Câu hỏi lý thuyết thi giáo viên giỏi trường Mầm non 2024
Câu hỏi lý thuyết thi giáo viên giỏi trường Mầm non là tài liệu vô cùng hữu ích dành cho giáo viên mầm non, chuẩn bị tốt cho kì thi giáo viên giỏi sắp tới. Mời các thây cô tham khảo.
Câu hỏi lý thuyết thi giáo viên giỏi trường Mầm non
Bộ tài liệu thi giáo viên giỏi mầm non gồm câu hỏi về chăm sóc trẻ mầm non, câu hỏi thi dinh dưỡng mầm non, câu hỏi lập kế hoạch giảng dạy mầm non... có gợi ý đáp án. Với những câu hỏi dưới đây các cô sẽ linh hoạt hơn, nhanh chóng trả lời những câu hỏi mà ban tổ chức cuộc thi đưa ra. Sau đây là nội dung chi tiết.
Tài liệu thi giáo viên giỏi Mầm non
Câu 1. Theo Điều lệ trường mầm non, nhà trường thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc - giáo dục trẻ từ độ tuổi nào?
Trả lời: Theo Điều lệ trường Mầm non, nhà trường sẽ thực hiện việc nuôi dưỡng chăm sóc trẻ từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi theo chương trình Giáo dục mầm non.
Câu 2. Hãy nêu quy định tại Điều lệ về số trẻ tối đa trong một nhóm đối với nhóm trẻ từ 3 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi?
Trả lời: - Nhóm trẻ từ 3 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi là 15 trẻ/ nhóm
- Nhóm trẻ từ 13 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi là 20 trẻ/ nhóm
- Nhóm trẻ từ 25 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi là 25 trẻ/ nhóm
Câu 3. Hãy nêu quy định tại Điều lệ về số trẻ tối đa trong một lớp đối với trẻ mẫu giáo từ 3 - 5 tuổi?
Trả lời: - Lớp Mẫu giáo 3-4 tuổi là 25 trẻ/ lớp
- Lớp Mẫu giáo 4-5 tuổi là 30 trẻ/ lớp
- Lớp Mẫu giáo 5-6 tuổi là 35 trẻ/ lớp
Câu 4. Theo quy định hiện hành một lớp bán trú có bao nhiêu giáo viên phụ trách?
Trả lời: Một lớp bán trú có từ hai giáo viên trở lên thì phải có một giáo viên phụ trách chính.
Câu 5. Trong trường mầm non, Mẫu giáo được quy định tại Điều lệ có bao nhiêu tổ?
Trả lời: Trong trường mầm non theo quy định có hai tổ: Tổ chuyên môn và Tổ văn phòng
+ Tổ chuyên môn gồm: Giáo viên, người làm công tác thiết bị và cấp dưỡng. Tổ chuyên môn có tổ trưởng và tổ phó.
+ Tổ văn phòng gồm: Nhân viên y tế, văn thư, kế toán và nhân viên khác.
Câu 6. Qui định trong Điều lệ sinh hoạt ở tổ chuyên môn mấy lần/ tháng?
Trả lời: Sinh hoạt tổ chuyên môn định kỳ ít nhất hai tuần một lần.
Câu 7. Chức năng quản lý nhà nước về giáo dục đối với mọi loại hình nhà trường, nhà trẻ, lớp MG trên địa bàn do ai thực hiện ?
Trả lời: Phòng GD-ĐT thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục đối với mọi loại hình nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập trên địa bàn.
Câu 8. Em hãy cho biết thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập, chia tách, giải thể nhà trường, nhà trẻ công lập, nhà trẻ dân lập, tư thục?
Trả lời:
+ Chủ tịch UBND cấp Huyện quyết định thành lập đối với nhà trường, nhà trẻ công lập và cho phép thành lập nhà trường, nhà trẻ dân lập, tư thục.
+ Trưởng phòng giáo dục và đào tạo cấp huyện cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục đối với nhà trường, nhà trẻ.
Câu 9. Hãy nêu nhiệm vụ của giáo viên trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong trường mầm non?
Trả lời: Thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chương trình giáo dục mầm non. Lập kế hoạch, xây dựng môi trường giáo dục, tổ chức các hoạt động; Đánh giá và quản lý trẻ em, chịu trách nhiệm về chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em , tham gia hoạt động của tổ chuyên môn.
Câu 10. Em hãy cho biết trình độ chuẩn đào tạo của giáo viên Mầm non theo quy định trong Điều lệ?
Trả lời: Theo điều lệ trình độ chuẩn của giáo viên mầm non là có bằng tốt nghiệp trung cấp Sư phạm mầm non
Câu 11. Theo Luật sửa đổi, bổ sung của Điều lệ trường mầm non cấp thẩm quyền nào bổ nhiệm hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng đối với nhà trường, nhà trẻ công lập và tư thục?
Trả lời: Theo luật sửa đổi, bổ sung của Điều lệ trường mầm non Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng do Trưởng phòng giáo dục và đào tạo bổ nhiệm đối với nhà trường, nhà trẻ công lập và tư thục.
Câu 12. Hãy nêu các hành vi giáo viên không nên làm đối với trẻ trong trường mầm non?
Trả lời: Xúc phạm nhân phẩm, xâm phạm thân thể trẻ em và đồng nghiệp. Bỏ giờ bỏ lớp, tùy tiện cắt xén chương trình, đối xử không công bằng với trẻ em, bớt xén khẩu phần ăn, làm việc riêng khi đang tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ, ép buộc trẻ học thêm để thu tiền.
Câu 13. Trẻ mầm non có độ tuổi và sức khỏe như thế nào thì được nhận vào trường?
Trả lời:
+ Trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi được nhận vào trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập.
+ Không tiếp nhận trẻ em đang mắc bệnh truyền nhiễm, bệnh bẩm sinh nguy hiểm vào học trong các cơ sở giáo dục mầm non.
Câu 14. Trẻ em có nhiệm vụ gì khi đang theo học trong các trường mầm non?
Trả lời:
+ Đi học đều, tham gia đầy đủ các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục dành cho trẻ em, thực hiện các quy định của nhà trường
+ Có lời nói, cử chỉ, thói quen vệ sinh văn minh phù hợp với lứa tuổi. Trang phục gọn gàng, sạch sẽ thuận tiện cho các hoạt động học và chơi.
+ Giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường, lớp, nơi công cộng.
Câu 15. Trẻ em được hưởng quyền lợi và chính sách gì khi đang học trong trường mầm non?
Trả lời:
+ Được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo mục tiêu, chương trình giáo dục mầm non của Bộ GDĐT ban hành. Trẻ em khuyết tật hào nhập theo quy định và được lập hồ sơ cá nhân.
+ Được cân đo, khám sức khỏe, chữa bệnh không phải trẻ tiền ở các cơ sở y tế công lập…
Câu 16. Gia đình có trách nhiệm gì đối với trẻ đang học trong trường mầm non?
Trả lời: Gia đình thường xuyên quan hệ với nhà trường để được thông báo kịp thời tình hình của trẻ, nhằm phối hợp trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ em.
+ Tham gia các hoạt động các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
Câu 17. Công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ gồm những hoạt động nào?
Trả lời:
+ Các hoạt động nuôi dưỡng chăm sóc trẻ gồm: Chăm sóc dinh dưỡng, giấc ngũ, vệ sinh, sức khỏe và đảm bảo an toàn.
+ Hoạt động giáo dục bao gồm: hoạt động học, chơi, lao động, hoạt động ngày hội, ngày lễ.
+ Tuyên truyền phổ biến nuôi con theo khoa học về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ cho các cha mẹ và cộng đồng.
Câu 18: Đồng chí hãy nêu chế độ ăn cho trẻ nhà trẻ 2 - 3 tuổi trong một ngày? Nêu cách chăm sóc, tổ chức một bữa ăn cho trẻ tai lớp mình? Đồng chí đã dùng biện pháp gì nhằm phục hồi trẻ suy dinh dưỡng tại lớp? (2 điểm)
* Chế độ ăn cho trẻ nhà trẻ 2 – 3 tuổi trong một ngày:
- Gạo: 150 – 200g
- Thịt( cá, tôm, trứng): 120 – 150g, một tuần có thể ăn 3 – 4 quả trứng
- Sữa: 400 – 500ml
- Dầu mỡ: 30 – 40 g
- Rau xanh: 100 – 120g
- Quả chín: 150 – 200g
* Cách chăm sóc, tổ chức một bữa ăn cho trẻ
- Chuẩn bị và chăm sóc trước bữa ăn:
+ Kê bàn ghế ngay ngắn, khoảng cạch đủ cho các cháu đi lại được, giáo viên dễ bao quát.
+ Chuẩn bị 01 bàn và 01 khăn lau bàn riêng để giáo viên chia thức ăn.
+ Chuẩn bị khăn lau miệng ẩm, trời lạnh khăn phải đủ ấm.
+ Giáo viên phải rữa sạch tay trước khi chia thức ăn, cho trẻ vệ sinh tay.
+ Giáo viên nhận và kiểm tra thức ăn theo đúng thực đơn quy định của ngày, nhận và kiểm đồ dùng: Bát, thìa, môi...
+ Chia thức ăn cho trẻ, giáo viên chia tại bàn chia ăn rồi mới đua phát cho trẻ.
- Trong bữa ăn:
+ Giới thiệu món ăn, giáo dục dinh dưỡng, nhắc trẻ ngồi ngay ngắn, hướng dẫn trẻ mời cô và các ban ăn, hướng dẫn trẻ cách cầm thìa, xúc cơm ăn không bị rơi vãi.
+ Với trẻ nhà trẻ giáo viên phải xúc cho trẻ, nếu trẻ ngồi chưa vững giáo viên phải bế trẻ.
+ Bao quát giời ăn, động viên nhắc nhở trẻ ăn hết suất
+ Trẻ đang ăn mà khóc, buồn ngủ, giáo viên phải tàm ngừng cho trẻ ăn, sau khi trẻ ngủ dậy hoặc trẻ nín mới cho ăn tiếp.
- Sau bữa ăn:
+ Giáo viên hướng dẫn trẻ dùng khăn lao miệng và rủa tay.
* Biện pháp giúp trẻ phục hồi suy dinh dưỡng tại lớp:
- Tìm ra nguyên nhân trẻ suy dinh dưỡng: Do quá trình nuôi dưỡng, dị tật, kinh tế gia đình, trẻ bị ốm đau, biếng ăn.
- Phát hiện các dấu hiệu của trẻ suy dinh dưỡng như: Như trẻ không tăng cân, rối loạn tiêu hóa, da xanh xao.
- Phối hợp với gia đình cho trẻ ăn đủ bữa, phù hợp theo tháng tuổi, nên chia thành nhiều bữa ăn để cung cấp đủ năng lượng, chú ý bổ sung dầu mỡ trong các bữa ăn.
- Ưu tiên các thức ăn chứa nhiều chất đạm: Thịt gà, trứng...
- Thay đổi thức ăn thường xuyên để kích thích trẻ ăn ngon miệng.
- Ăn nhiều rau xanh và các loại quả chín để giúp trẻ phát triển chiều cao.
- Cho trẻ uống thêm các loại sữa tăng chiều cao, tăng cân.
- Gia đình nên có thực đơn phù hợp với nhà trường đảm bảo đủ chất, đủ dinh dưỡng cho trẻ.
- Thường xuyên tắm rữa vệ sinh sạch sẽ cho trẻ.
- Phải giữ ấm về mùa đông, phòng ở thoáng mát về mùa hè, đảm bảo đủ ánh sáng
- Ăn uống phải hợp lý về thời gian không nên cho trẻ tự do ăn uống.
- Ngoài ra phụ huynh nên cho trẻ ăn thêm các loại quả chín theo nhu cầu của trẻ Tìm ra các nguyên nhân trẻ suy dinh dưỡng để có biện pháp cụ thể, phù hợp với mỗi trẻ suy dinh dưỡng.
- Phối hợp với nhà trường tăng khẩu phần ăn, đảm bảo chế độ ăn cho những trẻ suy dinh dưỡng để hạ số trẻ bị suy dinh dưỡng thấp nhất có thể.
Câu 19: Đồng chí hãy nêu chế độ ăn cho trẻ nhà trẻ 3 - 5 tuổi trong một ngày? Nêu cách chăm sóc, tổ chức một bữa ăn cho trẻ tai lớp mình? Đồng chí đã dùng biện pháp gì nhằm phục hồi trẻ suy dinh dưỡng tại lớp?
* Chế độ ăn cho trẻ nhà trẻ 3 - 5 tuổi trong một ngày:
- Gạo: 200 - 300 g
- Thịt( cá, tôm, trứng): 200 g, một tuần có thể ăn 3 – 4 quả trứng
- Sữa: 400 – 500 ml
- Dầu mỡ: 30 – 40 g
- Rau xanh: 120 – 150 g
- Quả chín: 200 - 300 g
Câu 20: Đồng chí hãy chọn hoạt động Dạo chơi ngoài trời, Chơi các góc buổi sáng hoặc hoạt động chiều soạn theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Hãy nêu nội dung đánh giá cuối ngày của trẻ ở lớp mình phụ trách? Việc đánh giá trẻ có ý nghĩa như thế nào trong công tác chăm sóc giáo dục?
Nội dung đánh giá trẻ:
- Đánh giá về sức khoẻ trẻ trong ngày
- Đánh giá những cảm xúc của trẻ qua các hoạt động trong ngày.
- Đánh giá kỹ năng của trẻ qua các hoạt động trong ngày.
* Ý nghĩa:
- Hiểu và nắm vững được đặc điểm tâm sinh lý, thói quen hành vi của từng trẻ nhằm giúp giáo viên lựa chọn những biện pháp tác động phù hợp nhằm phát triển thể chất, tình cảm.
- Dựa vào đánh giá nhằm giúp giáo viên có sự điều chỉnh trong việc xây dựng kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ phù hợp.
- Phối kết hợp với các bậc phụ huynh trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ một cách có hiệu quả.
Câu 21: Nêu quy trình rửa tay bằng xà phòng?
Gợi ý:
Làm ướt tay bằng nước sạch, xoa xà bông vào lòng bàn tay và chà xát, dùng ngón tay và lòng bàn tay cuốn và xoay tròn từng ngón bàn tay kia và ngược lại, bàn tay này chà xát lên cổ tay, mu bàn tay kia và ngược lại, dùng ngón tay của bàn tay kia miết từng kẻ ngón tay và ngược lại, chụm đầu 5 ngón tay này cọ và xoay tròn vào bàn tay kia và ngược lại, rửa lại bằng nước sạch và lau khô.
Câu 22: Vai trò của môi trường giáo dục an toàn lành mạnh, thân thiện đối với việc nâng cao chất lượng CSGD trẻ?
Gợi ý:
- Đảm bảo thực hiện quyền trẻ em, quyền của người học cho tất cả trẻ em trong các cơ sở giáo dục khi xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh thân thiện ở cơ sở;
- Hỗ trợ và tác động tích cự tới nhận thức, hành vi, thái độ của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong cơ sở giáo dục;
- Tác động tích cực đến nhận thức, hành vi, thái độ của cha mẹ trẻ và cộng đồng xã hội đối với công tác giáo dục MN nói chung và việc xây dựng môi trường giáo dục trong cơ sở gióa dục mầm non nói riêng.
Câu 23: Khi lập kế hoạch theo chủ điểm cần lưu ý những vấn đề gì? Bạn hãy trình bày trình tự xây dựng kế hoạch theo chủ điểm?
- Khi lập kế hoạch theo chủ điểm chúng ta cần lưu ý một số điểm sau:
- Tên chủ điểm phải gần gũi quen thuộc với trẻ
- Nội dung của chủ điểm phải đảm bảo từ gần đến xa, từ dễ đến khó phù hợp với lứa tuổi, mức độ phát triển của trẻ (0,2 điểm)
- Đa dạng hóa các hoạt động giáo dục nhằm khuyến khích trẻ tích cực tìm hiểu, khám phá, thực hành, trải nghiệm, trao đổi, chia sẽ, trò chuyện với nhau
- Đảm bảo các bước theo trình tự lập kế hoạch nhằm đảm bảo đầy đủ nội dung Giáo dục theo chủ điểm phù hợp với nhu cầu và khả năng của trẻ, điều kiện thực tế của địa phương.
- Kế hoạch rõ ràng, đầy đủ các nội dung và hoạt động phù hợp với chủ điểm đã chọn. Các nội dung và hoạt động phải đáp ứng được yêu cầu của chủ điểm đề ra.
- Sau khi chọn chủ điểm cho trẻ tìm hiểu, khám phá chúng ta tiến hành xây dựng kế hoạch theo trình tự như sau:
- Xác định yêu cầu của chủ điểm: Nêu cụ thể, rõ ràng những kiến thức, kỹ năng và thái độ mà trẻ có thể học được qua chủ điểm.
- Lập mạng nội dung: Liệt kê các nội dung liên quan tới chủ điểm phù hợp với nhu cầu, trình độ của trẻ.
- Xây dựng kế hoạch theo tuần: Phân phối các nội dung và hoạt động giáo dục trẻ vào bản kế hoạch các tuần sao cho nội dung và hoạt động trong chủ điểm đó có thể thực hiện được hết.
Câu hỏi tình huống thi giáo viên giỏi Mầm non
Trong giáo dục ngành học sư phạm mầm non, có rất nhiều tình huống thường xuyên xảy ra muôn hình vạn trạng, đôi lúc khiến các giáo viên bối rối không biết xử lý thế nào. Các tình huống này cũng thường xuất hiện trong bài thi giáo viên giỏi mầm non. Mời các thầy cô tìm hiểu một số tình huống thực tế của trẻ trên lớp và cách xử lý các cô nên biết.
Câu 1: Trong giờ vẽ theo mẫu (vẽ bông hoa) chủ đề “Thực Vật”, mọi trẻ đều say sưa vẽ, bé Tuấn ngồi im không vẽ, Cô giáo đến gần và hỏi: “Sao Tuấn không vẽ đi, các bạn vẽ rất đẹp và gần xong rồi”. Bé trả lời: “Con không thích vẽ bài này”. Nếu là giáo viên đó, bạn sẽ giải quyết như thế nào?
Cách giải quyết:
- Cô thử hướng trẻ vào nội dung bài vẽ giống các bạn: “cô thấy Tuấn vẽ rất đẹp, đẹp hơn nhiều bạn trong lớp. Con vẽ nhé nếu con thấy khó cô sẽ vẽ cùng con”.
- Nếu Tuấn vẫn không vẽ, cô sẽ giúp trẻ bằng cách gợi ý hoặc giải thích trình tự hoặc trình bày mẫu… tùy theo khả năng của trẻ.
- Nếu trẻ vẫn nhất định không vẽ, cô hỏi Tuấn thích vẽ gì? Cô sẽ đưa mấu ví dụ như nam linh chi cho con vẽ (thực hiện mục đích của giờ vẽ theo mẫu), nếu trẻ vẽ xong theo sở thích cô động viên trẻ thực hiện bài học trên.
- Cuối giờ cô nhận xét bài vẽ của cả lớp và giành thời gian nhận xét bài vẽ của Tuấn (tùy sản phẩm của cháu, 1 hoặc 2 bài) và nhắc nhở nhẹ nhàng để Tuấn thực hiện nhiệm vụ của giờ học như các bạn trong lớp.
Câu 2: Khi đang dạy trẻ bài "cây xanh và môi trường sống" (đối tượng 5-6 tuổi), 1 số cháu cho rằng: cần phải tưới nước thường xuyên cho cây nếu không cấy sẽ không sống được, không ra hoa, kết quả. Một số cháu khác cho rằng không đúng vì nhà cháu có cây bàng mẹ cháu không tưới nước mà nó vẫn không chết, vẫn ra hoa kết quả nhưng không ăn được quả, bạn sẽ xử lý như thế nào?
Cách giải quyết
- Cô không vội kết luận ai đúng, ai sai, hẹn trẻ giờ sinh hoạt chiều cô cháu mình cùng làm thí nghiệm “cây xanh có cần nước không ?”.
- Khi làm cô chú ý chọn cây đỗ đang trong thời kì sinh trưởng để mau có kết quả.
- Khi thấy hiện tượng héo lá, cô dừng thí nghiệm và cho trẻ so sánh một cây được tưới nước và cây không được tưới nước khác nhau như thế nào ?
- Cho trẻ tự rút ra kết luận và cô giải thích cho trẻ: trường hợp cây bàng là cây không ưa nước nhiều do đó không phải tưới cây thường xuyên, nhưng nếu để quá lâu mà không tưới nước, không có mưa thì cây cũng sẽ có thể bị chết.
Câu 3: Khi cho trẻ 24- 36 tháng quan sát quả cam (chủ đề rau - quả), sau khi đàm thoại cho trẻ nhận biết đặc điểm, cấu tạo của quả cam, cô cho trẻ nếm để nhận biết vị của quả cam (cô lần lượt dùng dĩa bón cho mỗi trẻ một miếng), cô vừa đưa miếng cam vào miệng bé gái vừa hỏi: “cháu tháy vị của quả cam như thế nào ?” . Cháu chưa kịp trả lời, thì cháu trai bên cạnh nói: Ngọt. Thưa cô ngọt ạ. Cô quát: “đã ăn đâu mà biết”. Theo bạn, với tình huống đó giáo viên nên giải quyết như thế nào để phát huy tính tích cực và đảm bảo nguyên tắc “dạy học nhằm khai thác vốn kinh nghiệm của trẻ, tránh áp đặt, dập khuôn, máy móc”.
Cách giải quyết:
- Cô khen cháu trai đó và hỏi vì sao cháu biết. Cô gợi ý ngoài vị ngọt quả cam còn có vị gì mà cháu biết.
- Cho cháu trai đó kể cấu tạo, mùi vị của quả cam và nhắc nhở cháu khi phát biểu giơ tay, không nói leo và khuyến khích cháu tích cực hăng hái phát biểu xây dựng bài.
Câu 4: Trong giờ hoạt động vui chơi, cả lớp đang chơi rất vui vẻ, bỗng dưng có 2 bé trai tranh giành nhau một chiếc ô tô đồ chơi không ai chịu nhường ai, nếu bạn là cô giáo thì trong tình huống này sẽ xử lý như thế nào?
Cách giải quyết: Cô có thể xử lý tình huống này theo 3 cách giải quyết sau:
- Cách 1: Cô tới bên 2 bé hỏi nguyên do vì sao các con lại cãi nhau, tranh giành nhau. Sau đó, cô hãy thật nhẹ nhàng khuyên bảo 2 bé rằng: ''Chúng mình chơi với nhau thì phải biết nhường nhịn nhau chia sẻ với nhau, thế mới là bạn tốt các con ạ!'', rồi cô có thể ngồi cạnh 2 bé và chơi cùng với 2 bé.
- Cách 2: Cô lại gần 2 bé và dỗ dành các con đang chơi trò gì vậy? Sau đó gợi ý rằng, cô có thể chơi chung với các con không và hướng dẫn các bé một trò chơi đơn giản chẳng hạn như đố về màu sắc của xe và các bộ phận của xe nhưng 2 bé sẽ phải oẳn tù tì trước để phân định ai thắng sẽ được cầm ô tô chỉ và hỏi bạn và nếu bạn đoán đúng sẽ đổi chỗ cho nhau và cô sẽ giữ vai trò là trọng tài. Khi các con đã có thể vui vẻ trở lại thì 2 bé sẽ tự chơi.
- Cách 3: Cô nên nhẹ nhàng hỏi xem các con đang chơi trò gì mà lại tranh giành nhau một thứ đồ chơi như vậy. Sau đó, cô hãy xoa đầu trẻ và nói với các con không nên tranh giành nhau như thế, nên nhường nhịn, đoàn kết 2 bạn cùng chơi, như vậy thì trò chơi cũng sẽ được vui hơn và như thế thì các con mới được cô giáo, ông bà, bố mẹ yêu quý, các bạn cũng sẽ cùng chơi với 2 con.
Câu 5: Tình huống: Trong giờ chơi theo góc của trẻ mẫu giáo, ở góc chơi “Bé tập làm bác sĩ”, bé Hoa đang hăm hở bế búp bê đến bác sĩ Mai khám bệnh. Bé Hoa bế búp bê ngồi vào ghế dành cho bệnh nhân, bác sĩ Mai cứ ngồi nghịch ống nghe mà không biết Hoa đang ngồi chờ khám bệnh. Chờ một lúc bé Hoa bế búp bê đứng dậy, vừa đi vừa quay lại nhìn bác sĩ Mai. Bác sĩ Mai vẫn ngồi nghịch ống nghe say sưa Nếu là bạn tổ chức giờ chơi đó, bạn sẽ làm gì để thỏa mãn nhu cầu chơi của bé Hoa ?
Cách giải quyết:
- Cô đóng vai bệnh nhân đến khám bệnh và rủ bé Hoa đi cùng.
- Cô chào bác sĩ Mai và nhờ bác sĩ khám bệnh. Khi bác sĩ khám xong, cô hỏi bác sĩ Mai xem cô bị bệnh gì? Uống thuốc gì? Cô nhận thuốc và cảm ơn bác sĩ, chào bác sĩ và ra về cô nhắc bệnh nhân Hoa vào khám.
- Cô quan sát, nếu Hoa không biết giao tiếp với bác sĩ, cô hướng dẫn Hoa nhập vai mẹ bệnh nhân để thực hiện ý tưởng chơi “mẹ bệnh nhân”.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 6 bài kể về 1 lần em mắc lỗi khiến bố mẹ buồn siêu hay
Kể về một lần mắc lỗi khiến bố mẹ buồn lớp 8Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ Nương
Các bài viết hay mục Dành cho giáo viên
(File word) Kế hoạch dạy học Tiếng Anh 8 i-Learn Smart World
Phân phối chương trình Hóa học 11 Kết nối tri thức
Hỏi đáp về sách Giáo dục thể chất lớp 2 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống
(Cả năm) Giáo án Địa 8 sách Cánh Diều 2024
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 8 tỉnh Thanh Hóa
(Tải miễn phí) Giáo án điện tử Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo