Đề thi minh họa Đánh giá năng lực tiếng Việt theo Khung năng lực dùng cho người nước ngoài (4 kỹ năng)

Hoatieu xin chia sẻ Đề thi minh họa "Đánh giá năng lực tiếng Việt theo Khung năng lực dùng cho người nước ngoài" với đủ cả bốn bài với bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Đây là mẫu đề chuẩn do trường đại học sư phạm công bố để đánh giá năng lực tiếng Việt cho người nước ngoài. Mời các bạn tham khảo.

1. Đề minh họa Đánh giá năng lực tiếng Việt cho người nước ngoài kỹ năng đọc

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐỀ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TIẾNG VIỆT DÀNH CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

năng: Đọc

 

Thời gian: 60 phút

Hướng dẫn

Bài thi đọc gồm 2 phần: Phần 1 gồm hai bài ( đoạn trích), phần 2 gồm ba bài (đoạn trích). Sau mỗi bài sẽ có các câu hỏi ,mỗi câu hỏi có 04 phương án: A,B,C,D.

Tổng số các câu hỏi của Bài thi Đọc là 40 câu, có số thứ tự từ 1đến 40, được phân bố như sau: Bài 1: 10 câu hỏi

Bài 2: 6 câu hỏi

Bài 3: 8 câu hỏi

Bài 4: 8 câu hỏi

Bài 5: 8 câu hỏi

Các em hãy đọc từng bài, tìm phương án đúng cho từng câu hỏi và đánh dấu vào một trong bốn phương án A,B,C,D tương ứng trong phiếu trả lời.

Thời gian 60 phút dành cho các việc: Đọc các đoạn trích, câu hỏi, tìm phương án và đánh dấu phương án trong phiếu trả lời.

Phần 1 bài 1

Đọc bài dưới đây và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 10

(1) Hà Nội nằm ở hai bên bờ của con sông Hồng, cách thành phố Hồ Chí Minh 1760 km. Hà Nội nằm trong vùng châu thổ sông Hồng thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, phía Bắc giáp Thái Nguyên và Vĩnh Phúc; phía Nam giáp Hà Nam và Hòa Bình; phía Đông giáp các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên; phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình và tỉnh Phú Thọ. Thủ đô Hà Nội có rất nhiều danh lam thắng cảnh như:

(2) Văn Miếu - Quốc Tử Giám là trường học cổ của kinh thành Thăng Long và là trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Văn Miếu được xây dựng năm 1070 đời vua Lý Thánh Tông, là nơi thờ các thánh hiền đạo Nho (Khổng Tử, Mạnh Tử...). Năm 1076, Lý Nhân Tông lập thêm Quốc Tử Giám ở kề phía sau, ban đầu là nơi học của các hoàng tử, sau mở rộng thu nhận cả những học trò giỏi trong thiên hạ. Văn Miếu có nhà bia, trong đó đặt 82 tấm bia lưu danh các vị đỗ Tiến sĩ từ khoa thi năm 1442 đến năm 1779.

(3) Khu Hoàng Thành Thăng Long được xây dựng và tồn tại suốt 8 thế kỉ trên vị trí của thành Đại La cũ. Kết cấu thành cổ Thăng Long gồm 3 vòng. Vòng ngoài cùng đắp bằng đất, nơi dân cư ở, gọi là Kinh Thành. Vòng giữa là khu triều chính, nơi ở và làm việc của quan lại, gọi là Hoàng Thành. Vòng trong cùng là nơi dành riêng cho vua chúa, hoàng hậu và cung tần mĩ nữ, gọi là Tử cấm Thành.

(4) Lăng là nơi giữ gìn thi hài của Chủ tịch Hồ Chí Minh, có mặt chính nhìn ra Quảng trường Ba Đình lịch sử. Lăng chính thức được khởi công ngày 2/9/1973, tại vị trí của lễ đài cũ giữa quảng trường Ba Đình, nơi Bác Hồ đã từng chủ tọa các cuộc mít tinh lớn. Ngày 18 tháng 7 năm 1975, đón Bác về Lăng. Ngày 19 tháng 8 năm 1975, nghiệm thu Quốc gia toàn bộ công trình. Ngày 29 tháng 8 năm 1975, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được khánh thành.

(5) Hồ Tây là một hồ lớn nhất ở nội thành Hà Nội với diện tích hơn 500 ha. Con đường đi vòng quanh hồ dài tới 17 km. Hồ nằm ở phía tây bắc Hà Nội. Hồ Tây, còn có tên hồ Mù Sương, hồ Trâu Vàng, Đầm Xác Cáo,Tây Hồ, Có giả thuyết cho rằng hồ là một đoạn sông Hồng cũ còn sót lại sau khi sông đã đổi dòng

(6) Hồ Gươm với quần thể kiến trúc hài hòa: đài Nghiên, tháp Bút, cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn, Tháp Rùa, tạo thành một thắng cảnh nổi tiếng. Hồ Gươm (hay còn gọi là hồ Hoàn Kiếm) gắn liền với truyền thuyết Lê Lợi trả lại gươm báu cho Long Quân.

Câu 1. Hà Nội nằm ở hai bên bờ của con sông nào?

A. sông Đà

B. sông Gâm

C. sông Hồng

D. sông Lô

Câu 2. Về phía Bắc, Hà Nội giáp với những tỉnh nào?

A. Hà Nam, Hòa Bình

B. Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên

C. Hòa Bình, Phú Thọ

D. Thái Nguyên, Vĩnh Phúc

Câu 3. Theo đoạn (2), Văn Miếu được xây dựng từ bao giờ?

A. từ năm 1070

B. từ năm 1076

C. từ năm 1779

D. từ năm 1442

Câu 4. Người lập thêm Quốc Tử Giám là ai?

A. Lý Thánh Tông

B. Khổng Tử

C. Mạnh Tử

D. Lý Nhân Tông

Câu 5. Đoạn (3) cho biết Hoàng Thành Thăng Long có kết cấu gồm mấy vòng?

A. gồm 2 vòng

B. gồm 5 vòng

C. gồm 3 vòng

D. gồm 6 vòng

Câu 6. Đoạn (3) cho biết vòng nào gọi là Hoàng Thành?

A. vòng giữa

B. vòng trong cùng

C. vòng ngoài cùng

D. vòng gần giữa

Câu 7. Đoạn (4) cho biết Lăng Chủ tịch được khánh thành vào thời gian nào?

A. ngày 2 tháng 9 năm 1973

B. ngày 29 tháng 8 năm 1975

C. ngày 18 tháng 7 năm 1975

D. ngày 19 tháng 8 năm 1975

Câu 8. Đoạn 5 cho biết ngoài tên Hồ Tây thì nó còn có mấy tên gọi khác?

A. 5 tên gọi

B. 4 tên gọi

C. 6 tên gọi

D. 3 tên gọi

Câu 9. Hồ Tây nằm ở phía nào của Hà Nội?

A. phía tây nam Hà Nội

B. phía tây bắc Hà Nội

C. phía đông nam Hà Nội

D. phía đông bắc Hà Nội

Câu 10. Theo đoạn (6), câu nào là câu câu đúng trong 4 câu dưới đây?

A. Hồ Gươm gắn với truyền thuyết đài Nghiên

B. Hồ Gươm gắn với truyền thuyết cầu Thê Húc

C. Hồ Gươm gắn với truyền thuyết Lê Lợi trả gươm báu cho Long Quân

D. Hồ Gươm gắn với truyền thuyết Tháp Bút

Câu

Phương án trả lời

10 điểm

Câu 1

C

1

Câu 2

D

1

Câu 3

A

1

Câu 4

D

1

Câu 5

C

1

Câu 6

A

1

Câu 7

B

1

Câu 8

B

1

Câu 9

B

1

Câu 10

C

1

Mời các bạn xem Đề thi minh họa "Đánh giá năng lực tiếng Việt theo Khung năng lực dùng cho người nước ngoài" kỹ năng đọc đầy đủ trong file tải về nhé.

2. Đề minh họa Đánh giá năng lực tiếng Việt cho người nước ngoài kỹ năng nghe

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐỀ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TIẾNG VIỆT DÀNH CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

năng: Nghe

Thời gian: 60 phút

Hướng dẫn: Trong phần kiểm tra đánh giá năng lực Nghe, bạn sẽ thể hiện khả năng nghe và hiểu về nội dung của những phát ngôn, cuộc thoại, những cuộc trao đổi/ tranh luận, những bài, đoạn bài phát biểu/bài giảng có nội dung thuộc một số lĩnh vực chuyên môn.

Bài kiểm tra đánh giá năng lực Nghe gồm bốn phần: Phần 1, gồm 15 câu hỏi, phần 2 gồm 14 câu hỏi, phần 3 gồm 14 câu hỏi và phần 4 gồm 12 câu hỏi. Toàn bộ nội dung nghe, các bạn chỉ được nghe 01 lần.

Hướng dẫn: Trong phần 1, các bạn sẽ được nghe lần lượt 5 đoạn hội thoại ngắn, 3 đoạn hội thoại vừa và 7 phát ngôn theo thứ tự từ 1 đến 15. Mỗi câu hỏi có 3 phương án trả lời. Các bạn chú ý lắng nghe rồi lựa chọn 1 phương án trả lời đúng nhất. Từ câu 1 đến câu 5, các bạn sẽ được nghe các đoạn hội thoại ngắn (2 lượt hỏi - đáp) và đáp án là câu thoại chính xác bạn nghe được. Từ câu 6 đến câu 8, các bạn sẽ được nghe các đoạn hội thoại dài hơn (4 lượt: hỏi - đáp). Các bạn cần lắng nghe thông tin trong đoạn hội thoại để lựa chọn đáp án đúng. Từ câu 9 đến câu 10, các bạn sẽ được nghe 2 phát ngôn. Các bạn hãy xác định có mấy loại thanh điệu xuất hiện trong phát ngôn mà mình nghe được. Từ câu 11 đến câu 15, các bạn sẽ được nghe 5 phát ngôn. Các bạn hãy lựa chọn 1 phương án trả lời đúng có nội dung giống nhất với phát ngôn mà các bạn nghe được. Các bạn có 1 phút để đọc câu hỏi và 30 giây để hoàn thiện câu trả lời.

Phần 1: Các câu hỏi từ 1 - 15

Câu 1: “Gia đình bạn có mấy người?”

A. Gia đình tôi có 3 người.

B. Gia đình tôi có 4 người.

C. Gia đình tôi có 5 người.

Câu 2: “Bạn đang học trường nào? ”

A. Tôi đang học ở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

B. Tôi đang học ở Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên.

C. Tôi đang học ở Thái Nguyên.

Câu 3: “Bao giờ em sẽ đi thăm người thân? ”

A. Dạ, tuần trước ạ!

B. Dạ, tuần sau ạ!

C. Dạ, cách đây 1 tuần ạ!

Câu 4: “Xin lỗi, lớp của bạn ở đâu? ”

A. Lớp của tôi ở đằng kia.

B. Vào cổng trường là thấy lớp của tôi.

C. Lớp của tôi ở phòng 1, tầng 2, giảng đường B5. Câu 5: “Chị gái em làm nghề gì? ”

A. Giáo viên là chị gái em.

B. Chị gái em là nhân viên bán hàng.

C. Chị gái em là giáo viên.

Câu 6: Cái áo này bao nhiêu tiền?

A. 100 nghìn đồng

B. 80 nghìn đồng

C. 60 nghìn đồng

Câu 7: Người làm việc cùng bạn gọi là gì?

A. gọi là bạn cùng phòng

B. gọi là đồng nghiệp

C. gọi là bạn làm cùng

Câu 8: Ngày mai trời mưa phải không?

A. Ngày mai, trời sẽ mưa đấy.

B. Hôm nay, trời không mưa.

C. Ngày kia, trời sẽ mưa.

Câu 9: Hãy cho biết, phát ngôn “...” có mấy loại thanh điệu?

A. 1 loại

B. 2 loại

C. 3 loại

Câu 10: Hãy cho biết, phát ngôn “...” có mấy loại thanh điệu?

A. 3 loại

B. 4 loại

C. 5 loại

Câu 11: Câu nào có nội dung giống với phát ngôn sau đây “...” ?

A. Chị của tôi không phải cô gái tóc nâu kia.

B. Cô gái tóc nâu kia không phải là chị của tôi.

C. Chị của tôi là cô gái tóc nâu kia.

Câu 12: Câu nào có nội dung giống với phát ngôn sau đây “...” ?

A. Tôi đã trốn học hôm qua.

B. Hôm qua tôi không đến lớp.

C. Hôm qua tôi có đến lớp đấy.

Câu 13: Câu nào có nội dung giống với phát ngôn sau đây “...” ?

A. Cô ấy đã kết hôn rồi thì phải.

B. Tôi chắc chắn là cô ấy kết hôn rồi.

C. Cô ấy sẽ sớm kết hôn thôi.

Câu 14: Câu nào có nội dung giống với phát ngôn sau đây “...” ?

A. Nhà bạn xa thế, không đi bộ đến trường được.

B. Nhà bạn xa thế, làm thế nào đi bộ đến trường được đấy?

C. Nhà bạn xa thế, lấy đâu thời gian để đi bộ đến trường được.

Câu 15: Câu nào có nội dung giống với phát ngôn “...” ?

A. Người nhà đã yêu thương nhau.

B. Người nhà phải biết yêu thương nhau.

C. Người yêu thương nhau đã là người nhà.

Phương án trả lời

15 điểm

Câu 1

C

1

Câu 2

B

1

Câu 3

B

1

Câu 4

C

1

Câu 5

C

1

Câu 6

A

1

Câu 7

B

1

Câu 8

A

1

Câu 9

C

1

Câu 10

B

1

Câu 11

C

1

Câu 12

B

1

Câu 13

A

1

Câu 14

A

1

Câu 15

B

1

Mời các bạn xem các phần còn lại trong Đề thi minh họa "Đánh giá năng lực tiếng Việt theo Khung năng lực dùng cho người nước ngoài" kỹ năng nghe ở file tải về nhé.

3. Đề minh họa Đánh giá năng lực tiếng Việt cho người nước ngoài kỹ năng nói

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐỀ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TIẾNG VIỆT DÀNH CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

năng: Nghe

Thời gian: 15 phút

Phần 1: Giao tiếp hội (3 điểm)

3 phút

1. Bạn đến từ đất nước nào? Năm nay bạn bao nhiêu tuổi?

2. Gia đình bạn có mấy người?

3. Bạn làm nghề gì?

4. Bạn thích món ăn nào của Việt Nam nhất? Hãy miêu tả về món ăn ấy.

5. Bạn thấy mùa nào ở Việt Nam đẹp nhất? Vì sao?

6. Bạn hãy hỏi tôi về dự định công việc của tôi trong thời gian tới.

Phần 2: Thảo luận giải pháp (3 điểm)

5 phút (1 phút chuẩn bị)

Bạn và một người bạn học cùng thuê nhà ở trọ. Các bạn đang thảo luận xem nên tự nấu ăn (phương án 1) hay ăn ngoài hàng ăn (phương án 2) để có thời gian học hành và nghỉ ngơi. Bạn hãy đưa ra phương án lựa chọn của mình và thuyết phục người bạn đồng ý với phương án mà bạn lựa chọn.

Phần 3: Phát triển chủ đề (4 điểm)

7 phút (1 phút chuẩn bị)

Hãy tưởng tượng: Bạn chuẩn bị đi du lịch vịnh Hạ Long cùng nhóm bạn thân trong 2 ngày. Bạn được cử làm trưởng nhóm và sẽ phải đề xuất kế hoạch cụ thể, chi tiết của chuyến đi. Hãy nói về kế hoạch đó của bạn.

3 câu hỏi thêm:

+ Bạn đã biết đến những danh lam thắng cảnh nào của Việt Nam?

+ Trong số những danh lam thắng cảnh đó, bạn muốn đến nơi nào để tham quan nhất? Vì sao?

+ Theo bạn, để đảm bảo du lịch an toàn, chúng ta cần chú ý thực hiện những gì?

4. Đề minh họa Đánh giá năng lực tiếng Việt cho người nước ngoài kỹ năng viết

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐỀ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TIẾNG VIỆT DÀNH CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

năng: Viết

Thời gian: 60 phút

Phần 1 (2,5 điểm)

Đọc đoạn văn, chọn điền từ

Thời gian làm bài: 10 phút

Thí sinh nghe: Hãy nghe và điền từ vào chỗ trống. Phía dưới đoạn văn này là danh sách các từ để bạn lựa chọn. Thí sinh đọc, chọn và điền từ

Khi rảnh rỗi bạn hãy (1)……….. thời gian cho (2)………... Trong cuộc sống (3)………., hầu hết mọi người (4) ……….. dành thời gian của mình (5)………. công ty, có khi bạn (6)……… làm từ (7)…………. nhưng tối mịt mới (8)..……... Vì vậy, thời gian mà bạn (9)………….. trò chuyện với người thân cũng (10)………… đi. Thời gian (11)....……., bạn hãy tâm sự với người (12)……….. nhiều hơn về (13)……….. niềm vui (14)......... nỗi buồn mà họ đã gặp (15)………... hãy vào bếp (16)..………. với mọi người và (17)..….…….. một bữa cơm (18)… cho cả gia đình bạn. Điều này (19)…..……............. sẽ mang lại cho bạn rất nhiều (20)… và niềm vui.

Các từ được chọn

dành, đi, sáng sớm, thường, rảnh, thân, ngồi, nấu, gia đình, chắc chắn, ngon, những, hạnh phúc, về, Bạn, và, cùng, hiện đại, ít, ở

Phần 2 (2,5 điểm)

Viết văn bản

Thời gian làm bài: 20 phút

Dưới đây là trích đoạn lá thư của một người mẹ gửi cho con trai:

"Con trai yêu quý! Tập thể dục không chỉ giúp con giải phóng năng lượng thừa trong cơ thể mà còn hỗ trợ cơ thể nạp đầy năng lượng tích cực cho công việc và học tập mỗi ngày. Khi khỏe hơn, đẹp hơn, trí não hoạt động tốt hơn, cuộc sống hằng ngày sẽ tươi vui và ý nghĩa hơn rất nhiều. Mẹ khuyên con thời gian rảnh rỗi hãy chọn những môn thể thao mà con yêu thích để xả stress nhé”.

Trong vai người con, anh/ chị hãy viết một lá thư (tối thiểu 120 tiếng) cho người mẹ để bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề trên.

Phần 3 (5 điểm)

Viết văn bản

Thời gian làm bài: 30 phút

Nhà cách mạng Nga V.I.Lênin cho rằng: ”Không đọc sách thì cuộc sống thật là nặng nề”. Sách không phải là phương tiện giải trí duy nhất và phổ biến nhưng sách đã giúp cho cuộc sống của chúng ta trở nên thú vị hơn. Lúc rảnh rỗi, chúng ta có thể đọc sách để vừa thư giãn, vừa tích lũy kiến thức hỗ trợ cho công việc, đồng thời còn tăng thêm hiểu biết về cuộc sống muôn màu sắc.

Anh/ chị hãy viết 1 bài luận (tối thiểu 200 tiếng) về tác dụng của việc đọc sách đối với cuộc sống của chúng ta ngày nay.

Trên đây là các Đề thi minh họa Đánh giá năng lực tiếng Việt theo Khung năng lực dùng cho người nước ngoài với 4 kỹ năng mới nhất. Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục Giáo dục - Đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
1 2.934
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm