Giới thiệu về thành phố Thủ Đức

Thành phố Thủ Đức đã chính thức được thông qua sau gần 2 năm chính quyền TPHCM xúc tiến xin thành lập Thành phố Thủ Đức. Thành phố Thủ Đức được kỳ vọng sẽ trở thành khu vực hạt nhân dẫn dắt nền kinh tế của TP.HCM.

1. TP HCM chính thức thành lập Thành phố Thủ Đức

Chiều 9/12/2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua nghị quyết thành lập thành phố Thủ Đức thuộc TP HCM với tỷ lệ đồng ý 100%.

Nghị quyết 1111/NQ-UBTVQH14 của UBTVQH có hiệu lực thi hành từ 01/01/2021; theo đó thành lập TP Thủ Đức trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức.

Sau khi thành lập, TP Thủ Đức rộng trên 211 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số hơn một triệu người; nằm giáp Quận 1, Quận 4, Quận 7, Quận 12, quận Bình Thạnh; tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Dương.

Kể từ ngày 22/01/2021, tất cả các hoạt động điều hành và sử dụng con dấu sẽ do chính quyền địa phương của Thành phố Thủ Đức thực hiện.

Giới thiệu về thành phố Thủ Đức

2. Giới thiệu về thành phố Thủ Đức

Thành phố Thủ Đức được thành lập trên cơ sở sáp nhập quận 2, 9, Thủ Đức với diện tích rộng hơn 211km², có quy mô trên 1 triệu người.

Thành phố mới này có tổng cộng 34 phường, vị trí địa lý giáp quận 1, quận 4, quận 7, quận 12, quận Bình Thạnh (TPHCM) và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai.

Trước khi Thành phố Thủ Đức chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1.3.2021, từng đơn vị hành chính, các cơ quan, tổ chức ở đơn vị hành chính mới sẽ phải hoàn thành xong việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, đảm bảo sự ổn định, không làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân và doanh nghiệp.

3. Thành phố Thủ Đức gồm những quận, phường nào?

Thành phố Thủ Đức được thành lập trên cơ sở sáp nhập quận 2, 9, Thủ Đức

Sau khi sắp xếp và thành lập, TP Thủ Đức sẽ gồm 34 phường: An Khánh, An Lợi Đông, An Phú, Bình Trưng Đông, Bình Trưng Tây, Cát Lái, Thảo Điền, Thủ Thiêm, Thạnh Mỹ Lợi, Hiệp Phú, Long Bình, Long Phước, Long Trường, Long Thạnh Mỹ, Phú Hữu, Phước Bình, Phước Long A, Phước Long B, Tăng Nhơn Phú A, Tăng Nhơn Phú B, Tân Phú, Trường Thạnh, Bình Chiểu, Bình Thọ, Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước, Linh Chiểu, Linh Đông, Linh Tây, Linh Trung, Linh Xuân, Tam Bình, Tam Phú, Trường Thọ.

4. Quy mô của Thành phố Thủ Đức

Cần biết gì về thành phố Thủ Đức

Sau khi sáp nhập để hình thành đơn vị hành chính là thành phố phía Đông trực thuộc TPHCM, có tiêu chuẩn quy mô dân số hơn 1 triệu người, diện tích tự nhiên gần 212 km2.

Theo ý tưởng quy hoạch của Sasaki, TP Thủ Đức trong tương lai sẽ có 6 trung tâm quan trọng gồm: (1) Trung tâm tài chính quốc tế Thủ Thiêm; (2) Khu thể thao và sức khỏe Rạch Chiếc; (3) Trung tâm công nghệ cao Sài Gòn; (4) Trung tâm công nghệ giáo dục (Đại học Quốc gia TP HCM); (5) Khu công nghệ sinh thái Tam Đa và (6) Khu đô thị tương lai Trường Thọ.

Cụ thể như sau:

4.1. Trung tâm công nghệ tài chính TP Thủ Đức – Thủ Thiêm

Thủ Thiêm trong nhiều năm nay được quy hoạch và phát triển hệ thống đô thị hiện đại nhờ lợi thế về vị trí nằm dọc sông Sài Gòn, tiếp giáp với khu vực đô thị lõi trung tâm Tp.HCM, và được kết nối với nhiều cây cầu bắc qua sông Sài Gòn. Được quy hoạch trở thành trung tâm tài chính của Tp.HCM.

Quy hoạch tổng thể Thủ Thiêm có diện tích 647ha, là một trung tâm mới, hiện đại và mở rộng của thành phố Hồ Chí Minh, với các chức năng chính là trung tâm tài chính, thương mại, dịch vụ cao cấp của thành phố, khu vực và có vị trí quốc tế, là trung tâm văn hóa, nghỉ ngơi, giải trí.

4.2. Khu thể thao và sức khỏe – Rạch Chiếc

Khu vực này được quy hoạch định hướng là nơi kinh doanh thể thao và chăm sóc sức khỏe ở khu vực Đông Nam Á. Là khu vực nhấn mạnh tiềm năng của thành phố Hồ Chí Minh như một điểm đến quốc tế trong y học thể thao, các ngành nghề về thể thao,…

Hạ tầng kết nối giao thông liên vùng thuận tiện, trong đó có cảng hàng không, đường cao tốc, đường vành đai, metro… trở thành điểm đến sáng tạo trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và thể thao giải trí của khu vực. Các khu vực phát triển tích hợp, đa năng ở gần đó càng tăng cường cơ hội phát triển khu vực này trở thành một cộng đồng toàn diện nâng cao chất lượng cuộc sống.

4.3. Khu công nghệ cao (SHTP) – Trung tâm sản xuất tự động hóa

Dựa trên năng lực sản xuất hiện có, khu công nghệ cao Tp.HCM được hình dung để thúc đẩy tương lai sản xuất và thiết kế sáng tạo. Đến nay, sau 17 năm thành lập và phát triển, khu công nghệ cao quận 9 có 156 dự án với tổng giá trị đầu tư lên đến 7,1 tỷ USD.

Hiện KCN cao Tp.HCM đã có nhiều nhà đầu tư lớn đến đầu tư như Nidec (Nhật Bản) với số vốn 296 triệu USD, Samsung ( Hàn Quốc) với số vốn 2 tỷ USD, Intel ( Mỹ) 1,04 tỷ USD… Tổ hợp nhà máy Samsung Electronics nằm bên đường Võ Chí Công, phường Tăng Nhơn Phú B, có diện tích 92 ha, được xây dựng từ năm 2015.

4.4. Khu trung tâm công nghệ thông tin, công nghệ giáo dục – Đại học Quốc gia

Khu Đại học Quốc gia Tp.HCM có quy mô hơn 643ha thuộc Q.Thủ Đức (TP.HCM) và thị xã Dĩ An (Bình Dương), là nơi tập trung một quần thể giáo dục đào tạo, nhất là ngành công nghệ thông tin, và một trung tâm khởi nghiệp sáng tạo, từ đó mở rộng khả năng nghiên cứu và sáng tạo thông qua việc tăng sự hợp tác và cọ xát với nhiều ngành công nghiệp sáng tạo khác nhau.

Mục tiêu của Công viên khoa học là phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo với đầu ra là các sản phẩm công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn. Các nhân tố tham gia vào hệ sinh thái công viên khoa học gồm: trường đại học, viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu triển khai (R&D), các doanh nghiệp, khu sản xuất thử nghiệm…

Hiện tại ĐHQG TP.HCM có 7 đơn vị thành viên: ĐH Bách khoa, ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, ĐH Quốc tế, ĐH Công nghệ thông tin, ĐH Kinh tế – Luật và Viện Môi trường – tài nguyên. Ngoài ra còn có 26 đơn vị trực thuộc, với khoảng 55.000 sinh viên đang theo học. Trong khu ĐHQG TP.HCM hiện tại có thêm trường ĐH Thể dục thể thao nằm xen giữa và Trường ĐH An ninh nằm liền kề.

4.5. Trung tâm công nghệ sinh thái – Tam Đa

Khu vực được định hướng phát triển thành trung tâm công nghệ sinh thái để hỗ trợ phát triển các ngành công nghiệp ẩm thực, nông nghiệp công nghệ cao…

Đây cũng là một trong 3 khu vực mới đây được Tp.HCM đề xuất quy hoạch lại để thu hút đầu tư. Tổng diện tích khu vực được đề xuất quy hoạch lại là 25ha. Khu đất hiện trạng đang là quỹ đất an ninh quốc phòng quân sự thuộc đồ án quy hoạch khu dân cư Tam Đa, phường Trường Thọ và Trường Thạnh thuộc Quận 9, đã được UBND TP.HCM phê duyệt năm 2015. Khu đất này có vị trí tiếp giáp với các kênh rạch, sông và đường Tam Đa hiện hữu. Sau khi điều chỉnh quy hoạch sẽ trở thành trung tâm khu vực trọng điểm Trung tâm công nghệ sinh thái.

4.6. Đô thị tương lai – Trường Thọ

Với mục đích trở thành đô thị công nghệ phía Đông của Tp.HCM với ý tưởng độc đáo và có có tính cách mạng nhất về công nghệ. Tích hợp công nghệ vào vào đời sống thường nhật và phòng trưng bày đô thị của tương lai. Cụm này thúc đẩy việc tái phát triển một cảng ven sông lỗi thời (cảng Trường Thọ) như một địa điểm lý tưởng cho dự án thành phố thông minh.

Cơ sở hạ tầng linh hoạt và đáp ứng, các hình thức di động và giao tiếp mới, công nghệ xây dựng thích ứng và lĩnh vực công cộng truyền dữ liệu với trọng tâm là đổi mới trong nghệ thuật và giải trí là đặc điểm nổi bật của quận.

Để hướng tới đô thị sáng tạo trong tương lai, mới đây khu vực Trường Thọ cũng đã được Tp.HCM đề xuất quy hoạch lại 3 ô đất A1, A2 và A5 với diện tích khoảng 8ha. Đây là khu đất thuộc nhà máy thép Thủ Đức.

Được biết khu Trường Thọ trước đây cũng đã có quy hoạch xây dựng một khu đô thị có quy mô khoảng 30ha (tên thương mại dự án là River City), gồm khu đất cảng ICD Sotrans hơn 10ha của STG; khu đất nhà máy Công ty CP Thép Thủ Đức VNSTEEL; khu đất 10,6ha hiện là Trạm nghiền Thủ Đức chi nhánh Công ty Cổ phần Xi Măng Hà Tiên 1 và khu đất 0,8ha hiện là văn phòng và nhà xưởng của Công ty Vận tải Hà Tiên.

5. Những thế mạnh của thành phố Thủ Đức

Thành phố Thủ Đức có nhiều thế mạnh vượt trội, đây là tiền đề thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội cho toàn TP.HCM.

Thứ 1: Vị trí địa lý là trung tâm miền Đông Nam Bộ, cơ sở hạ tầng được đầu tư phát triển một cách đồng bộ. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối giao thông và tăng cường hợp tác kinh tế với các khu vực lân cận. Các công trình giao thông trọng điểm, là xương sống của nền kinh tế như:

  • Tuyến Metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên dự kiến được đi vào hoạt động từ cuối năm 2021.
  • Đường Vành đai 3 (Mỹ Phước – Tân Vạn – Nhơn Trạch) đang được bàn giao mặt bằng và thi công một số đoạn.
  • Mở rộng cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, QL1A, QL1K, Xa lộ Hà Nội, đường Vành đai 2…
  • Những tuyến giao thông đường thủy trên sông Sài Gòn, sông Đồng Nai cũng được đầu tư phát triển.

Ngoài ra, thành phố Thủ Đức có vị trí rất thuận lợi để phát triển ngành hậu cần logistics. Điều phối vận chuyển hàng hóa, đa dạng phương thức vận chuyển.

Thứ 2: Hệ sinh thái khởi nghiệp đã hình thành và phát triển mạnh mẽ với sự tham gia từ các quỹ đầu tư trong và ngoài nước. Quy hoạch mang tính tập trung tại khu công nghệ cao quận 9 và làng Đại học Quốc gia Thủ Đức sẽ là chủ đạo. Đóng vai trò thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo cho TP. Thủ Đức trong tương lai.

Thứ 3: Khu vực này đã hình thành một số phân khu chức năng hiện hữu: khu đô thị Thủ Thiêm (chức năng thương mại – tài chính quốc tế); Trung tâm thể thao và sức khỏe Rạch Chiếc.

Với những ưu điểm nổi trội kể trên, đây sẽ là lợi thế cạnh tranh có thể giúp khu Đông – TP. Thủ Đức trở nên khác biệt với các đô thị trong vùng.

Đánh giá bài viết
6 4.144
0 Bình luận
Sắp xếp theo