Viết 20 đến 25 dòng về an toàn giao thông

An toàn giao thông hiện nay đang là một vấn đề cấp thiết cần được tăng cường giáo dục và tuyên truyền sâu rộng trong trường học cũng như cộng đồng. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ một số bài viết về an toàn giao thông hay giúp bạn đọc nâng cao ý thức, hiểu biết pháp luật về an toàn giao thông. Từ đó xây dựng được cho mình ý thức tham gia giao thông văn minh và an toàn hơn.

1. Viết về chủ đề an toàn giao thông mà em đã học để xây dựng kế hoạch tuyên truyền - mẫu 1

Hiện nay an toàn giao thông đang là vấn đề lớn, được cả xã hội quan tâm. Ở nước ta, mỗi năm tai nạn giao thông đã cướp đi sinh mạng của hàng chục nghìn người, bình quân mỗi ngày trên cả nước xảy ra gần 40 vụ tai nạn giao thông làm chết khoảng 30 người, gây thiệt hại về vật chất hàng nghìn tỷ đồng, chưa kể đến các chi phí cho những người tàn tật và mất khả năng lao động. Mỗi chúng ta hãy nâng cao trách nhiệm của mình khi tham gia giao thông.

Chủ đề Năm An toàn giao thông 20…: “An toàn giao thông cho hành khách và người đi mô tô, xe máy”; kết hợp tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ, hoạt động vận tải hành khách công cộng… nhằm khuyến khích người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng để giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường. Đảm bảo an toàn giao thông tại các điểm đường ngang giao cắt giữa đường bộ với đường sắt; không lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt, không vi phạm bảo vệ các công trình đường sắt; không vượt rào, chắn đường ngang; không vượt qua đường ngang khi đèn đỏ đã bật sáng.

Đối với người dân ven các tuyến đường, tuyến phố: không lấn chiếm lòng đường, vỉa hè để kinh doanh buôn bán, treo, đặt biển quảng cáo, làm mái che mái vẩy gây cản trở giao thông; không vứt rác ra đường; gương mẫu trong các hành vi văn hóa giao thông.

Đối với người đi bộ: đi bộ trên vỉa hè; sang đường đúng nơi quy định; đi đúng vạch sơn tại nút giao; bảo đảm đi đúng phạm vi đèn tín hiệu cho phép; quan sát kỹ khi đi đường nhất là khi qua nút giao; không tụ tập dưới lòng đường.

Đối với người điều khiển phương tiện giao thông: Không vi phạm về nồng độ cồn, quy định về tốc độ, không vượt đèn đỏ, không đi vào đường cấm, ngược chiều; không phóng nhanh vượt ẩu, lạng lách; không vi phạm làn đường, vạch sơn; không đi xe trên hè phố; dùng còi xe phù hợp; dừng, đỗ đúng nơi quy định; nhường đường khi tham gia giao thông.

Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông không có cách nào khác là phải đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện trên tất cả các tuyến đường góp phần giảm hậu quả tai nạn giao thông cho chúng ta. Mỗi cá nhân chúng ta cần nhớ đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.

2. Viết về chủ đề an toàn giao thông mà em đã học để xây dựng kế hoạch tuyên truyền - mẫu 2

Hiện nay trên các tuyến đường giao thông vẫn thường xuyên xảy ra các vụ tai nạn giao thông đáng tiếc, thương tâm. Đặc biệt, ở những nơi có tầm nhìn bị che khuất thì số vụ tai nạn giao thông nhiều đáng kể. Trước tình hình đó, em lựa chọn chủ đề “chú ý những nơi có tầm nhìn bị che khuất” để xây dựng kế hoạch tuyên truyền đến tất cả mọi người.

Kế hoạch tuyên truyền này nhằm mục đích giúp mọi người biết được mối nguy hiểm ở những nơi tầm nhìn bị che khuất và biết cách phòng tránh va chạm tại những nơi đó. Từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm của mọi người, góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông. Để đạt được mục đích này đòi hỏi tất cả nội dung được đầy đủ, chi tiết và dễ hiểu nhất để hướng tới tất cả mọi người đều có thể hưởng ứng tham gia và biết tới.

Ở những đoạn đường có vật cản lớn che khuất (góc khuất, cây xanh, bức tường lớn, biển quảng cáo, ô tô đỗ sai quy định..) tiềm ẩn rất nhiều mối nguy hại, ví dụ như: Che lấp các biển báo, đèn giao thông, làm hạn chế tầm nhìn của người lái xe, làm cho mất phương hướng rất dễ xảy ra tai nạn giao thông… Vì vậy, nội dung tuyên truyền cần phải nhấn mạnh các cách xử lí khi tham gia giao thông ở khu vực này: cần giảm tốc độ, chú ý nghe ngóng xung quanh; ở những nơi góc khuất nhiều, cần dừng xe lại để quan sát xung quanh, nếu an toàn, không có xe nào đang đến gần mới đi tiếp; khi đi bộ qua đường, cần quan sát cẩn thận, giơ cao tay để người lái xe có thể nhận ra mình một cách dễ dàng; khi đi vào buổi tối, cần lắng nghe tiếng còi xe, nếu không có tiếng xe nào đang đến mới tiếp tục đi để đảm bảo an toàn,…. Bên cạnh đó, việc đội mũ bảo hiểm và không xử dụng chất kích thích khi tham gia giao thông là nội dung không thể thiếu khi tham gia giao thông.

Việc tuyên truyền có thể thực hiện qua nhiều hình thức khác nhau như: vẽ tranh tuyên truyền, tham gia các buổi tuyên truyền về an toàn giao thông ở lớp, ở trường hoặc tổ chức các tình huống, cuộc thi về cách xử lí khi tham gia giao thông ở những nơi tầm nhìn che khuất.

Và cuối cùng, để sự tuyên truyền đạt hiểu quả tốt nhất thì bản thân mỗi chúng ta phải là người thực hiện đúng, thực hiện tốt nhất tất cả những nội dung tuyên truyền. Nội dung này rất quan trọng và cần thiết trong cuộc sống, về nhà, em sẽ tuyên truyền tới gia đình và các cô chú trong tổ dân phố để mọi người đều biết để tham gia giao thông an toàn, góp phần xây dựng văn hóa giao thông an toàn, văn minh.

Lý do chọn chủ đề này: mình chọn chủ đề này để tuyên truyền giúp mọi người có đầy đủ kiến thức và biết được cách xử lí khi tham gia giao thông ở nơi tầm nhìn che khuất, giảm thiểu các vụ tai nạn giao thông đáng tiếc xảy ra.

3. Đoạn văn tuyên truyền về an toàn giao thông

Khi tham gia giao thông, người điều khiển các phương tiện như xe máy, xe đạp điện phải đội mũ bảo hiểm theo đúng quy định của luật giao thông đường bộ. Tuy nhiên, hiện nay, hiện tượng học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm đang trở thành một vấn nạn gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường bộ.

Thế giới hiện đại với sự bùng nổ của khoa học công nghệ kéo theo sự ra đời của nhiều phương tiện giao thông hiện đại, trong đó có xe đạp điện. Với giá cả hợp lý, mẫu mã đa dạng thì xe đạp điện đã trở thành một phương tiện được nhiều người sử dụng. Trong đó phần lớn là giới trẻ, đặc biệt nhiều nhất là đối tượng học sinh THCS và THPT. Tuy nhiên, loại phương tiện này có thể đạt tốc độ lên tới 40 -50 km/giờ, gây ra nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông. Chính vì vậy, theo quy định của Luật an toàn giao thông đường bộ, người điều khiển xe đạp điện bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm. Thế nhưng, hiện nay, có rất nhiều học sinh không chấp hành đúng theo quy định này. Nếu đa số các bạn học sinh đều đã có ý thức đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe đạp điện. Thì vẫn còn có một bộ phận không nhỏ khi đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh này vào mỗi giờ tan trường, khi mật độ giao thông quanh khu vực này trở nên đông đúc. Việc đội mũ bảo hiểm đôi khi chỉ để đối phó, nếu có sự giám sát của nhà trường, sau khi ra khỏi phạm vi trường học lập tức tháo ra. Một số bạn học sinh còn đội mũ mà không đóng quai một cách cẩn thận dễ gây ảnh hưởng đến người khác vì mũ có thể rơi ra đường gây cản trở giao thông. Nhiều bạn còn đem theo mũ bảo hiểm nhưng không đội mà để ở giỏ xe, chỉ khi nhìn thấy lực lượng cảnh sát giao thông từ xa mới dừng lại đội mũ.Vậy nguyên nhân nào khiến cho tình trạng trên vẫn tiếp tục tiếp diễn? Đầu tiên phải nhắc đến ý thức của chính người học sinh. Bản thân học sinh thiếu hiểu biết về Luật giao thông đường bộ, không nắm rõ quy định phải đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe đạp điện. Hoặc có những học sinh nắm rõ quy định nhưng vẫn cố tình vi phạm do chủ quan, xem nhẹ mức độ nghiêm trọng nếu xảy ra tai nạn mà không đội mũ bảo hiểm. Một số học sinh còn cho rằng đội mũ bảo hiểm sẽ làm mất thẩm mĩ, gây nóng bức chật chội. Có những học sinh cá biệt cho rằng không đội mũ bảo hiểm là khác người, nên không đội mũ để gây sự chú ý. Ngoài ra, nguyên nhân cũng xuất phát từ chính nhà trường khi chưa có những biện pháp tuyên truyền một cách hiệu quả để học sinh nghiêm túc chấp hành. Lực lượng cảnh sát cũng chưa xử phạt một cách nghiêm khắc mà đã số chỉ nhắc nhở hay bỏ qua cho những hành vi vi phạm. Chính vì điều đó mà hiện tượng học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm ngày càng tiếp diễn và có chiều hướng gia tăng. Việc không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Nếu xảy ra tai nạn bản thân người điều khiển phương tiện sẽ gặp phải những chấn thương nghiêm trọng đến não bộ, gây ảnh hưởng đến cuộc sống sau này. Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông cũng làm mất đi nét đẹp văn minh đô thị. Đặc biệt, học sinh THCS và THPT là những đối tượng dễ dàng sa ngã, nếu thấy bạn mình không đội mũ bảo hiểm sẽ học theo, tạo nên một tấm gương xấu cho những học sinh khác. Chính vì vậy theo em, gia đình, nhà trường và xã hội cần có những biện pháp để giải quyết vấn đề trên. Cha mẹ hãy thường xuyên trò chuyện với con cái để khuyên bảo nhắc nhở các em việc thực hiện tốt quy định. Nhà trường thường xuyên tổ chức những buổi tập huấn về an toàn giao thông đường bộ cho học sinh. Còn xã hội cần tích cực tuyên truyền tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về an toàn giao thông. Đối với lực lượng cảnh sát an ninh cần nghiêm khắc xử lí cách hành vi không chấp hành để có tính răn đe, giáo dục. Đối với bản thân em là một học sinh cũng cần phải ý thức chấp hành nghiêm chỉnh quy định.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
175 12.893
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm