Mẫu kế hoạch bài học phát triển năng lực học sinh Đạo đức

Tổ chức dạy học nhằm giúp học sinh hình thành và phát triển năng, phẩm chất học sinh đang được các trường xây dựng. Sau đây là mẫu kế hoạch bài học phát triển năng lực học sinh Đạo đức lớp 3 mà chúng tôi sưu tầm được.

Mẫu kế hoạch bài học phát triển năng lực học sinh

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

CHỦ ĐỀ: YÊU THƯƠNG GIA ĐÌNH

BÀI: EM YÊU GIA ĐÌNH

THỜI LƯỢNG: 2 TIẾT

I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài “Em yêu gia đình”, học sinh có khả năng:

1. Về phẩm chất: Hình thành phẩm chất yêu nước và nhân ái.

- Biết yêu gia đình và thể hiện được sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình.

2. Về năng lực chung: Hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác.

- Thể hiện được những lời nói và hành động sự yêu thương những người thân trong gia đình.

3. Năng lực đặc thù: Hình thành năng lực điều chỉnh hành vi.

*Năng lực nhận thức chuẩn mực hành vi:

+ Nêu được những biểu hiện của tình yêu thương trong gia đình em.

+ Nhận biết được sự cần thiết của tình yêu thương gia đình em

*Năng lực đánh giá chuẩn mực hành vi của bản thân và người khác:

+ Đồng tình với thái độ, hành vi thể hiện tình yêu thương trong gia đình; không đồng tình với thái độ, hành vi không thể hiện tình yêu thương gia đình.

*Năng lực điều chỉnh hành vi:

+ Thực hiện được những việc làm thể hiện tình yêu thương người thân trong gia đình.

II. CHUẨN BỊ:

*GV:

- Sách giáo khoa, tài liệu tham khảo

- Tranh, ảnh, video clip minh họa cho các hoạt động

- Video minh họa cho bài hát “Cả nhà thương nhau”

- Video minh họa cho câu chuyện “Món quà tặng mẹ”

- Phiếu đánh giá “Phiếu thể hiện tình yêu thương gia đình”

*HS:

-SGK, Thuộc lời bài hát cả nhà thương nhau.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:

Hoạt động học

Dự kiến sản phẩm học sinh/ Tiêu chí đánh giá

1. Hoạt động khởi động: Hát bài “Cả nhà thương nhau” (5 phút)

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực cho HS và dẫn dắt HS vào bài học

b. Cách thực hiện:

- HS hát bài “Cả nhà thương nhau”

- HS trả lời câu hỏi: Các con thấy bài hát nói về điều gì?

- HS lắng nghe kết luận của GV: Qua bài hát cho thấy những người trong gia đình phải biết yêu thương nhau.

- Dự kiến sản phẩm:

+ HS hát thuộc lời và đúng giai điệu.

+ Các câu trả lời của HS.

- Tiêu chí đánh giá:

+ Tất cả HS đều thể hiện bài hát.

+ HS trả lời thành câu hoàn chỉnh.

+ HS đánh giá HS, GV đánh giá HS

2. Hoạt động Khám phá: Kể chuyện “Món quà tặng mẹ” (15 phút)

a. Mục tiêu: Nêu được những biểu hiện của tình yêu thương trong gia đình em. Nhận biết được sự cần thiết của tình yêu thương gia đình em.

b. Cách thức thực hiện:

- Học sinh lắng nghe GV kể câu chuyện mẫu.

- Học sinh thảo luận nhóm đôi kể chuyện theo tranh trong SGK.

- Đại diện nhóm trình bày, nhận xét.

- Học sinh lắng nghe giáo viên nhận xét

- Học sinh trả lời câu hỏi

+Thỏ con tặng mẹ quà gì?

+Thỏ con nói gì khi tặng quà cho mẹ?

+Thỏ con cảm thấy như thế nào khi nhận được quà?

- HS lắng nghe GV nhận xét

- Dự kiến sản phẩm:

+ HS kể được câu chuyện theo tranh.

+ HS trả lời các câu hỏi rõ ràng, tự tin.

- Tiêu chí đánh giá:

+ HS nêu được những biểu hiện của tình yêu thương trong gia đình em.

+ HS nhận biết được sự cần thiết của tình yêu thương gia đình em.

+ HS tự đánh giá bản thân, HS đánh giá HS, nhóm đánh giá HS, GV đánh giá HS.

3. Hoạt động Luyện tập: (25 phút )

3.1. Hoạt động luyện tập 1: Nhận biết hành vi.

a. Mục tiêu: Nhận biết được hành động thể hiện được tình yêu thương gia đình.

b. Cách thức thực hiện:

- HS lắng nghe giáo viên nêu yêu cầu bài tập 3 và đọc câu nói dưới tranh.

- HS làm việc cá nhân: Tìm bạn có hành động thể hiện tình yêu thương gia đình.

- HS trình bày, HS cùng GV nhận xét.

- HS trả lời câu hỏi của GV: Vì sao em phải yêu thương gia đình?

- HS lắng nghe kết luận của GV: Phải biết yêu thương gia đình của mình.

- Dự kiến sản phẩm :

+ HS chọn đúng tranh và trình bày.

+ HS trả lời câu hỏi hoàn chỉnh.

- Tiêu chí đánh giá:

+ HS nhận biết được hành động thể hiện được tình yêu thương gia đình.

+ HS dánh giá HS, GV đánh giá HS

3.2. Hoạt động luyện tập 2: Bày tỏ thái độ.

a. Mục tiêu: Đồng tình với thái độ, hành vi thể hiện tình yêu thương trong gia đình; không đồng tình với thái độ, hành vi không thể hiện tình yêu thương gia đình.

b. Cách tiến hành:

- HS lắng nghe GV đọc yêu cầu bài tập 4 và đọc câu nói trong tranh.

- HS thảo luận nhóm đôi: Em thích hành động của bạn nào trong tranh dưới đây?

- HS cả lớp chọn tình huống tranh 1, tranh 2 bằng cách giơ thẻ số.

- HS nêu lí do, HS cùng GV nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe GV kết luận: Phải biết quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ những người trong gia đình.

- Dự kiến sản phẩm:

+ HS chọn được các hành động và nêu được lí do.

- Tiêu chí đánh giá:

+ HS biết đồng tình với thái độ, hành vi thể hiện tình yêu thương trong gia đình; không đồng tình với thái độ, hành vi không thể hiện tình yêu thương gia đình.

+ HS đánh giá HS, GV đánh giá HS

4. Hoạt động thực hành:

4.1. Hoạt động thực hành 1: Em sẽ làm gì?

a. Mục tiêu: Thực hiện được những việc làm thể hiện tình yêu thương người thân trong gia đình.

b. Cách thực hiện:

- HS lắng nghe yêu cầu của GV và các tình huống.

- HS quan sát tranh, sắm vai theo nhóm đôi để xử lý tình huống:

+ Khi ông bị đau chân.

+ Khi em bé khóc.

- Các nhóm HS thực hành xử lý tình huống theo tranh trước lớp.

- HS cùng GV nhận xét cách xử lý của từng nhóm.

- HS lắng nghe kết luận của GV: Biết làm những việc thể hiện tình yêu thương, quan tâm, chăm sóc đối với những người thân trong gia đình.

- Dự kiến sản phẩm:

+ HS biết xử lý phù hợp các tình huống trong tranh

- Dự kiến tiêu chí đánh giá:

+ HS thực hiện những việc làm phù hợp thể hiện tình yêu thương người thân trong gia đình.

+ HS đánh giá HS; GV đánh giá HS

4.2. Hoạt động thực hành 2: Thực hiện hành vi.

a. Mục tiêu: Thực hiện được những việc làm thể hiện tình yêu thương người thân trong gia đình.

b. Cách thực hiện:

- HS lắng nghe GV đọc yêu cầu SGK.

- HS làm việc cá nhân theo yêu cầu:

+ Nói lời yêu thương bố mẹ.

+ Lấy nước hoặc sửa cho em bé.

- HS cả lớp trình bày.

- HS cùng GV nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe kết luận của GV:

Gia đình hạnh phúc, yên vui

Cả nhà thân thiết, ngọt bùi sẻ chia.

- Dự kiến sản phẩm:

+ HS nói đúng theo yêu cầu.

- Tiêu chí đánh giá:

+ HS thực hiện được những việc làm thể hiện tình yêu thương người thân trong gia đình.

+ HS đánh giá HS; GV đánh giá HS.

5. Hoạt động tổng kết (5 phút)

a. Mục tiêu: Giáo viên và học sinh nhận biết được mức độ học sinh đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất năng lực sau bài học

b. Cách tiến hành:

- HS trả lời các câu hỏi:

+ Qua bài học này các em học được những gì?

+ Sắp tới các em sẽ làm những việc gì mà trước đây em chưa thực sự làm để thể hiện tình yêu thương người thân trong gia đình?

- HS cùng GV nhận xét.

- HS lắng nghe GV chốt lại nội dung bài học: Qua bài học này cô mong rằng các em sẽ như bạn Thỏ, biết quan tâm đến người thân của mình, mạnh dạn thể hiện tình cảm của mình đối với mọi người trong gia đình. Cô mong rằng bằng tình cảm, hành vi, lòng nhân ái của mình các em sẽ là con ngoan, trò giỏi được mọi người yêu thương nhiều hơn.

- HS nhận phiếu “Em thể hiện tình yêu thương gia đình” .

- HS lắng nghe yêu cầu và về nhà thực hiện, sau đó chia sẻ lại kết quả với các bạn và giáo viên vào giờ học sau:

+Yêu cầu:

  • HS: khoanh tròn vào hình khuôn mặt cười ☺ với việc em đã làm, mặt mếu ☹ với việc em chưa làm vào ô tương ứng cột dành cho học sinh.
  • Cha, mẹ HS: đánh dấu (x) nếu hài lòng về việc con mình đã tự giác làm.

- GV nhận xét tinh thần và thái độ học tập của HS.

- Dự kiến sản phẩm:

+ HS hoàn thành câu hỏi.

- Tiêu chí đánh giá:

+ HS trả lời rõ ràng và phù hợp các câu hỏi.

+ HS đánh giá HS; GV đánh giá HS.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
4 14.805
0 Bình luận
Sắp xếp theo