Tổng hợp Nghị định mới có hiệu lực đầu tháng 12/2015

Tải về

Tổng hợp Nghị định mới có hiệu lực đầu tháng 12/2015

Tổng hợp Nghị định mới có hiệu lực đầu tháng 12/2015 giới thiệu đến các bạn những Nghị định mới và quan trọng liên quan đến các lĩnh vực nhà ở, doanh nghiệp, lao động... có hiệu lực từ ngày 01-10/12/2015. Chi tiết nội dung mời các bạn tham khảo.

Hướng dẫn 1326/HD-UBDT đánh giá, phân loại công chức, viên chức

Nghị định về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức số 56/2015/NĐ-CP

Nghị định 91/2015/NĐ-CP về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài sản doanh nghiệp

1. Thời hạn sở hữu nhà ở của tổ chức nước ngoài

Theo Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Nhà ở 2014 có hiệu lực từ ngày 10/12/2015 thì thời hạn sở hữu nhà ở của tổ chức nước ngoài được quy định như sau:

  • Tổ chức nước ngoài quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 159 Luật Nhà ở được sở hữu nhà ở tối đa không vượt quá thời hạn ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (GCNĐKĐT) cấp cho tổ chức đó.

Khi hết hạn sở hữu nhà ở ghi trong GCN, nếu chủ sở hữu (CSH) có nhu cầu gia hạn thêm thì được Nhà nước xem xét, gia hạn thêm theo Điều 77 Nghị định này.

Xem thêm tại Nghị định 99/2015/NĐ-CP.

2. Hình thức lựa chọn nhà thầu khai thác dầu khí

Chính phủ ban hành Nghị định 95/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Dầu khí.

Theo đó, các hình thức lựa chọn nhà thầu thực hiện dự án tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí bao gồm:

- Đấu thầu rộng rãi: được áp dụng trên nguyên tắc cạnh tranh quốc tế và không qua bước sơ tuyển.

- Chào thầu cạnh tranh: được áp dụng trong trường hợp lô dầu khí không nằm trong kế hoạch đấu thầu đã được phê duyệt và có tối thiểu 02 tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 8 Nghị định này quan tâm và đề xuất ký hợp đồng dầu khí.

- Chỉ định thầu: được áp dụng khi Thủ tướng Chính phủ quyết định trong các trường hợp sau:

  • Lô dầu khí chỉ có một tổ chức, cá nhân hoặc liên danh nhà thầu dầu khí có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 8 Nghị định này quan tâm và đề xuất ký hợp đồng dầu khí.
  • Trường hợp đặc biệt liên quan đến chủ quyền quốc gia, biên giới, hải đảo.

Nghị định 95/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/12/2015.

3. Chính sách cho người lao động trong doanh nghiệp quốc phòng

Theo Nghị định 93/2015/NĐ-CP quy định về tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp quốc phòng, an ninh thì chế độ, chính sách cho người lao động làm việc tại các doanh nghiệp này như sau:

- Tiền lương của lao động là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan được tính phù hợp với quy định pháp luật đối với sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan và căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Khi thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, người lao động nếu bị thương hoặc bị chết mà đủ điều kiện, tiêu chuẩn thì được xem xét, xác nhận là người có công theo quy định pháp luật về người có công.

Nghị định 93/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/12/2015 và thay thế Nghị định 104/2010/NĐ-CP.

4. Quy định mới về cấp hộ chiếu

Từ ngày 01/12/2015, theo Nghị định 94/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 136/2007/NĐ-CP về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, quy định về việc cấp hộ chiếu có một số thay đổi.

Cụ thể như sau:

- Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ còn giá trị dưới 1 năm thì được gia hạn một lần (trước đây là 6 tháng).

- Bổ sung đối tượng được cấp hộ chiếu ngoại giao:

  • Tổng kiểm toán, Phó Tổng kiểm toán Nhà nước.
  • Ủy viên Ban thường trực Ủy ban Trung ương Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam.

- Bổ sung cơ quan có thẩm quyền cử những người thuộc diện được cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ:

  • Các cơ quan khác do Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định thành lập.
  • Các hội có công chức được cơ quan có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước cử sang giữ chức vụ chủ chốt theo hình thức luân chuyển.
  • Chủ tịch Hội đồng Chính sách Khoa học và Công nghệ quốc gia.

Nghị định 94/2015/NĐ-CP thay thế Nghị định 65/2012/NĐ-CP.

5. Quy định về kiêm nhiệm với Giám đốc doanh nghiệp nhà nước

Chính phủ ban hành Nghị định 97/2015/NĐ-CP về quản lý người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Theo đó, việc kiêm nhiệm đối với chức danh Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc đối với công ty trách hữu hạn một thành viên nhà nước được quy định như sau:

  • Người được bổ nhiệm giữ chức danh Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc không là cán bộ, công chức, viên chức.
  • Không được kiêm nhiệm chức danh Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp khác.

Nghị định 97/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/12/2015.

6. DNNN không được góp vốn đầu tư bất động sản

Đó là quy định tại Nghị định 91/2015/NĐ-CP về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp có hiệu lực từ ngày 01/12/2015.

Theo đó, doanh nghiệp nhà nước (DNNN) được quyền sử dụng tài sản, tiền vốn thuộc quyền quản lý, sử dụng của DN để đầu tư ra ngoài nhưng phải đảm bảo:

  • Tuân thủ quy định pháp luật và phù hợp ngành nghề kinh doanh chính, không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNN.
  • Không được góp vốn hoặc đầu tư vào lĩnh vực bất động sản (trừ DNNN có ngành nghề kinh doanh chính là các loại bất động sản theo Luật Kinh doanh bất động sản).
  • Không được góp vốn, mua cổ phần tại ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán, trừ trường hợp đặc biệt theo Quyết định của Thủ tướng.

Nghị định 91/2015/NĐ-CP thay thế Nghị định 71/2013/NĐ-CP và Nghị định 09/2009/NĐ-CP.

7. Tăng mức trần học phí đại học từ năm học 2015-2016

Đây là nội dung tại Nghị định 86/2015/NĐ-CP về cơ chế thu, quản lý học phí với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021.

Cụ thể, mức trần học phí trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục công lập tự đảm bảo kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021 (kể cả với các cơ sở giáo dục đại học được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động) như sau:

  • (i) Nhóm ngành KHXH, kinh tế, luật, nông, lâm, thủy sản:
  • (ii) Nhóm ngành KHTN, kỹ thuật, công nghệ, thể dục, thể thao, nghệ thuật, khách sạn, du lịch:
  • (iii) Nhóm ngành Y dược:

Nghị định 86/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/12/2015.

8. Một số lưu ý khi vay vốn ưu đãi mua nhà ở xã hội

Theo Nghị định 100/2015/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội thì việc vay vốn ưu đãi khi mua nhà ở xã hội được quy định như sau:

  • Khách hàng là hộ gia đình, cá nhân khi vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) phải thực hiện việc gửi tiết kiệm tại NHCSXH với thời gian tối thiểu 12 tháng và mức gửi theo quy định của bên cho vay.
  • NHCSXH hoặc tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định thực hiện việc cho vay ưu đãi hỗ trợ nhà ở xã hội, bảo đảm phù hợp với quy định pháp luật về nhà ở, về tín dụng và pháp luật có liên quan.
  • Việc cho vay vốn ưu đãi phải bảo đảm đúng đối tượng, đáp ứng đủ điều kiện theo quy định.

Nghị định 100/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 10/12/2015 và thay thế Nghị định 188/2013/NĐ-CP.

9. Chính sách ưu đãi khi cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư

Theo Nghị định 101/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 10/12/2015, chính sách ưu đãi khi cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư được quy định như sau:

- Đối với chủ sử dụng thuê căn hộ chung cư sở hữu nhà nước (chưa được chuyển thành sở hữu riêng) thuộc diện phải phá dỡ:

  • Được tiếp tục bố trí cho thuê căn hộ chung cư mới (sau khi cải tạo, xây dựng lại) có diện tích tương đương tại địa điểm nhà chung cư bị phá dỡ.
  • Được xem xét, giải quyết mua căn hộ mới.
  • Được xem xét, giải quyết mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội trên phạm vi địa bàn nếu có nhu cầu.

- Đối với chủ sở hữu (CSH) căn hộ chung cư:

  • Nếu CSH có nhu cầu tái định cư tại chỗ mà 01 căn hộ chung cư cũ có từ 02 sổ hộ khẩu trở lên thì ngoài phần diện tích nhà ở mới được bố trí theo quy định, còn được ưu tiên mua thêm căn hộ tại cùng địa điểm theo giá kinh doanh thỏa thuận.

- Nếu CSH được bố trí căn hộ mới mà phải nộp thêm tiền chênh lệch diện tích thì được vay vốn để thanh toán khoản tiền này.

Nghị định 101/2015/NĐ-CP thay thế Nghị quyết 34/2007/NQ-CP.

10. Quy định mới về mẫu con dấu doanh nghiệp

Từ ngày 08/12/2015, Nghị định 96/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Doanh nghiệp 2014 có hiệu lực.

Theo đó, quyền quyết định số lượng, hình thức, nội dung, mẫu con dấu, việc quản lý, sử dụng con dấu trừ trường hợp Điều lệ công ty (CT) có quy định khác thuộc về:

  • Chủ DN tư nhân với DN tư nhân.
  • Hội đồng thành viên (HĐTV) với CT hợp danh.
  • HĐTV hoặc Chủ tịch CT với CT trách nhiệm hữu hạn.
  • Hội đồng quản trị với CT cổ phần.

Nội dung Điều lệ hoặc Quyết định về con dấu DN phải bao gồm:

  • Mẫu con dấu, gồm: Hình thức, kích cỡ, nội dung, mầu mực dấu.
  • Số lượng con dấu.
  • Quy định về quản lý, sử dụng con dấu.

Mã số DN, tên DN trong nội dung mẫu con dấu thực hiện theo Điều 30 và Điều 38 Luật DN 2014.

DN có thể bổ sung thêm ngôn ngữ, hình ảnh khác vào nội dung mẫu con dấu trừ trường hợp quy định tại Điều 14 Nghị định này.

Nghị định 96/2015/NĐ-CP thay thế Nghị định 102/2010/NĐ-CP.

11. Chế độ đối với sĩ quan Công an nhân dân xuất ngũ

Từ ngày 06/12/2015, Nghị định 103/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Công an nhân dân 2014 có hiệu lực.

Theo đó, chế độ trợ cấp xuất ngũ một lần đối với sĩ quan, hạ sĩ quan thôi phục vụ trong Công an nhân dân (CAND) không đủ điều kiện nghỉ hưu hoặc không chuyển ngành được quy định như sau:

  • Cứ mỗi năm công tác được tính bằng một tháng tiền lương hiện hưởng và phụ cấp (nếu có) và trợ cấp một lần của thời gian tăng thêm do quy đổi (nếu có) quy định tại Khoản 2 Điều 19 Nghị định này.
  • Tiền lương tháng làm căn cứ tính hưởng trợ cấp xuất ngũ một lần bao gồm lương cấp bậc hàm, ngạch, bậc và phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp thâm niên vượt khung hoặc hệ số bảo lưu (nếu có).
  • Thời gian công tác để tính trợ cấp xuất ngũ một lần là thời gian công tác, học tập, làm việc có đóng bảo hiểm xã hội nhưng chưa được hưởng trợ cấp xuất ngũ, thôi việc theo quy định pháp luật.

Nghị định 103/2015/NĐ-CP thay thế Nghị định 43/2007/NĐ-CP.

12. Độ tuổi cử làm đại diện DN có trên 50% vốn nhà nước

Theo Nghị định 106/2015/NĐ-CP về quản lý người đại diện phần vốn nhà nước giữ các chức danh quản lý tại DN mà nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, độ tuổi được cử làm đại diện được quy định như sau:

  • Người đại diện được cử làm đại diện phải đủ tuổi (tính theo tháng) để công tác hết 01 nhiệm kỳ theo quy định của chức danh quản lý.
  • Sau 01 năm kể từ ngày CSH đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ hoặc kể từ ngày quyết định kỷ luật, miễn nhiệm có hiệu lực thi hành nếu tiếp tục được xem xét cử làm người đại diện thì ngoài việc đáp ứng điều kiện về độ tuổi, phải đáp ứng đầy đủ điều kiện khác của người đại diện.

Nghị định 106/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 10/12/2015 và bãi bỏ Nghị định 66/2011/NĐ-CP.

13. Chế độ đối với Cảnh sát môi trường

Từ ngày 05/12/2015, Nghị định 105/2015/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh Cảnh sát môi trường có hiệu lực.

Theo đó, chế độ, chính sách đối với Cảnh sát môi trường được quy định như sau:

  • Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát môi trường được hưởng chế độ, chính sách và phụ cấp độc hại theo quy định pháp luật.
  • Cảnh sát môi trường được đầu tư cơ sở vật chất, trụ sở làm việc, phương tiện, thiết bị kỹ thuật đáp ứng yêu cầu công tác phòng, chống tội phạm, vi phạm hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm.
  • Kinh phí hoạt động của Cảnh sát môi trường được đảm bảo bởi Ngân sách nhà nước; nguồn kinh phí chi sự nghiệp bảo vệ môi trường hàng năm; tài trợ, đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

Nghị định 105/2015/NĐ-CP thay thế Nghị định 72/2010/NĐ-CP.

14. Chế độ báo cáo giám sát tài chính với Doanh nghiệp có vốn Nhà nước

Theo Nghị định 87/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/12/2015, chế độ báo cáo giám sát tài chính đối với DN có vốn Nhà nước (NN) được quy định như sau:

- Đối với Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ:

Định kỳ 06 tháng và hằng năm, Người đại diện vốn NN tại DN lập báo cáo giám sát tài chính theo các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều 33 Nghị định này.

Đồng thời, gửi cơ quan đại diện CSH và cơ quan tài chính cùng cấp. Cụ thể:

  • Bộ Tài chính đối với DN cổ phần hóa, chuyển đổi từ tập đoàn kinh tế, tổng công ty NN, DN cổ phần hóa, chuyển đổi thuộc Bộ.
  • Sở Tài chính đối với DN cổ phần hóa, chuyển đổi từ DN thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Đối với DN do NN nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ:

Nghị định 87/2015/NĐ-CP áp dụng cho năm tài chính 2016 trở đi, thay thế Nghị định 61/2013/NĐ-CP.

Đánh giá bài viết
1 237
Tổng hợp Nghị định mới có hiệu lực đầu tháng 12/2015
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm