11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Âm nhạc tiểu học
11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Âm nhạc tiểu học trong Tập huấn trực tuyến chương trình GDPT 2018 mà hoatieu.vn giới thiệu sau đây là tài liệu hữu ích để các thầy cô tham khảo để viết cho mình kế hoạch giảng dạy hay và đầy đủ nhất.
- Mẫu kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp giáo viên đại trà
- Đáp án câu hỏi tự luận môn giáo dục thể chất trong chương trình GDPT 2018
- 11 câu Phân tích kế hoạch bài dạy môn Ngữ văn Cấp tiểu học
Tài liệu tập huấn chương trình GDPT 2018 môn Âm nhạc
- 1. Sau khi học bài học, học sinh "làm" được gì để tiếp nhận (chiếm lĩnh) và vận dụng kiến thức, kỹ năng của chủ đề?
- 2. Học sinh sẽ được thực hiện các "hoạt động học" nào trong bài học?
- 3. Thông qua các "hoạt động học" sẽ thực hiện trong bài học, những "biểu hiện cụ thể" của những phẩm chất, năng lực nào có thể được hình thành, phát triển cho học sinh?
- 4. Khi thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào?
- 5. Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để hình thành kiến thức mới?
- 6. Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để hình thành kiến thức mới là gì?
- 7. Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới của học sinh?
- 8. Khi thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào?
- 9. Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để luyện tập/vận dụng kiến thức mới?
- 10. Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới là gì?
- 11. Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới của học sinh?
1. Sau khi học bài học, học sinh "làm" được gì để tiếp nhận (chiếm lĩnh) và vận dụng kiến thức, kỹ năng của chủ đề?
Trả lời: Sau khi học bài học:
- Học sinh hứng thú vận động phụ họa theo lời bài hát “Chào người bạn mới”, nêu được cảm xúc của mình sau khi nghe bài hát đó.
- HS được tập giới thiệu về bản thân và giới thiệu được về bản thân trước thầy (cô) và các bạn trong lớp.
- HS biết hỏi một số thông tin trong lần đầu làm quen với bạn mới.
- Học sinh đã tự tin làm quen với bạn mới thông qua trò chơi “Kết bạn” để biết được khi muốn làm quen với thầy cô và bạn mới cần phải chào hỏi và giới thiệu về mình một cách thân thiện.
- Học sinh được thực hành trải nghiệm chào hỏi và làm quen với bạn mới bằng cách đóng vai. Từ đó học sinh biết khi làm quen với bạn cần vui vẻ, thân thiện, tránh gây phiền cho người khác.
- Học sinh biết tự đánh giá mình và đánh giá bạn về cách chào hỏi, làm quen với bạn.
2. Học sinh sẽ được thực hiện các "hoạt động học" nào trong bài học?
Trả lời: Học sinh sẽ được thực hiện các “Hoạt động học” trong bài học là:
- HĐ 1: Khởi động - Kết nối tri thức.
- HĐ 2: Tập giới thiệu về bản thân.
- HĐ 3: Xác định thông tin cần hỏi khi làm quen với bạn.
- HĐ 4: Làm quen với bạn mới trong lớp qua trò chơi “Kết bạn”.
- HĐ 5: Làm quen với bạn mới ở trường.
- HĐ 6: Đánh giá.
- HĐ 7: Xây dựng kế hoach rèn luyện.
3. Thông qua các "hoạt động học" sẽ thực hiện trong bài học, những "biểu hiện cụ thể" của những phẩm chất, năng lực nào có thể được hình thành, phát triển cho học sinh?
Trả lời: Thông qua các “Hoạt động học” thực hiện trong bài học những phẩm chất, năng lực có thể hình thành, phát triển cho học sinh là:
- Những phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, Chăm chỉ, Trung thực, Trách nhiệm.
- Năng lực chung: Tự chủ và tự học; Giao tiếp hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực đặc thù: Ngôn ngữ
+ Biểu hiện về phẩm chất: Qua bài học các em biết yêu quý bạn bè và mọi người xung quanh, thấy được giá trị của tình bạn. Từ đó biết chơi vui vẻ với bạn, biết nhường nhịn bạn, trung thực với bạn, có trách nhiệm bảo vệ bạn.
+ Biểu hiện về năng lực: Biết dùng ngôn ngữ để tự làm quen với bạn. Biết cùng bạn hợp tác trong học tập, vui chơi, ...Biết cùng bạn để hoàn thành nhiệm vụ được giao,....
4. Khi thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào?
Trả lời: Khi thực hiện HĐ để hình thành kiến thức mới trong bài học, học sinh được sử dụng những thiết bị là: Hình mặt cười, mặt mếu.
5. Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để hình thành kiến thức mới?
Trả lời: Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/ học liệu( đọc/ nghe/ nhìn/ làm) để hình thành kiến thức mới là:
- Xem, nghe bài hát “Chào người bạn mới” nhạc và lời: Lương Bằng Vinh.
- HS sử dụng hình mặt cười, mếu để thực hiện HĐ tự đánh giá.
6. Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để hình thành kiến thức mới là gì?
Trả lời: Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để hình thành kiến thức mới là: Biết cách chào hỏi và giới thiệu về bản thân; Biết làm quen với bạn và lắng nghe thông tin về bạn; Biết thể hiện sự thân thiện với bạn.
7. Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới của học sinh?
Trả lời: Giáo viên cần nhận xét, đánh giá về kết quả thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới của học sinh là:
HĐ: Tập giới thiệu về bản thân. Giáo viên cần nhận xét, đánh giá HS biết nói lời chào, biết giới thiệu về bản thân trước lớp.
HĐ: Xác định thông tin cần hỏi. Giáo viên cần nhận xét, đánh giá HS biết hỏi một số thông tin khi làm quen.
HĐ: Trò chơi “Kết bạn”. Giáo viên cần nhận xét, đánh giá HS biết cách chơi và chơi vui như thế nào?
HĐ: Đóng vai. Giáo viên nhận xét để học sinh thấy được mình đã biết làm quen với bạn chưa? Khi làm quen với bạn thì cần phải vui vẻ, tránh làm phiền bạn như thế nào?
HĐ đánh giá. Giáo viên nhận xét để học sinh thấy được mình đã biết tự đánh giá mình, đánh giá bạn chưa?
8. Khi thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào?
Trả lời: Khi thực hiện hoạt động luyện tập/ vận dụng kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/ học liệu: Quả cầu trong hoạt động đóng vai.
9. Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để luyện tập/vận dụng kiến thức mới?
Trả lời: Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/ học liệu (đọc/ nghe/ nhìn/ làm) để luyện tập/ vận dụng kiến thức mới là:
- Đọc: Đọc được niềm vui của bạn thể hiện trên nét mặt.
- Nghe: Nghe các bạn trình bày, trả lời, đóng vai, đánh giá... trong giờ học.
- Nhìn: Quan sát các bạn trả lời câu hỏi, chơi trò chơi, thể hiện vai, ... quan sát các bạn nhận xét đánh giá về bạn, về mình, ..
- Làm: Thực hiện đóng vai, thực hiện làm quen với bạn,... sử dụng mặt mếu, mặt cười để tự đánh giá mình, đánh giá bạn,...
10. Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới là gì?
Trả lời: Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động luyện tập, vận dụng kiến thức mới là: Biết cách làm quen với bạn. Đã làm quen với một số bạn.
11. Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới của học sinh?
Trả lời: Giáo viên cần nhận xét, đánh giá về kết quả thực hiện hoạt động luyện tập/ vận dụng kiến thức mới của học sinh là: Khi làm quen với bạn các em đã biết giới thiệu về mình chưa? Đã biết hỏi bạn như thế nào? Biết cùng chơi với bạn chưa? Khi có bạn mới em cảm thấy thế nào? Em có thích mình có nhiều bạn không? Chúng mình cần làm gì để có nhiều bạn mới?, ...
- Biết tươi cười chào hỏi các bạn chưa?
- Biết tự giới thiệu về bản thân với bạn chưa?
- Biết hỏi những thông tin về bạn chưa?
- Đã mạnh dạn làm quen với bạn chưa?
- Em thấy tự tin, vui vẻ khi nói chuyện với bạn hay chưa?
Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
Tham khảo thêm
- Trần TuấnThích · Phản hồi · 1 · 28/09/20
- PhamanhtuanThích · Phản hồi · 0 · 07/12/20
- Tham LeThích · Phản hồi · 0 · 27/08/20
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thủ tục hành chính
Hôn nhân - Gia đình
Giáo dục - Đào tạo
Tín dụng - Ngân hàng
Biểu mẫu Giao thông vận tải
Khiếu nại - Tố cáo
Hợp đồng - Nghiệm thu - Thanh lý
Thuế - Kế toán - Kiểm toán
Đầu tư - Kinh doanh
Việc làm - Nhân sự
Biểu mẫu Xuất - Nhập khẩu
Xây dựng - Nhà đất
Văn hóa - Du lịch - Thể thao
Bộ đội - Quốc phòng - Thương binh
Bảo hiểm
Dịch vụ công trực tuyến
Mẫu CV xin việc
Biển báo giao thông
Biểu mẫu trực tuyến