đẹp và lập kế hoạch rèn luyện để hoàn thiện bản thân.
- Biết điều chỉnh cảm xúc và suy nghĩ của bản thân trong một số tình huống đơn giản.
Câu 2: Học sinh sẽ thực hiện các “Hoạt động học” nào trong bài học?
Học sinh được thực hiện các “Hoạt động học” trong bài học là:
1, Hoạt động 1: Khởi động - Kết nối chủ đề:
Hoạt động này giúp học sinh nhớ về những điều tốt đẹp mà các em đã thực hiện từ chính đôi bàn tay của mình.
- GV trao đổi với HS về ý nghĩa của mỗi cá nhân đối với gia đình, cộng đồng, xã hội.
- HS ngồi theo cặp 1 bạn phỏng vấn, 1 bạn trả lời, sau đó lại đổi vai.
Phỏng vấn nhanh các câu hỏi:
+ Bạn đã làm điều gì tốt cho gia đình?
+ Bạn đã làm điều gì tốt cho bạn bè?
+ Khi bạn làm điều tốt bạn thấy mọi người thế nào?
- GV chốt lại: Khi mình sống có ích mình sẽ tự hào về bản thân mình hơn.
Hoạt động 2: Khám phá: Tôi giỏi, bạn cũng thế.
Hoạt động này giúp HS nhìn lại các điểm mạnh của bản thân, những việc làm tốt của mình để tự hào về mình.
- Hướng dẫn HS cách chơi: Người đầu tiên nói: tôi giúp bạn và được cô khen, còn bạn? Người bên cạnh nói: Tôi hòa đồng với bạn bè nên được bạn yêu quý, còn bạn?
- GV chia lớp thành các nhóm để tăng số lần HS được nói.
- GV có thể nói trước rồi chỉ định một HS nói, HS đó nói xong thì chỉ định bạn tiếp theo.
- Hết thời gian GV hỏi xem mỗi người nói được bao nhiêu điều tốt? Ai nói được nhiều nhất? GV ghi nhận.
Hoạt động 3: Tìm hiểu giá trị của bản thân.
Hoạt động này giúp HS nhận ra giá trị của bản thân với người thân, thầy cô và bạn bè, từ đó biết yêu bản thân, tự hào về bản thân.
- GV giải thích trước lớp về mối quan hệ giữa việc làm tốt của từng cá nhân với giá trị của các em mang lại cho gia đình và nhà trường.
- GV chia lớp thành nhóm 5-6 người.
- Các nhóm thảo luận nhiệm vụ “Em có ý nghĩa như thế nào đối với gia đình, bạn bè của em.
- Các nhóm trình bày.
- GV chốt lại nhiệm vụ
Hoạt động 4: Điều chỉnh cảm xúc bằng suy nghĩ tích cực
Hoạt động này giúp HS biết cách suy nghĩ tích cực trong những tình huống cuộc sống để làm chủ cảm xúc.
- Mỗi nhóm có thể viết lại 3 cách mà bạn mình đã làm chủ được cảm xúc bằng cách suy nghĩ tích cực.
- GV cho các nhóm trình bày cách ứng xử hoặc đóng vai tình huống ứng xử đó.
- GV và cả lớp nhận xét.
- GV chốt lại các việc làm tốt và suy nghĩ tích cực, làm chủ cảm xúc sẽ tạo nên giá trị tốt đẹp của bản thân và tự hào về bản thân vì điều đó.
Hoạt động 5: Rèn luyện nâng cao lòng tự trọng.
Hoạt động này giúp HS hiểu rằng tự trọng sẽ giúp cho cá nhân tự giác thực hiện các nghĩa vụ và trách nhiệm cao nhất. Vì thế mà tôi tự hào về mình.
- GV trao đổi với cả lớp: Tự trọng là tôn trọng bản thân mình. Người tự trọng cũng là người luôn có trách nhiệm . Chính vì vậy, người tôn trọng bản thân là người không để ai than phiền, phàn nàn về mình vì không hoàn thành nhiệm vụ hay vi phạm quy định nào đó. Tuy nhiên để là người có trách nhiệm với các công việc và tuân thủ các quy định HS cần rèn luyện ý chí vượt qua những vật cản và có thể tìm sự hỗ trợ của mọi người xung quanh.
- Chia lớp theo nhóm, thảo luận và chia sẻ với các bạn xem hành vi nào mình khó thực hiện hay khó hoàn thành nhất và xin lời khuyên từ các bạn.
- Nhóm liệt kê các hành vi mà các bạn hay vi phạm và các cách rèn luyện để khắc phục.
- Các nhóm trình bày kết quả.
- GV tổng kết xem lớp có bao nhiêu hành vi khó thực hiện, chọn 2 hành vi dề thay đổi nhất để đặt mục tiêu đạt được trong tháng.
- GV nhấn mạnh: Luôn biết hoàn thiện bản thân là sự tự trọng cao nhất.
Hoạt động 6: Mong gì ở bạn, ở tôi?
Hoạt động này giúp HS nhìn lại bản thân thông qua cách nhìn của các bạn, làm cơ sở để rèn luyện và càng ngày càng thêm tự hào về bản thân mình.
- Thảo luận nhóm chia sẻ các câu hỏi sau:
+ Tôi yêu quý bạn ở điểm nào? VD: Tôi rất thích nụ cười của bạn
+ Tôi mong muốn gì ở bạn? VD: Tôi mong bạn cười với tôi nhiều hơn.
- Thư kí viết biên bản đọc lại để thống nhất biên bản.
- Các nhóm báo cáo trước lớp.
+ Nhóm trưởng các nhóm báo cáo lại tình hình làm việc của nhóm cho GV,
+ Nhóm trưởng chuyển lại cho GV biên bản của nhóm.
+ Gv có thể trao đổi lại những điểm cần làm rõ trong biên bản.
Hoạt động 7: Tôi tự tin
Thông qua hoạt động này, HS có cơ hội rèn luyện sự tự tin và GV có thể đánh giá năng lực tự nhận thức bản thân của HS, chỉ ra cách rèn luyện tiếp theo cho HS.
- GV chia lớp thành 3 nhóm:
+ Nhóm 1: Chuẩn bị và tập biểu diễn một tiết mục đồng ca (Nhóm tự chọn bài )
+ Nhóm 2: Chuẩn bị và tập biểu diễn một tiết mục dân vũ (Nhóm tự chọn bài)
+ Nhóm 3: Chuẩn bị và tập biểu diễn một tiết mục kể chuyện tiếp nối (Nhóm tự chọn câu chuyện hoặc tự sáng tác).
- Các nhóm tập trong 5 phút.
- GV hỗ trợ các nhóm hình thành ý tưởng và tập luyện.
- GV tổ chức cho các nhóm trình diễn.
- GV quan sát đưa ra nhận xét về sự tự tin, niềm tự hào thể hiện trên tác phong trình diễn của các nhóm, chỉ ra điểm cần cố gắng và cách rèn luyện tiếp theo cho HS.
Hoạt động 8: Xây dựng kế hoạch rèn luyện.
Hoạt động này giúp HS sau chủ đề này vẫn tiếp tục rèn luyện, làm nhiều việc tốt, có những suy nghĩ tích cực để thêm tự hào về bản thân mình.
- Nhắc HS ghi lại những tiến bộ của mình trong từng tuần.
- HS ghi lại cách mà em đã vượt qua khó khăn để thành công.
- GV có thể kết hợp với gia đình ghi nhận sự cố gắng và chỉ ra điểm tiến bộ để HS có động lực hoàn thiện bản thân mình.
Câu 3: Thông qua các “hoạt động học” sẽ thực hiện những “biểu hiện cụ thể” của những phẩm chất năng lực nào hình thành phát triển cho học sinh?
Thông qua các “hoạt động học” sẽ thực hiện những “biểu hiện cụ thể” của các phẩm chất năng lực có thể hình thành và phát triển cho HS là:
Về phẩm chất:
1, Yêu nước:
- Yêu quý, tôn trọng và tự hào về bản thân, về bạn bè, mọi người.
- Biết làm cho mình có ý nghĩa với người thân và những người xung quanh.
2, Nhân ái:
- Biết yêu thương bạn bè, kính trọng thầy cô và mọi người.
3, Chăm chỉ:
- Tích cực suy nghĩ để nêu ra những việc làm đáng tự hào của bản thân, của bạn
- Nêu được những điểm đáng quý ở bạn để từ đó rèn luyện bản thân mình ngày càng tiến bộ.
- Tích cực thảo luận, trao đổi nhóm để sắm vai biểu diễn
- Vận dụng kiến thức của bài học để xây dưng được kế hoạch rèn luyện bản thân.
4, Trung thực:
- Nêu đúng những việc tốt mình đã làm cho gia đình, bạn bè, cộng đồng, thể hiện niềm tự hào của bản thân.
- Trung thực trong báo cáo kết quả thảo luận nhóm.
- Trung thực trong việc ghi lại và trình bày kết quả quan sát, nhận xét, đánh giá nhóm bạn.
- Tự giác thực hiện những hành vi, việc làm nâng cao lòng tự trọng, nêu đúng những hành vi khó thực hiện và cách khắc phục.
5, Trách nhiệm:
- Có ý thức trách nhiệm về những việc mình đã nêu đã làm để thực hiện cho tốt.
- Biết kết hợp với các bạn trong nhóm hoàn thành tốt các yêu cầu của GV.
Về năng lực:
1, Năng lực tự chủ và tự học:
- Chủ động hoàn thành các nhiệm vụ mà GV giao
- Chủ động nêu các hành vi, việc làm thể hiện sự tự tin vào bản thân, mong muốn ở bạn, tự lập được kế hoạch rèn luyện bản thân.
- Tự sáng tạo ra câu chuyện, chủ động biểu diễn trước lớp.
2, Năng lực giao tiếp hợp tác:
- Trao đổi với bạn trong nhóm về phương án và cách thức biểu diễn.
- Trao đổi với bạn để tìm ra điểm mạnh của bạn, để điều chỉnh cảm xúc.
- Cùng bạn trao đổi thảo luận để nêu được hành vi khó thực hiện để xin lời khuyên từ bạn.
3, Năng lực giải quyết và sáng tạo:
- Nói được ý nghĩa, vai trò của cá nhân đối với gia đình, cộng đồng.
- Nhận ra cảm xúc tích cực, tiêu cực và tác dụng của nó.
Biết lựa chọn hành vi tích cực đã có, hành vi tịch cực mong muốn có để lập kế hoạch rèn luyện.
Câu 4: Khi thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới trong bài học, học sinh được sử dụng những thiết bị dạy học / học liệu nào?
Khi thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới trong bài học, HS đã được sử dụng các thiết bị dạy học/học liệu là:
- Máy chiếu, bảng nhóm, giá treo, kiến thức, kinh nghiệm liên quan đến chủ đề hoạt động, các vật dụng, sản phẩm các em sưu tầm được.
Câu 5: Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/ học liệu nào về (đọc/nghe/nhìn/làm) để hình thành kiến thức mới?
Học sinh sử dụng những thiết bị dạy học/ học liêu để hình thành kiến thức mới là:
- Tranh ảnh về bản thân, gia đình để giới thiệu với bạn.
- Phiếu bài tập : Ghi lại hành vi khó thực hiện tốt của nhóm, cách khắc phục, ghi điểm được yêu quý, mong đợi ở bạn.
- Máy chiếu, âm thanh để trình diễn.
Câu 6: Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để hình thành kiến thức mới là gì?
Sản phẩm học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để hình thành kiến thức mới là: Kết quả trình bày trong 2 phiếu bài tập, các câu trả lời của cá nhân, của nhóm. Cảm xúc mà học sinh thể hiện qua các hành vi việc làm của bản thân.
Câu 7: Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện các hoạt động để hình thành kiến thức mới của học sinh?
- GV cần nhận xét đánh giá về kết quả thực hiện hoạt động hình thành kiến thức mới cho HS; đánh giá quá trình và kết quả học tập của từng cá nhân và nhóm HS thông qua thái độ, hành vi, việc làm của cá nhân, nhóm. Chốt lại những hành vi, việc làm đúng thể hiện sự tự tin của HS, nhận xét cụ thể theo từng phẩm chất và năng lực HS cần đạt được trong bài học.
Câu 8: Khi thực hiện hoạt động luyện tập vận dụng kiến thức mới trong bài học học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học nào?
Khi thực hiên hoạt động luyện tập vận dụng kiến thức mới trong bài học học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học : Máy chiếu, phiếu học tập, tranh ảnh sưu tầm.
Câu 9: Học sinh sử dụng thiết bị dạy học như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để luyện tập/vận dụng kiến thức mới.
Học sinh sử dụng thiết bị dạy học để (đọc / nghe / nhìn / làm ) để luyện tập/ vận dụng kiến thức mới: Loa đài, máy chiếu để biểu diễn, phiếu học tập để làm, lập kế hoạch rèn luyện,
Câu 10: Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động rèn luyên / vận dụng kiến thức mới là gì?
Sản phẩm mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động rèn luyện/ vận dụng kiến thức mới là: Các hành vi và việc làm thể hiện những điều tốt đẹp, chỉ ra được những điểm mạnh của bản thân để tự hào về mình, hiểu được giá trị của bản thân, hoàn thành phiếu học tập, trình bày tốt các tiết mục tự chọn.
Câu 11: Giáo viên cần nhận xét đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới của học sinh?
Giáo viên cần nhận xét đánh giá về kết quả thực hiện hoạt động luyện tập / vận dụng kiến thức mới của học sinh:
- Nhận xét đánh giá về năng lực tự chủ tự học, giao tiếp hợp tác, giải quyết và sáng tạo để học sinh tự giới thiệu được những việc làm đáng tự hào của bản thân, biết làm cho mình có ý nghĩa với người thân, biết ước mơ về những điều tốt đẹp, biết điều chỉnh cảm xúc và suy nghĩ tích cực của bản thân.
- Nhận xét về các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiêm để đánh giá nhận xét đúng về những hành vi, việc làm thể hiện sự tự tin, nâng cao lòng tự trọng của bản thân, bạn bè, để xây dựng được kế hoạch rèn luyện để tiếp tục hoàn thiện bản thân.
Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
Tải xuống định dạng .Doc
186 KB 07/06/2020 8:54:00 SA
Gợi ý cho bạn
-
Mẫu giấy xác nhận thực tập 2024 mới nhất
-
Mẫu danh mục sản phẩm khoa học và công nghệ dạng kết quả III, IV
-
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 12 2024 mới cập nhật
-
Phân phối chương trình bậc Tiểu học
-
Báo cáo tham luận kinh nghiệm triển khai hiệu quả hoạt động Đội năm 2024 (5 mẫu)
-
Đơn xin tham gia câu lạc bộ hè 2024
-
Mẫu kế hoạch phòng cháy, chữa cháy trường học năm học 2023 - 2024
-
Mẫu đánh giá, rà soát sách Toán lớp 3 Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức
-
(6 mẫu) Nghị quyết Đại hội liên đội nhiệm kì 2024-2025
-
Bài phát biểu của hiệu trưởng tại Đại hội cháu ngoan Bác Hồ 2024
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Giáo dục - Đào tạo
Top 15 Kịch bản dự thi An toàn giao thông 2024 mới, hay nhất
Mẫu thống kê thừa giờ dạy học kì 2
(5 mẫu) Bài phát biểu tổng kết năm học của học sinh trường tiểu học 2024
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS25
Bài thu hoạch Nghị quyết Trung ương 6 khóa 12 cho Đảng viên là giáo viên
Đơn xin rút lệ phí thi TOEIC
Thủ tục hành chính
Hôn nhân - Gia đình
Giáo dục - Đào tạo
Tín dụng - Ngân hàng
Biểu mẫu Giao thông vận tải
Khiếu nại - Tố cáo
Hợp đồng - Nghiệm thu - Thanh lý
Thuế - Kế toán - Kiểm toán
Đầu tư - Kinh doanh
Việc làm - Nhân sự
Biểu mẫu Xuất - Nhập khẩu
Xây dựng - Nhà đất
Văn hóa - Du lịch - Thể thao
Bộ đội - Quốc phòng - Thương binh
Bảo hiểm
Dịch vụ công trực tuyến
Mẫu CV xin việc
Biển báo giao thông
Biểu mẫu trực tuyến