Quyết định 42/QĐ-BCĐCCHC Kế hoạch kiểm tra công tác cải cách hành chính năm 2016

Tải về

Quyết định 42/QĐ-BCĐCCHC Kế hoạch kiểm tra công tác cải cách hành chính năm 2016

Quyết định 42/QĐ-BCĐCCHC về kế hoạch kiểm tra công tác cải cách hành chính năm 2016 của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ ban hành ngày 24/03/2016 với mục đích nâng cao tinh thần trách nhiệm, tạo chuyển biến về kỷ luật, kỷ cương, hành chính của người đứng đầu, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện cải cách hành chính, ...

Quyết định 26/QĐ-BCĐ896 năm 2016 về đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân

Thông tư 01/2016/TT-BNV về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính

Quyết định 225/QĐ-TTg năm 2016 về Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016 - 2020

BAN CHỈ ĐẠO CẢI CÁCH
HÀNH CHÍNH CỦA CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 42/QĐ-BCĐCCHCHà Nội, ngày 24 tháng 3 năm 2016

QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH KIỂM TRA CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NĂM 2016 CỦA BAN CHỈ ĐẠO CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CỦA CHÍNH PHỦ

TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CỦA CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 442/QĐ-TTg ngày 28 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ;

Căn cứ Quyết định số 54/QĐ-BCĐCCHC ngày 30 tháng 7 năm 2014 của Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ về việc ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch kiểm tra công tác cải cách hành chính năm 2016 của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ.

Điều 2. Các thành viên Ban Chỉ đạo, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong kế hoạch kiểm tra chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./

Nơi nhận:TRƯỞNG BAN
PHÓ THỦ TƯỚNG
  • Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
  • Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
  • UBND các tỉnh, thành phố thuộc đối tượng kiểm tra;
  • Các thành viên Ban Chỉ đạo;
  • VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT,
  • các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
  • Lưu: VT, BCĐCCHC (3b)

Nguyễn Xuân Phúc


KẾ HOẠCH
KIỂM TRA CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NĂM 2016 CỦA BAN CHỈ ĐẠO CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CỦA CHÍNH PHỦ

(Ban hành kèm theo Quyết định số 42/QĐ-BCĐCCHC ngày 24 tháng 3 năm 2016 của Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ)

Để có cơ sở đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác cải cách hành chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo) ban hành Kế hoạch kiểm tra công tác cải cách hành chính của các thành viên Ban Chỉ đạo tại một số bộ, ngành và địa phương, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1. Mục tiêu

- Đánh giá khách quan, toàn diện kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính trên các lĩnh vực quản lý của các bộ, ngành, việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Chính phủ về công tác chỉ đạo, điều hành, cải cách thủ tục hành chính trên một số lĩnh vực trọng tâm tại một số bộ, ngành và địa phương từ đó có biện pháp chỉ đạo sát hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính trong thời gian tiếp theo.

- Phát hiện những cách làm hay, sáng tạo để có giải pháp nhân rộng trong cả nước; kịp thời phát hiện những tồn tại, khó khăn trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính tại các bộ, ngành, địa phương để có hướng khắc phục, tháo gỡ trong tổ chức thực hiện; ghi nhận những đề xuất, kiến nghị của các bộ, ngành, địa phương để chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện thống nhất trong cả nước.

- Nâng cao tinh thần trách nhiệm, tạo chuyển biến về kỷ luật, kỷ cương, hành chính của người đứng đầu, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện cải cách hành chính.

2. Yêu cầu.

- Việc kiểm tra bảo đảm chính xác, khách quan, không gây trở ngại đến các hoạt động của đơn vị được kiểm tra.

- Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành để bảo đảm việc kiểm tra mang tính toàn diện, đồng thời bảo đảm có trọng tâm, trọng Điểm trong kiểm tra.

II. NỘI DUNG KIỂM TRA

1. Kiểm tra tình hình triển khai và kết quả thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính của Bộ, ngành và địa phương trên tất cả các nội dung của Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020; việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020.

2. Kiểm tra tình hình triển khai và kết quả đạt được của các bộ, ngành và địa phương trong việc thực hiện các nghị quyết của Chính phủ về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trên một số lĩnh vực, như: Rà soát, đơn giản hóa và công khai các thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng, đất đai, đăng ký kinh doanh, thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội, tiếp cận điện năng... liên quan đến người dân và doanh nghiệp; tình hình triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông.

3. Kiểm tra tình hình triển khai các hình thức công khai, minh bạch thủ tục hành chính; việc công bố thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý hoặc thẩm quyền giải quyết của các bộ, ngành, địa phương; việc công khai thủ tục hành chính trên cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính và trên trang/cổng thông tin điện tử; niêm yết thủ tục hành chính tại trụ sở cơ quan, đơn vị nơi trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính.

4. Kiểm tra tình hình triển khai đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức; trách nhiệm và đạo đức công vụ, kỷ luật, kỷ cương trong chỉ đạo, Điều hành và thực thi công vụ của cán bộ, công chức.

5. Kiểm tra việc triển khai xây dựng Chính phủ điện tử, Chính quyền điện tử theo Nghị quyết 36a/NQ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ và Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020.

III. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA

1. Kiểm tra thực tế việc tổ chức cung cấp dịch vụ hành chính công, giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, tổ chức và doanh nghiệp tại một số đơn vị của bộ, ngành và địa phương (mỗi bộ, tỉnh lựa chọn từ 2 đến 3 cơ quan, đơn vị để làm việc với Đoàn kiểm tra).

2. Đoàn Kiểm tra làm việc trực tiếp với lãnh đạo các cơ quan, đơn vị được kiểm tra:

- Nghe báo cáo do các cơ quan, đơn vị trình bày (theo mẫu tại Phụ lục gửi kèm theo) và những đề xuất, kiến nghị;

- Trao đổi, thảo luận những vấn đề phát hiện qua kiểm tra;

- Trưởng đoàn kiểm tra kết luận.

3. Làm việc với lãnh đạo các Bộ, tỉnh và các cơ quan có liên quan:

- Nghe báo cáo do các cơ quan, đơn vị trình bày (theo mẫu tại Phụ lục gửi kèm theo) và những đề xuất, kiến nghị;

- Nghe lãnh đạo bộ, tỉnh báo cáo những vấn đề về triển khai công tác cải cách hành chính của Bộ, tỉnh;

- Trao đổi, thảo luận những vấn đề phát hiện qua kiểm tra;

- Trưởng đoàn kiểm tra kết luận.

IV. THỜI GIAN, ĐỐI TƯỢNG KIỂM TRA VÀ THÀNH PHẦN ĐOÀN KIỂM TRA

1. Đoàn kiểm tra do Trưởng ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ làm Trưởng đoàn:

a) Thời gian kiểm tra

Thời gian cụ thể trong năm 2016 do Trưởng ban Chỉ đạo quyết định.

b) Đối tượng kiểm tra

- Bộ, ngành Trung ương: Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp.

- Địa phương: Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.

c) Thành phần đoàn kiểm tra

- Lãnh đạo Bộ Nội vụ, Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp.

- Lãnh đạo, chuyên viên Văn phòng Ban Chỉ đạo và các Vụ chức năng của Bộ Nội vụ, Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp.

Đánh giá bài viết
1 106
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm