Thông tư quy định về lưu hành sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi thủy sản số 23/2015/TT-BNNPTNT

Tải về

Quản lý sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường

Thông tư số 23/2015/TT-BNNPTNT quy định quản lý sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Thông tư này được bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, xét theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Cục trưởng Cục Chăn nuôi. Thông tư 23/2015/TT-BNNPTNT có hiệu lực thi hành từ ngày 06 tháng 8 năm 2015.

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 23/2015/TT-BNNPTNTHà Nội, ngày 22 tháng 6 năm 2015

THÔNG TƯ
QUẢN LÝ SẢN PHẨM XỬ LÝ, CẢI TẠO MÔI TRƯỜNG DÙNG TRONG CHĂN NUÔI, NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Căn cứ Luật Thuỷ sản năm 2003;

Căn cứ Luật chất lượng sản phẩm, hàng hoá năm 2007;

Căn cứ Luật Hóa chất năm 2007;

Căn cứ Luật Thương mại năm 2005;

Căn cứ Luật Đầu tư năm 2014;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp 2014;

Căn cứ Pháp lệnh Thú y năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y và Nghị định số 119/2008/NĐ-CP ngày 28/11/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 33/2005/NĐ-CP;

Căn cứ Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ quy định về nhãn hàng hóa;

Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ hướng dẫn Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26/11/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Cục trưởng Cục Chăn nuôi,

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư quản lý sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh: Thông tư này quy định về sản xuất, kinh doanh; kiểm nghiệm, khảo nghiệm, thử nghiệm và kiểm định; đăng ký lưu hành; quản lý chất lượng chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất (trừ các hóa chất trong Danh mục hàng dự trữ quốc gia ngành nông nghiệp), chất xử lý, cải tạo môi trường dùng trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản (sau đây gọi là sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường) và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan.

2. Đối tượng áp dụng: Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến sản xuất, kinh doanh, khảo nghiệm, thử nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trên lãnh thổ Việt Nam.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Sản phẩm mới là sản phẩm có công thức chứa hoạt chất mới, có sự kết hợp mới của các hoạt chất, có dạng bào chế mới làm thay đổi chất lượng sản phẩm, có công dụng mới, có đối tượng sử dụng mới.

2. Chứng chỉ chất lượng sản phẩm nhập khẩu là phiếu phân tích chất lượng sản phẩm do cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập nước xuất khẩu cấp.

Điều 3. Phí, lệ phí và các chi phí khác

1. Phí, lệ phí trong công tác quản lý sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường được thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính.

2. Chi phí khảo nghiệm, thử nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định được thực hiện theo thỏa thuận giữa cơ sở khảo nghiệm, thử nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định với cơ sở có sản phẩm cần khảo nghiệm, thử nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định theo quy định của pháp luật.

Chương II

ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH SẢN PHẨM XỬ LÝ, CẢI TẠO MÔI TRƯỜNG

Điều 4: Điều kiện cơ sở sản xuất

Điều kiện cơ sở sản xuất sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường (bao gồm cả cơ sở có hoạt động gia công, san chia đóng gói lại) được thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8 Điều 38 Pháp lệnh thú y và khoản 2, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8 Điều 52 Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y. Riêng khoản 1, khoản 5 và khoản 6 Điều 38 Pháp lệnh Thú y được chi tiết như sau:

1. Có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

2. Người trực tiếp sản xuất có giấy chứng nhận sức khỏe do Trung tâm y tế cấp huyện trở lên cấp; người trực tiếp quản lý sản xuất, người kiểm nghiệm phải có chứng chỉ hành nghề về sản xuất, kiểm nghiệm sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường.

Điều 5. Điều kiện cơ sở kinh doanh

Điều kiện kinh doanh sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường (bao gồm cả cơ sở nhập khẩu, xuất khẩu) được thực hiện theo quy định tại Điều 39 Pháp lệnh Thú y và khoản 1 Điều 54, khoản 3 Điều 55 Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y. Riêng khoản 1, khoản 3 Điều 39 Pháp lệnh Thú y được chi tiết như sau:

1. Có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

2. Người quản lý, người trực tiếp bán hàng phải có chứng chỉ hành nghề kinh doanh sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường; chủ hoặc người phụ trách kỹ thuật của cơ sở nhập khẩu, xuất khẩu phải có chứng chỉ hành nghề nhập khẩu, xuất khẩu sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường.

Chương III

KHẢO NGHIỆM, THỬ NGHIỆM, KIỂM NGHIỆM, KIỂM ĐỊNH SẢN PHẨM XỬ LÝ, CẢI TẠO MÔI TRƯỜNG

Điều 6. Điều kiện đối với cơ sở khảo nghiệm, thử nghiệm

Điều kiện cơ sở khảo nghiệm, thử nghiệm sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường được thực hiện theo quy định tại điểm khoản 2 Điều 55 Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y và khoản 5 Điều 52 Pháp lệnh Thú y. Riêng điểm đ khoản 2 Điều 55 Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y được chi tiết như sau:

Có đủ dụng cụ, phương tiện, thiết bị cần thiết đáp ứng yêu cầu khảo nghiệm, thử nghiệm. Trong trường hợp cơ sở không đủ dụng cụ, phương tiện, thiết bị phân tích các chỉ tiêu cần khảo nghiệm thì phải có hợp đồng với cơ sở kiểm nghiệm được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định.

Điều 7. Hồ sơ, trình tự công nhận cơ sở đủ điều kiện khảo nghiệm, thử nghiệm

1. Hồ sơ gồm:

a) Giấy đề nghị công nhận cơ sở khảo nghiệm, thử nghiệm (theo Mẫu KN-1 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này);

b) Bản sao chụp (có xác nhận của cơ sở) một trong các giấy tờ sau: Quyết định thành lập đơn vị sự nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh); Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (hoặc Giấy phép đầu tư);

Điều 8. Các trường hợp phải khảo nghiệm, thử nghiệm và nội dung khảo nghiệm, thử nghiệm sản phẩm

1. Các trường hợp phải khảo nghiệm, thử nghiệm:

a) Sản phẩm mới sản xuất trong nước trước khi đăng ký lưu hành;

b) Sản phẩm nhập khẩu lần đầu vào Việt Nam do nước ngoài sản xuất chưa có tên trong danh mục sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam.

Điều 9. Hồ sơ và trình tự thực hiện khảo nghiệm, thử nghiệm sản phẩm

1. Hồ sơ gồm:

a) Giấy đăng ký khảo nghiệm, thử nghiệm sản phẩm (theo Mẫu KN-3 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này);

b) Bản sao chụp (có xác nhận của cơ sở) một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp); Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (hoặc Giấy chứng nhận đầu tư); Quyết định thành lập đơn vị sự nghiệp;

c) Bản mô tả thông tin kỹ thuật của sản phẩm (theo Mẫu KN-4 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này);

Điều 10. Kiểm nghiệm sản phẩm

1. Các trường hợp phải kiểm nghiệm: Sản phẩm chưa có trong Danh mục sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường được phép lưu hành tại Việt Nam khi đăng ký lưu hành, nhập khẩu để khảo nghiệm.

2. Nội dung kiểm nghiệm: Phân tích đầy đủ các thành phần chính (thành phần có hoạt tính xử lý, cải tạo môi trường) trong sản phẩm theo tiêu chuẩn công bố áp dụng hoặc đăng ký và các thành phần khác theo Quy chuẩn kỹ thuật tương ứng quy định (nếu có).

Điều 11. Kiểm định sản phẩm

1. Kiểm định sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong các trường hợp sau:

a) Khi có khiếu nại, tố cáo về chất lượng.

b) Khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Nội dung kiểm định: giám định lại chất lượng sản phẩm đã qua kiểm nghiệm, khảo nghiệm, thử nghiệm hoặc đang lưu hành trên thị trường.

Chương IV

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ LƯU HÀNH SẢN PHẨM XỬ LÝ, CẢI TẠO MÔI TRƯỜNG

Điều 12. Đăng ký lưu hành lần đầu, đăng ký lưu hành lại, gia hạn lưu hành và thay đổi thông tin sản phẩm đang lưu hành

1. Đăng ký lưu hành sản phẩm lần đầu:

a) Sản phẩm là kết quả của công trình nghiên cứu được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học theo quy định tại Thông tư số 23/2010/TT-BNNPTNT ngày ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về công nhận tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

b) Sản phẩm mới sản xuất trong nước, sản phẩm lần đầu nhập khẩu vào Việt Nam đã được khảo nghiệm, thử nghiệm theo quy định tại Điều 9 Thông tư này;

Điều 13. Hồ sơ đăng ký lưu hành lần đầu, đăng ký lưu hành lại, đăng ký gia hạn lưu hành, thay đổi thông tin sản phẩm đang lưu hành

1. Hồ sơ đăng ký lưu hành sản phẩm lần đầu:

a) Giấy đăng ký lưu hành sản phẩm (theo Mẫu ĐKLH-1 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này);

b) Bản sao chụp (có xác nhận của cơ sở) một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp); Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (hoặc Giấy phép đầu tư); Quyết định thành lập đơn vị sự nghiệp;

Điều 14. Trình tự chứng nhận lưu hành lần đầu, lưu hành lại, gia hạn lưu hành và thay đổi thông tin sản phẩm đang lưu hành

1. Cơ sở có nhu cầu đăng ký lưu hành lần đầu, lưu hành lại, gia hạn lưu hành, thay đổi thông tin sản phẩm đang được lưu hành lập 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 13 Thông tư này gửi trực tiếp hoặc qua đường Bưu điện đến Tổng cục Thủy sản (đối với sản phẩm dùng trong nuôi trồng thủy sản) hoặc Cục Chăn nuôi (đối với sản phẩm dùng trong chăn nuôi).

Điều 15. Đưa ra khỏi Danh mục được phép lưu hành

1. Sản phẩm chứa hoạt chất cấm sử dụng theo quy định hiện hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

2. Sản phẩm gây tác hại đến sản xuất, môi trường, an toàn thực phẩm và sức khỏe con người được Hội đồng khoa học đánh giá lại theo quy định;

Chương V

KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM XỬ LÝ, CẢI TẠO MÔI TRƯỜNG

Điều 16. Kiểm tra điều kiện cơ sở sản xuất, kinh doanh

1. Cơ quan kiểm tra:

a) Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi kiểm tra việc kiểm tra của các địa phương về điều kiện sản xuất, kinh doanh của cơ sở và phối hợp với cơ quan quản lý địa phương thực hiện kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh theo kế hoạch hoặc đột xuất;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về chăn nuôi, thuỷ sản tại địa phương kiểm tra điều kiện của cơ sở sản xuất và cơ sở kinh doanh trên địa bàn.

Điều 17. Kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất

1. Cơ quan kiểm tra:

a) Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi thực hiện kiểm tra trách nhiệm của cơ quan quản lý địa phương về công tác quản lý chất lượng sản phẩm sản xuất trong nước, kiểm tra đột xuất chất lượng sản phẩm tại cơ sở sản xuất;

b) Cơ quan quản lý về lĩnh vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cấp tỉnh thực hiện kiểm tra chất lượng tại cơ sở sản xuất trên địa bàn quản lý.

Điều 18. Kiểm tra chất lượng sản phẩm nhập khẩu

1. Cơ quan kiểm tra: Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi hoặc cơ quan quản lý nhà nước được Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi ủy quyền.

2. Các trường hợp kiểm tra:

a) Các trường hợp phải kiểm tra chất lượng: Sản phẩm khi nhập khẩu vào Việt Nam phải kiểm tra chất lượng (trừ các sản phẩm theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này);

b) Các trường hợp không phải kiểm tra chất lượng: hàng mẫu, hàng giới thiệu tại triển lãm hội chợ, quà biếu; hàng hóa tạm nhập - tái xuất; hàng quá cảnh chuyển khẩu; hàng gửi kho ngoại quan; hàng doanh nghiệp Việt Nam gia công cho thương nhân nước ngoài; các sản phẩm nhập khẩu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định trong trường hợp cần thiết.

Điều 19. Hồ sơ và trình tự kiểm tra chất lượng sản phẩm nhập khẩu

1. Hồ sơ gồm:

a) Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng (theo Mẫu KTCL-1 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này) (02 bản);

b) Bản sao chụp (có xác nhận của cơ sở) các giấy tờ sau: Hợp đồng mua bán (Contract), Danh mục sản phẩm kèm theo (Packing list);

c) Bản sao chứng thực Chứng chỉ chất lượng (C/A - Certificate of Analysis);

Điều 20. Kiểm tra chất lượng sản phẩm lưu thông trên thị trường

1. Cơ quan kiểm tra:

a) Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi thực hiện kiểm tra trách nhiệm của cơ quan quản lý địa phương về công tác quản lý chất lượng sản phẩm lưu thông trên thị trường, kiểm tra đột xuất chất lượng sản phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh;

b) Cơ quan quản lý về lĩnh vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản địa phương thực hiện kiểm tra chất lượng tại các cơ sở trên địa bàn quản lý.

Điều 21. Kiểm tra chất lượng sản phẩm xuất khẩu

1. Cơ quan kiểm tra: Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi hoặc cơ quan quản lý nhà nước được Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi ủy quyền.

2. Đối tượng kiểm tra:

a) Sản phẩm bị triệu hồi hoặc bị trả về. Trình tự, thủ tục và nội dung kiểm tra thực hiện theo quy định tại Điều 17 Thông tư này.

b) Sản phẩm xuất khẩu vào thị trường có yêu cầu kiểm tra, xác nhận hoặc chứng nhận chất lượng bởi cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam. Cơ sở có sản phẩm cần kiểm tra, xác nhận chất lượng thực hiện đăng ký theo quy định tại khoản 5 và 6 Điều này.

Điều 22. Kiểm tra cơ sở sản xuất sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường tại nước xuất khẩu

1. Căn cứ theo điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận, hợp tác về chăn nuôi hoặc nuôi trồng thủy sản với cơ quan quản lý về lĩnh vực chăn nuôi hoặc thuỷ sản của các nước (nước xuất khẩu), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định việc thành lập đoàn, kế hoạch và nội dung kiểm tra thực tế cơ sở sản xuất tại nước xuất khẩu sản phẩm vào Việt Nam.

2. Kinh phí thực hiện kiểm tra: do ngân sách nhà nước bố trí hàng năm theo quy định hiện hành.

Chương VI

CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ

Điều 23. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề

Điều kiện được cấp chứng chỉ hành nghề sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, kiểm nghiệm, khảo nghiệm sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường được thực hiện theo quy định tại Điều 64 Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y, cụ thể như sau:

1. Điều kiện về bằng cấp chuyên môn hành nghề sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, kiểm nghiệm, khảo nghiệm sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi.

a) Chủ hoặc người phụ trách kỹ thuật của cơ sở hành nghề sản xuất, kiểm nghiệm sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi tối thiểu phải có bằng kỹ sư chăn nuôi thú y, bác sỹ thú y, dược sỹ; có ít nhất 02 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đăng ký hành nghề.

b) Chủ cửa hàng kinh doanh sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi tối thiểu phải có bằng trung cấp chăn nuôi thú y, thú y. Người trực tiếp bán hàng tối thiểu phải có chứng chỉ tập huấn về lĩnh vực đăng ký hành nghề do cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành cấp;

Điều 24. Cơ quan cấp chứng chỉ hành nghề

1. Tổng cục Thủy sản cấp chứng chỉ hành nghề cho các lĩnh vực sau: hành nghề sản xuất, kinh doanh; hành nghề nhập khẩu, hành nghề xuất khẩu; hành nghề kiểm nghiệm; hành nghề khảo nghiệm sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản theo Mẫu CCHN-3 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Cục Chăn nuôi cấp chứng chỉ hành nghề cho các lĩnh vực: hành nghề sản xuất, kinh doanh; hành nghề nhập khẩu, hành nghề xuất khẩu; hành nghề kiểm nghiệm; hành nghề khảo nghiệm sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong chăn nuôi. Chứng chỉ hành nghề cấp theo Mẫu CCHN-3 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 25. Trình tự và thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề

1. Hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề lần đầu:

a) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề (theo Mẫu CCHN-1 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này) kèm theo 2 ảnh màu 4 x 6 cm;

b) Bản sao chứng thực bằng cấp, giấy chứng nhận trình độ chuyên môn;

c) Sơ yếu lý lịch;

Chương VII

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN

Điều 26. Tổng cục Thủy sản

1. Quản lý nhà nước về sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản trên phạm vi cả nước. Chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến quản lý sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản.

2. Kiểm tra chất lượng sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản nhập khẩu, xuất khẩu hoặc uỷ quyền cho cơ quan quản lý địa phương thực hiện.

Điều 27. Cục Chăn nuôi

1. Quản lý nhà nước về sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi trên phạm vi cả nước. Chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến quản lý sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi.

2. Kiểm tra chất lượng sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi nhập khẩu, xuất khẩu hoặc uỷ quyền cho cơ quan quản lý địa phương thực hiện.

Điều 28. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

1. Quản lý nhà nước về sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường theo Thông tư này trên địa bàn quản lý.

2. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các cơ quan trực thuộc trong công tác quản lý sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trên địa bàn quản lý.

Điều 29. Cơ sở khảo nghiệm, thử nghiệm

1. Xây dựng đề cương và thực hiện khảo nghiệm, thử nghiệm theo đúng đề cương được duyệt.

2. Bảo mật số liệu, thông tin liên quan đến sản phẩm khảo nghiệm, thử nghiệm.

3. Chịu trách nhiệm về kết quả khảo nghiệm, thử nghiệm; có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ tối thiểu 05 năm.

Điều 30. Cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường

1. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Thông tư này và các quy định khác có liên quan theo quy định của pháp luật.

2. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm do cơ sở sản xuất, nhập khẩu, bị triệu hồi, bị trả về, trong lưu thông và phân phối.

3. Chịu sự kiểm tra, thanh tra của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cung cấp tài liệu kỹ thuật, hồ sơ có liên quan, mẫu sản phẩm và tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan kiểm tra trong khi làm nhiệm vụ.

Chương VIII

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 31. Quy định chuyển tiếp

1. Các cơ sở đã được công nhận là cơ sở khảo nghiệm, thử nghiệm sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường tại Quyết định số 18/2002/QÐ-BTS ngày 03/6/2002 ban hành Quy chế khảo nghiệm, thử nghiệm giống thuỷ sản, thức ăn, thuốc, hoá chất và chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thuỷ sản, trong thời gian 12 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực phải đăng ký công nhận lại cơ sở khảo nghiệm, thử nghiệm theo quy định tại Thông tư này.

Điều 32. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 06 tháng 8 năm 2015.

2. Thông tư này thay thế các nội dung liên quan đến sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thuỷ sản quy định tại Quyết định số 03/2007/QĐ- BTS ngày 03/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản về việc ban hành Quy chế đăng ký lưu hành thuốc thuỷ sản; sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản và Quyết định số 18/2002/QÐ - BTS ngày 03/6/2002 ban hành Quy chế khảo nghiệm giống thuỷ sản, thức ăn, thuốc, hoá chất và chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thuỷ sản.

Điều 33. Tổ chức thực hiện

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc có vấn đề mới phát sinh kịp thời báo cáo về Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi để kịp thời trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung./.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Vũ Văn Tám

Đánh giá bài viết
1 712
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm