Nghị định 105/2015/NĐ-CP thi hành một số điều của Pháp lệnh cảnh sát môi trường

Tải về

Nghị định 105/2015/NĐ-CP thi hành một số điều của Pháp lệnh cảnh sát môi trường

Nghị định 105/2015/NĐ-CP thi hành một số điều của Pháp lệnh cảnh sát môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Cảnh sát môi trường về nhiệm vụ, quyền hạn, đảm bảo hoạt động và chế độ, chính sách của lực lượng Cảnh sát môi trường.

Thông tư 32/2015/TT-BYT quy định tiêu chuẩn chức danh Giám đốc, Phó giám đốc Sở Y tế

Quyết định 1756/QĐ-TTg phê duyệt kế hoạch bồi dưỡng nhân lực phục vụ phát triển điện hạt nhân

Thông tư 52/2015/TT-BGTVT về mẫu trang phục mới thanh tra ngành giao thông vận tải

CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 105/2015/NĐ-CPHà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2015

NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA PHÁP LỆNH CẢNH SÁT MÔI TRƯỜNG

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Pháp lệnh Cảnh sát môi trường ngày 23 tháng 12 năm 2014;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an,

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Cảnh sát môi trường.

Chương I.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Cảnh sát môi trường về nhiệm vụ, quyền hạn, đảm bảo hoạt động và chế độ, chính sách của lực lượng Cảnh sát môi trường; quan hệ phối hợp trong phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm hành chính về môi trường và tài nguyên, an toàn thực phẩm có liên quan đến môi trường.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với Cảnh sát môi trường; cơ quan, đơn vị có trách nhiệm trong phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm hành chính về môi trường và tài nguyên, an toàn thực phẩm có liên quan đến môi trường (sau đây viết gọn là môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm); cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, công dân Việt Nam và cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài cư trú, hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Vi phạm pháp luật về tài nguyên có liên quan đến môi trường là những vi phạm hành chính trong hoạt động điều tra, thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng tài nguyên khoáng sản, tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên rừng, tài nguyên biển và hải đảo.

2. Vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm có liên quan đến môi trường là những vi phạm hành chính trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, vận chuyển lương thực, thực phẩm; thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, thực phẩm chức năng; thực phẩm biến đổi gen; thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng, giống cây trồng, vật nuôi; sản phẩm xử lý cải tạo môi trường.

Chương II.

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CẢNH SÁT MÔI TRƯỜNG

Điều 4. Tham mưu, chỉ đạo công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, vi phạm hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm

Cảnh sát môi trường có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

1. Tổ chức thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình tội phạm, vi phạm hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm để tham mưu, đề xuất với cấp có thẩm quyền ban hành, chỉ đạo và trực tiếp tổ chức thực hiện đường lối, chính sách pháp luật, chiến lược, chương trình, kế hoạch, biện pháp phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, vi phạm hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm.

2. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng, huy động thành tựu khoa học và công nghệ phục vụ phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, vi phạm hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm.

3. Xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu để phục vụ phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm.

4. Tham gia hoạt động ứng phó sự cố môi trường, bảo vệ tài nguyên, phòng, chống ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật.

Điều 5. Áp dụng các biện pháp công tác và các biện pháp nghiệp vụ để tổ chức phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, vi phạm hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm

Cảnh sát môi trường được áp dụng các biện pháp công tác, biện pháp nghiệp vụ sau đây:

1. Biện pháp vận động quần chúng, pháp luật, ngoại giao, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, nghiệp vụ, vũ trang theo quy định của Luật Công an nhân dân; các biện pháp nghiệp vụ khác theo quy định của các văn bản pháp luật khác có liên quan.

2. Bố trí người thâm nhập tìm hiểu hoạt động của tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm.

3. Bố trí lực lượng giám sát hoạt động đối với những người có dấu hiệu phạm tội hoặc tuy chưa có dấu hiệu phạm tội nhưng có căn cứ rõ ràng người đó liên quan trực tiếp đến tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm.

Điều 6. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu, đồ vật liên quan đến tội phạm, vi phạm hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm

1. Cảnh sát môi trường được yêu cầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân:

a) Cung cấp thông tin, tài liệu, đồ vật liên quan đến tội phạm, vi phạm hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm để phục vụ xác minh, làm rõ tội phạm, vi phạm hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm khi có tố giác, tin báo tội phạm, vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực trên liên quan đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hoặc có vi phạm xảy ra trong phạm vi quản lý của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đó;

b) Giải trình về những hành vi có dấu hiệu tội phạm, vi phạm hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm.

2. Thông tin, tài liệu, đồ vật do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân cung cấp phải được quản lý, sử dụng, xử lý theo đúng mục đích, yêu cầu kiểm tra; trường hợp để mất, hư hỏng, thất thoát hoặc gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân thì phải bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

3. Thẩm quyền yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu, đồ vật; yêu cầu giải trình về những hành vi có dấu hiệu tội phạm, vi phạm hành chính:

a) Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường;

b) Giám đốc Công an cấp tỉnh;

c) Trưởng phòng Cảnh sát môi trường Công an cấp tỉnh;

d) Trưởng Công an cấp huyện.

Điều 7. Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm

1. Căn cứ vào Khoản 5 Điều 7 Pháp lệnh Cảnh sát môi trường, Cảnh sát môi trường được tiến hành các hoạt động kiểm tra việc chấp hành pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khi có một trong các căn cứ sau:

a) Khi trực tiếp phát hiện có dấu hiệu tội phạm, vi phạm hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm;

b) Khi có tố giác, tin báo về tội phạm, vi phạm hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm;

c) Yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm.

2. Thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra

a) Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường;

b) Giám đốc Công an cấp tỉnh;

c) Trưởng phòng Cảnh sát môi trường Công an cấp tỉnh;

d) Trưởng Công an cấp huyện.

3. Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể trình tự, thủ tục, quyền hạn kiểm tra.

Đánh giá bài viết
1 1.127
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm