Nhận định đề minh họa 2024 môn Văn

Đề thi minh họa môn Ngữ văn 2024 đã chính thức được Bộ giáo dục công bố vào ngày 21/3/2024 cùng với các môn thi khác trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024. Vậy đề minh họa có giống đề thi thật? Sau đây là một số thông tin phân tích và nhận định đề minh họa ngữ văn 2024 của các thầy cô giàu kinh nghiệm, Hoatieu xin chia sẻ đến các bạn đọc.

Về cơ bản, đề thi thử tốt nghiệp THPT 2024 môn Văn vẫn giữ cấu trúc tương đối ổn định so với đề thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2023.

1. Nhận xét đề minh họa 2024 môn Văn

Đang cập nhật...

2. Nhận xét đề minh họa Ngữ văn 2023

Nhận xét đề minh họa Ngữ văn 2023

Theo nhận định của TS.Trịnh Thu Tuyết, đề thi tham khảo môn Ngữ văn kì thi Tốt nghiệp THPT năm học 2023, về cơ bản vẫn giữ đúng cấu trúc và kiểu dạng câu hỏi như đề tham khảo năm 2022 và đề thi chính thức môn Ngữ văn kì thi Tốt nghiệp THPT năm học 2021 – 2022.

Vẫn trong thời lượng 120 phút, đề thi giữ nguyên hai phần như cấu trúc đề thi THPT Quốc gia từ năm 2017 tới nay: phần Đọc hiểu (3,0 điểm), phần Làm văn hai câu, câu viết đoạn văn nghị luận xã hội 2 điểm, bài nghị luận văn học 5 điểm. Đó là cấu trúc quen thuộc, phù hợp với tâm lí, nhận thức của học trò.

Phần Đọc hiểu gồm ngữ liệu đọc hiểu là một đoạn thơ, nằm ngoài chương trình sách giáo khoa phổ thông, sau đó là 4 câu hỏi đọc hiểu, được phân loại theo các cấp độ nhận thức đã được giảm tải.

Cụ thể, từ 4 mức độ của nhận thức (nhận biết – thông hiểu – vận dụng – vận dụng cao), đề tham khảo mấy năm gần đây thường chỉ còn lại 3 mức độ, trong đó, mức độ nhận biết thường sẽ là 2 câu hỏi đầu, giảm áp lực tới mức tối đa cho thí sinh, nhưng cũng là giảm sự huy động năng lực tư duy, giảm hứng thú khi với câu hỏi nhận biết về nội dung, thí sinh hầu như chỉ cần xác định đúng và chép lại vài câu/đoạn phù hợp trong ngữ liệu đọc hiểu vào phần trả lời là đạt điểm tối đa. Câu hỏi đọc hiểu trong đề thi tham khảo môn Ngữ văn kì thi Tốt nghiệp THPT năm học 2022 – 2023 cũng không ngoại lệ khi câu 1 hỏi về một yếu tố thuộc hình thức văn bản (thể thơ), câu 2 hỏi một chi tiết nội dung: “Chỉ ra những từ ngữ diễn tả đời sống nghèo khó, vất vả của người mẹ” trong đoạn thơ 5 câu.

Câu hỏi 3 mới chạm vào mức độ thông hiểu khi yêu cầu “Nêu nội dung của hai dòng thơ”, tuy nhiên, câu hỏi khá chung chung trừu tượng, có thể khiến thí sinh mông lung khi trả lời. (Hoàn toàn có thể kết hợp hai mức độ thông hiểu và vận dụng nếu yêu cầu thí sinh xác định và phân tích hiệu quả biểu đạt, biểu cảm của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ, từ đó, các em vẫn tìm ra nội dung, nhưng có vấn đề cụ thể để suy ngẫm và câu trả lời có thể đem tới sự hứng thú, chất lượng hơn là cách trả lời chung chung.)

Câu 4 là câu hỏi vận dụng cao khi yêu cầu “Nhận xét về hình ảnh dân tộc Việt Nam trong đoạn trích” – tính chất khái quát phù hợp với mức độ vận dụng cao, nhưng có thể khó tránh khả năng xuất hiện những câu trả lời “như mẫu”!

Phần Làm văn, câu nghị luận xã hội vẫn không thay đổi với yêu cầu viết một đoạn văn khoảng 200 chữ, nội dung nghị luận vẫn là một khía cạnh của vấn đề có mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ với nội dung ngữ liệu của phần Đọc hiểu trước đó, và đó cũng là những kĩ năng đã quá quen thuộc với học trò trong quá trình ôn luyện của cả cấp học THPT. “Tinh thần vượt khó” cũng là vấn đề quen thuộc tới xưa cũ với học trò!

Câu nghị luận văn học chiếm quĩ điểm cao nhất, 5 điểm, cũng là dạng bài mang tính truyền thống, được thầy trò cấp THPT đầu tư rất nhiều tâm huyết, thời gian… Theo đề tham khảo năm nay, vấn đề xác định phạm vi kiến thức và kĩ năng trong câu nghị luận văn học khá rành mạch khi đặt ra yêu cầu trong hai ý của câu lệnh: Phân tích đoạn thơ tứ bình trong Việt Bắc và nhận xét về lẽ sống ân nghĩa được thể hiện trong đoạn trích. Cả hai yêu cầu trong câu lệnh đều là những nội dung kiến thức cơ bản của đoạn trích Việt Bắc, câu nghị luận văn học theo hướng này sẽ không hề làm khó thí sinh.

Nhìn chung, đề tham khảo môn Ngữ văn kì thi Tốt nghiệp THPT năm học 2022 – 2023 không có thay đổi đột biến nào so với mô hình đề thi mấy năm nay, đó sẽ là những định hướng đem lại sự yên tâm, cảm giác an toàn cho thầy và trò các trường phổ thông trong thời gian ôn luyện sắp tới, dù phần đông giáo viên và học sinh vẫn mong đợi nhiều hơn những sự mới mẻ, mong đề thi chính thức một mặt vừa sức, có khả năng phân hóa, mặt khác có vấn đề để suy ngẫm, có thể dung nạp những suy ngẫm, phản biện trái chiều, tạo hứng thú cho thí sinh khi làm bài. Bởi bản chất của ĐỀ là phải có VẤN ĐỀ.

3. Nhận xét về đề minh họa 2022 môn Văn

Phần Đọc hiểu (3,0 điểm)

Ngữ liệu sử dụng cho phần Đọc hiểu được trích từ bài thơ “Sông Hồng” của Lưu Quang Vũ. Đây là văn bản bên ngoài sách giáo khoa, tác giả cũng không được giới thiệu trong chương trình học chính thức nhưng đã nhiều lần được lựa chọn trong ra đề thi.

Học sinh sẽ khai thác ngữ liệu để trả lời 04 câu hỏi ở các mức độ: Nhận biết (02 câu hỏi), thông hiểu (01 câu) và Vận dụng (01) câu

– Câu 1 là một câu hỏi nhận biết, hỏi về thể thơ của đoạn trích.

– Câu 2 cũng là một câu hỏi ở mức độ nhận biết, yêu cầu học sinh chỉ ra hình ảnh được nhắc tới trong đoạn thơ (sông Hồng đã để lại gì trước khi về với biển).

– Câu 3 là câu hỏi thông hiểu, từ 04 câu thơ trong đoạn trích, xác định vai trò của con sông Hồng trong đời sống của con người Việt Nam.

– Câu 4 là một câu hỏi ở mức độ vận dụng yêu cầu học sinh cảm nhận và giải thích ý nghĩa của của hai câu thơ đối với mỗi cá nhân.

So với đề thi chính thức của năm 2021, độ khó của câu hỏi giảm đi đáng kể, không kiểm tra được khả năng đọc hiểu nội dung văn bản của học sinh. Hai câu hỏi đầu tiên, ở mức độ nhận biết và học sinh có thể không cần đọc toàn bộ ngữ liệu vẫn có thể trả lời được câu hỏi. Câu hỏi ở mức độ thông hiểu và vận dụng không khó, trên thực tế, học sinh có thể dùng hiểu biết của bản thân để trả lời mà không cần đọc, giải mã nội dung của các câu thơ.

Câu số 04 khi hỏi ý nghĩa của hai câu thơ đối với mỗi cá nhân nhưng vì nội dung câu thơ đã tường minh, vấn đề được nhắc tới cũng không mới nên rất không có sự thách thức, phân loại học sinh.

So với đề thi chính thức năm 2021, đề minh họa năm 2022, các câu hỏi đều ở mức độ phù hợp với học sinh trung bình, chỉ cần có khả năng viết mạch lạc, rõ ý là đạt yêu cầu, không kiểm tra, phân loại được năng lực đọc của học sinh.

Phần Làm văn (7,0 điểm)

Phần Làm văn vẫn giữ nguyên cấu trúc bao gồm hai câu: một câu hỏi nghị luận xã hội và một câu hỏi nghị luận văn học.

Câu 1 (2,0 điểm)

Câu 1 là câu hỏi yêu cầu viết đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 200 chữ) bàn về một vấn đề được rút ra từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu. Đề bài đưa ra yêu cầu nghị luận về “sự cần thiết phải trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc”.

Từ hình ảnh con sông Hồng trong đoạn thơ của Lưu Quang Vũ, học sinh cần nhìn nhận con sông như một biểu tượng, giá trị văn hóa gắn liền với đất nước, sau đó, mở rộng bài viết, hướng tới những “giá trị văn hóa truyền thống”. Với đề bài này, học sinh cần nắm được những định nghĩa “văn hóa”, “giá trị văn hóa” và có hiểu biết nhất định về vốn sống, văn hóa Việt, có những lập luận rõ ràng trong việc nhìn nhận các yếu tố, hành vi của con người liên quan tới văn hóa truyền thống mới có thể làm được bài.

Ngoài việc giải thích khái niệm, nêu dẫn chứng làm rõ quan điểm, cần lật lại vấn đề: “có phải tất cả những thứ xưa cũ đều là văn hóa cần gìn giữ?” để bài viết sâu sắc hơn.

Đối với đề bài này, có thể phân loại học sinh trên nhiều khía cạnh: vốn sống, khả năng sử dụng ngôn ngữ, tạo dựng văn bản, tư duy vấn đề…

So với đề chính thức năm 2021, đề minh họa 2022 ở mức độ khó hơn nhưng vấn đề trao đổi cũng không mới, thiếu sự gắn bó với những vấn đề của đời sống, xã hội.

Câu 2 (5,0 điểm)

Câu 2 là câu hỏi nghị luận văn học. Ngữ liệu nghị luận là một đoạn văn trích từ tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân. Đây là văn bản rất quen thuộc, nằm trong chương trình giảng dạy chính thức ở lớp 12, được khai thác trong đề thi nhiều năm, nhiều kì thi.

Đoạn văn thể hiện tâm trạng của nhân vật “bà cụ Tứ” khi đón nhận nàng dâu mới trong tình cảnh đặc biệt. Nhân vật trăn trở giữa niềm vui vì bỗng dưng con trai có được vợ, nhưng cũng lo lắng cho cuộc sống của gia đình hiện tại; sau đó, lại vượt qua, để vui mừng đón nhận thành viên mới của gia đình.

Với yêu cầu của đề bài “phân tích tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ”, học sinh cần đọc ngữ liệu để nắm được những biểu hiện, hành động của nhân vật sau đó chỉ ra nguyên nhân, sự thay đổi tâm trạng của nhân vật. Để làm rõ “tư tưởng nhân đạo” của nhà văn, học sinh cần áp dụng những hiểu biết về nhà văn Kim Lân (nhà văn hiện thực, có nhiều tác phẩm viết về người nông dân), bối cảnh tác phẩm (nạn đói năm 1945, cuộc kháng chiến chống Pháp – Nhật), văn hóa Việt… để có thể hiểu được ý nghĩa, thông điệp… trong việc xây dựng hình tượng nhân vật.

Trong đề thi những năm gần đây, nội dung đề bài này chưa xuất hiện (tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ) nhưng ngữ liệu đã nằm trong hệ thống các tác phẩm trọng tâm ôn thi nhiều năm nên cũng không khó đối với học sinh. So với đề thi chính thức năm 2021, đề bài này hỏi nhiều nội dung và học sinh cần khai thác, phân loại các ý, luận điểm tốt hơn.

4. Ma trận đề tham khảo môn Văn 2022

Câu
Nội dung
Cấp độ nhận thứcChương trình
Nhận biếtThông hiểuVận dụngVận dụng cao
Ngữ văn 12 (chủ yếu)
I.1Đọc – hiểux
I.2Đọc – hiểux
I.3Đọc – hiểux
I.4Đọc – hiểux
II.1
Viết đoạn văn NLXH
x
II.2
Viết bài văn NLVH
x
Tổng2112
Tỉ lệ33,3%16,7%16,7%33,3%

Nhận định chung về toàn bộ đề thi

– Đề thi tham khảo kì thi Tốt nghiệp THPT năm 2022 môn Ngữ văn vẫn giữ nguyên cấu trúc với 2 phần là Đọc hiểu (3,0 điểm); Làm văn (7,0 điểm) chia thành 2.

– Đề minh họa thi Tốt nghiệp THPT năm 2022 ở mức độ cơ bản, phù hợp với tất cả các đối tượng học sinh. Ngữ liệu trong đề thi không có sự phân hóa, không kiểm tra được khả năng đọc – hiểu của thí sinh.

– Học sinh trung bình không khó để đạt mức điểm 5 – 6; học sinh khá cứng đạt 7 – 8,5 điểm. Tuy nhiên để đạt mức điểm 9-10 đòi hỏi học sinh phải phát huy được tư duy phản biện, các trình bày vấn đề nghị luận sắc bén, thể hiện quan điểm cá nhân mang tính sáng tạo.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
3 4.192
0 Bình luận
Sắp xếp theo