Trụ sở UBND thành phố Hà Nội

Đơn vị hành chính này là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp Việt Nam. Hoatieu.vn xin chia sẻ đến bạn trụ sở UBND thành phố Hà Nội và những thông tin về nơi này.

1. Địa chỉ UBND thành phố Hà Nội

UBND thành phố Hà Nội là cơ quan hành chính nhà nước nằm trong hệ thống hành chính Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội, cơ quan hành chính nhà nước ở thành phố Hà Nội, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân thành phố và cơ quan nhà nước ở Trung ương Nhà nước Việt Nam, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp Việt Nam, pháp luật, các văn bản của Chính phủ Việt Nam và các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố.

  • Địa chỉ UBND thành phố Hà Nội hiện nay được đặt tại: 79 Đinh Tiên Hoàng, Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
  • Số điện thoại: 024 3825 3536
  • Trang web: https://hanoi.gov.vn/home

Trước kia, đây là Tòa Đốc lý, hay Tòa Thị chính Hà Nội thời Đông Dương thuộc Pháp. Khi Pháp chiếm Hà Nội năm 1883, họ phá chùa Phổ Giác và lấy đất chùa xây Tòa Đốc lý, chùa phải dời xuống khu vườn của Viện Thái y cũ, tức ở cuối phố Ngô Sĩ Liên ngày nay. Sau này, một phần công trình Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã bị phá đi để xây trụ sở ủy ban với kiến trúc như ngày nay.

Trụ sở UBND thành phố Hà NộiHình ảnh bên ngoài trụ sở UBND TP. Hà Nội

2. Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Hà Nội

1. Văn phòng UBND thành phố Hà Nội

13. Sở Quy hoạch Kiến trúc
2. Sở Công Thương14. Sở Tài chính
3. Sở Giao thông Vận tải15. Sở Tài nguyên và Môi trường
4. Sở Giáo dục và Đào tạo16. Sở Tư Pháp
5. Sở kế hoạch và Đầu tư17. Sở Thông tin và Truyền thông
6. Sở Khoa học và Công nghệ18. Sở Văn hóa Thể thao
7. Sở Lao động Thương binh và Xã hội19. Sở Du lịch
8. Sở Nội vụ20. Sở Xây dựng
9. Sở Ngoại Vụ21. Sở Y tế
10. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn22. Ban Dân tộc thành phố Hà Nội
11. Thanh tra thành phố Hà Nội23. Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất thành phố Hà Nội
12. Ban Chỉ đạo giải phóng mặt bằng thành phố Hà Nội24. Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại Du lịch Hà Nội

3. Google map chỉ đường Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội

4. UBND thành phố Hà Nội thực hiện công việc gì?

Căn cứ Điều 21 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015:

Điều 21. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh

1. Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định các nội dung quy định tại các điểm a, b và c khoản 1, các điểm d, đ và e khoản 2, các khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 19 của Luật này và tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh.

2. Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh.

3. Tổ chức thực hiện ngân sách tỉnh, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, phát triển công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ, du lịch, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, mạng lưới giao thông, thủy lợi; thực hiện các biện pháp quản lý, sử dụng đất đai, rừng núi, sông hồ, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác; thực hiện các biện pháp phòng, chống thiên tai, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh trong phạm vi được phân quyền.

4. Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, đề án của tỉnh đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

5. Thực hiện các biện pháp xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo thực hiện kế hoạch xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc trên địa bàn tỉnh; tổ chức giáo dục quốc phòng, an ninh và công tác quân sự địa phương; xây dựng và hoạt động tác chiến của bộ đội địa phương, dân quân tự vệ; xây dựng lực lượng dự bị động viên và huy động lực lượng bảo đảm yêu cầu nhiệm vụ theo quy định của pháp luật; xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở địa phương.

6. Thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật, xây dựng chính quyền và địa giới hành chính, giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế, lao động, chính sách xã hội, dân tộc, tôn giáo, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

7. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước ở trung ương phân cấp, ủy quyền.

8. Phân cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp dưới, cơ quan, tổ chức khác thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Trên đây là ý kiến tư vấn cá nhân của Hoatieu.vn. Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác như: Chức năng nhiệm vụ quyền hạn của tổ chức chính quyền địa phương, Phân biệt văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật từ chuyên mục Phổ biến pháp luật của trang Hoatieu.vn.

Đánh giá bài viết
3 3.974
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm