Nghị định 95/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật dầu khí

Quy định chi tiết một số điều của Luật dầu khí

Nghị định 95/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật dầu khí, có hiệu lực ngày 01/12/2015, do Chính phủ ban hành, hướng dẫn Luật dầu khí, áp dụng đối với tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động dầu khí; tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động dầu khí.

Nghị định 93/2015/NĐ-CP về tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp quốc phòng an ninh

Quyết định 1756/QĐ-TTg phê duyệt kế hoạch bồi dưỡng nhân lực phục vụ phát triển điện hạt nhân

Nghị định về quản lý chất thải và phế liệu số 38/2015/NĐ-CP

CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 95/2015/NĐ-CPHà Nội, ngày 16 tháng 10 năm 2015

NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT DẦU KHÍ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Dầu khí ngày 06 tháng 7 năm 1993; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí ngày 09 tháng 6 năm 2000; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí ngày 03 tháng 6 năm 2008;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương,

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Dầu khí như sau:

Chương I.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật Dầu khí ngày 06 tháng 7 năm 1993; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí ngày 09 tháng 6 năm 2000 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí ngày 03 tháng 6 năm 2008 (sau đây gọi chung là Luật Dầu khí) về việc thực hiện hoạt động liên quan đến điều tra cơ bản; đấu thầu dự án tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí; tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ, khai thác dầu khí (kể cả xử lý, thu gom, tàng trữ, vận chuyển dầu khí trong khu vực khai thác cho tới điểm giao nhận và các hoạt động dịch vụ dầu khí); thu dọn các công trình cố định, thiết bị và phương tiện phục vụ hoạt động dầu khí trong phạm vi lãnh thổ đất liền, hải đảo, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia Việt Nam, được xác định theo pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế về biên giới lãnh thổ mà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động dầu khí; tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động dầu khí.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Diện tích hợp đồng là diện tích được xác định trên cơ sở các lô tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí theo thỏa thuận trong hợp đồng dầu khí hoặc diện tích còn lại sau khi hoàn trả diện tích.

2. Bên dự thầu là các tổ chức, cá nhân hoặc liên danh dự thầu đăng ký tham gia đấu thầu dự án tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí.

3. Cam kết công việc tối thiểu và cam kết tài chính tối thiểu là khối lượng công việc cam kết tối thiểu và số tiền chi phí tối thiểu tương ứng với khối lượng công việc cam kết tối thiểu mà nhà thầu ước tính và cam kết thực hiện trong mỗi giai đoạn nhỏ hoặc toàn bộ giai đoạn tìm kiếm thăm dò trong hợp đồng dầu khí.

4. Điểm giao nhận là điểm được thỏa thuận trong hợp đồng dầu khí mà ở đó dầu khí được chuyển giao quyền sở hữu cho các bên tham gia hợp đồng dầu khí.

5. Liên danh nhà thầu dầu khí là tập hợp từ hai tổ chức, cá nhân độc lập trở lên được thành lập trên cơ sở thỏa thuận để tham gia đấu thầu hoặc chào thầu cạnh tranh hoặc chỉ định thầu thực hiện dự án tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí tại Việt Nam.

6. Kế hoạch đại cương phát triển mỏ là kế hoạch tổng thể do nhà thầu lập và được phê duyệt theo quy định của Nghị định này nhằm lựa chọn phương án phát triển thích hợp (phát triển sớm hoặc toàn mỏ) có tính đến khả năng phát triển mở rộng của mỏ hoặc khu vực (nếu có) trong tương lai.

7. Kế hoạch khai thác sớm là tài liệu do nhà thầu lập và được phê duyệt theo quy định của Nghị định này nhằm áp dụng công nghệ và giải pháp phù hợp để thu thập thông tin về vỉa hay mỏ hoặc thu thập thông tin về động thái khai thác với mục tiêu tối ưu hóa việc phát triển mỏ.

8. Kế hoạch phát triển mỏ là tài liệu do nhà thầu lập và được phê duyệt theo quy định của Nghị định này nhằm tiến hành các hoạt động xây dựng công trình, lắp đặt thiết bị và khai thác mỏ.

9. Khí đồng hành là hydrocarbon ở thể khí được tách ra trong quá trình khai thác và xử lý dầu thô.

10. Kế hoạch thu dọn công trình cố định, thiết bị và phương tiện phục vụ hoạt động dầu khí (sau đây gọi là kế hoạch thu dọn mỏ) là tài liệu bao gồm những nội dung có liên quan đến phương án, giải pháp kỹ thuật, công nghệ, môi trường, tổng chi phí, tiến độ thu dọn các công trình cố định, thiết bị và phương tiện phục vụ hoạt động dầu khí.

11. Phát triển mỏ là quá trình chuẩn bị và đầu tư xây dựng công trình, khoan khai thác, lắp đặt thiết bị để đưa mỏ vào khai thác dầu khí kể từ khi mỏ đó được tuyên bố phát hiện có giá trị thương mại.

12. Tỷ lệ chia dầu khí lãi là phần chia lợi nhuận giữa nước chủ nhà và nhà thầu được thỏa thuận trong hợp đồng dầu khí.

Điều 4. Cơ sở để tiến hành hoạt động dầu khí

1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí trên cơ sở hợp đồng dầu khí hoặc thỏa thuận khác được ký kết với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hoặc với Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam theo quy định của Luật Dầu khí, Nghị định này và văn bản pháp luật có liên quan.

2. Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (sau đây gọi là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam) trực tiếp tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí theo quy định của Nghị định này.

Chương II.

ĐẤU THẦU DỰ ÁN TÌM KIẾM THĂM DÒ VÀ KHAI THÁC DẦU KHÍ

Mục 1. PHÂN ĐỊNH LÔ VÀ HÌNH THỨC LỰA CHỌN NHÀ THẦU

Điều 5. Phân định lô dầu khí

1. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nghiên cứu, xây dựng danh mục các lô dầu khí hoặc danh mục các lô dầu khí điều chỉnh hoặc lô dầu khí mới, báo cáo Bộ Công Thương để thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Quy trình thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt danh mục các lô dầu khí hoặc danh mục các lô dầu khí điều chỉnh hoặc lô dầu khí mới được thực hiện theo quy định tại Điều 81 Nghị định này.

2. Trước ngày 31 tháng 3 hàng năm, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam báo cáo Bộ Công Thương về tình hình hoàn trả diện tích của các Nhà thầu theo quy định của hợp đồng dầu khí và điều chỉnh diện tích thực tế của các lô dầu khí.

Điều 6. Hình thức lựa chọn nhà thầu

Các hình thức lựa chọn nhà thầu thực hiện dự án tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí bao gồm:

1. Đấu thầu rộng rãi.

2. Chào thầu cạnh tranh.

3. Chỉ định thầu.

Đánh giá bài viết
1 942
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi