Thông tư 39/2016/TT-BCA

Tải về

Thông tư 39/2016/TT-BCA - Quy định về tiếp nhận, xử lý thông tin báo cháy

Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư 39/2016/TT-BCA quy định về tiếp nhận, xử lý thông tin báo cháy và triển khai hoạt động chữa cháy của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy. Thông tư này quy định về nguyên tắc, trình tự thực hiện chữa cháy, chỉ huy, thành lập bộ phận phục vụ công tác chỉ huy chữa cháy.

B CÔNG AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 39/2016/TT-BCA

Hà Nội, ngày 04 tháng 10 năm 2016

THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ TIẾP NHẬN, XỬ LÝ THÔNG TIN BÁO CHÁY VÀ TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG CHỮA CHÁY CỦA LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

Căn cứ Luật phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001 đã được sa đi, bổ sung theo Luật sửa đi, bổ sung một sđiều của Luật phòng cháy và cha cháy ngày 22 tháng 11 năm 2013 (sau đây viết gọn là Luật phòng cháy và chữa cháy);

Căn cứ Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy (sau đây viết gọn là Nghị định số 79/2014/NĐ-CP);

Căn cứ Nghị định số 106/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2014 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;

Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định về tiếp nhận, xử lý thông tin báo cháy và triển khai hoạt động chữa cháy của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về nguyên tắc, trình tự thực hiện chữa cháy, chỉ huy, thành lập bộ phận phục vụ công tác chỉ huy chữa cháy và nhiệm vụ của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trong công tác chữa cháy.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy (sau đây viết gọn là cán bộ) làm nhiệm vụ chữa cháy.

2. Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy các đơn vị, địa phương.

3. Công an các đơn vị, địa phương.

Điều 3. Nguyên tắc trong hoạt động chữa cháy

1. Tuân thủ quy định của Luật phòng cháy và chữa cháy, các văn bản hướng dẫn thi hành, Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Bảo đảm an toàn đối với người, phương tiện tham gia chữa cháy và người bị nạn, đng thời hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về tài sản.

3. Tiến hành kịp thời bằng lực lượng, phương tiện tại chỗ và trước hết phải ưu tiên cho việc cứu người.

4. Bảo đảm tính cơ động, kịp thời; tính mệnh lệnh, chỉ huy thống nhất trong công tác chữa cháy.

5. Bảo đảm trang bị phương tiện và các điều kiện cần thiết khác phục vụ công tác cha cháy; hoạt động chữa cháy phải thực hiện theo đúng quy trình nghiệp vụ cha cháy.

Điều 4. Quy định về biểu mẫu để sử dụng trong công tác chữa cháy

1. Ban hành các biu mẫu đsử dụng trong công tác chữa cháy của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, bao gồm:

a) Stiếp nhận thông tin báo cháy (Mu số 01);

b) Lệnh điều động lực lượng, phương tiện đi chữa cháy (Mu số 02);

c) Bảng thống kê lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy và khu vực chữa cháy (Mu số 03);

d) Phiếu chiến thuật chữa cháy (Mẫu số 04).

2. Công an các đơn vị, địa phương khi in các biu mẫu quy định tại khoản 1 Điều này phải in thống nhất trên khgiấy A4 và không được tự ý thay đi nội dung biu mẫu; có trách nhiệm quản lý việc in, cấp phát, sử dụng biu mẫu và có s sách đtheo dõi.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Mục 1. TRÌNH TỰ THỰC HIỆN CHỮA CHÁY

1. Tiếp nhận thông tin báo cháy

a) Cán bộ trực thông tin của đơn vị khi tiếp nhận tin báo cháy phải hỏi rõ các thông tin sau:

- Họ, tên, địa chỉ, sđiện thoại (nếu có) ca người báo cháy;

- Địa chỉ, thời gian xảy ra cháy;

- Những thông tin về đám cháy, cụ thể: Cơ sở xảy ra cháy, diện tích đám cháy, nguy cháy lan, số lượng người bị mắc kẹt trong đám cháy, thiệt hại ban đầu về người, tài sản và những thông tin khác liên quan đến đám cháy.

b) Ngay sau khi nhận được tin, cán bộ nhận tin báo phải ghi vào stiếp nhận thông tin báo cháy; đng thời, báo cáo ngay thông tin đã tiếp nhận cho cán bộ trực chỉ huy đơn vị và nhận lệnh điều động lực lượng, phương tiện đi chữa cháy từ chỉ huy đơn vị.

2. Xử lý thông tin báo cháy

Ngay sau khi nhận được lệnh điều động lực lượng, phương tiện đi chữa cháy của cán bộ trực chỉ huy đơn vị, cán bộ trực thông tin có nhiệm vụ:

a) Phát lệnh báo động đi chữa cháy;

b) Chuyn lệnh điều động lực lượng, phương tiện đi chữa cháy, phương án chữa cháy và phiếu chiến thuật chữa cháy cho cán bộ được phân công làm chỉ huy chữa cháy đtổ chức tập hợp, điều động lực lượng, phương tiện đi chữa cháy;

c) Thông báo cho các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm chữa cháy và tham gia chữa cháy theo quy định của Luật phòng cháy và chữa cháy đphối hợp tham gia tổ chức chữa cháy.

3. Trường hợp cán bộ trực thông tin nhận được tin báo cháy xảy ra trên địa bàn không thuộc phạm vi quản lý thì phải thông báo đầy đủ thông tin nhận được cho đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trực tiếp quản lý địa bàn nơi xảy ra cháy đtriển khai hoạt động chữa cháy, sau đó báo cáo đầy đủ thông tin nhận được cho cán bộ trực chỉ huy đơn vị.

Điều 6. Điều động lực lượng, phương tiện chữa cháy đến đám cháy

1. Khi có lệnh báo động đi chữa cháy, cán bộ được phân công làm chỉ huy chữa cháy phải nhanh chóng tập hợp, điều động lực lượng, phương tiện đi chữa cháy.

2. Trên đường đến đám cháy, cán bộ được phân công làm chỉ huy chữa cháy phải thực hiện các yêu cầu sau:

a) Thường xuyên giữ liên lạc với trung tâm thông tin của đơn vị;

b) Quá trình đi thực hiện nhiệm vụ, nếu gặp khó khăn, trở ngại, người chỉ huy chữa cháy phải báo cáo kịp thời về lãnh đạo đơn vị trực tiếp quản lý; đồng thời, tìm cách khắc phục khó khăn, trở ngại đđưa lực lượng, phương tiện chữa cháy đến đám cháy một cách nhanh nhất;

c) Trên đường đến đám cháy, nếu gặp một đám cháy khác, người chỉ huy chữa cháy phải báo cáo lãnh đạo đơn vị trực tiếp quản lý về tình hình, diễn biến của đám cháy đxin ý kiến quyết định cho số lượng cán bộ, phương tiện chữa cháy ở lại thực hiện nhiệm vụ chữa cháy và xin bổ sung lực lượng, phương tiện; đng thời, tiếp tục triển khai nhiệm vụ chữa cháy đã xác định.

Điều 7. Triển khai hoạt động chữa cháy tại đám cháy

1. Trinh sát đám cháy

Khi đến nơi xảy ra cháy, người chỉ huy chữa cháy căn cứ vào tình hình, diễn biến của đám cháy, tổ chức trinh sát đám cháy đnắm tình hình vụ việc, khả năng bố trí, trin khai lực lượng, phương tiện chữa cháy tiếp cận đám cháy và quyết định biện pháp kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy phù hợp, cụ thể:

a) Trường hợp đám cháy không phức tạp, người chỉ huy chữa cháy có thể trực tiếp quan sát và quyết định biện pháp kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy phù hợp đdập tắt đám cháy;

b) Trường hợp đám cháy có diễn biến phc tạp hoặc có nhiều yếu tố nguy him đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của lực lượng chữa cháy thì người chỉ huy chữa cháy phải thành lập ttrinh sát đám cháy có tối thiu từ 02 đến 03 cán bộ trở lên đtổ chức trinh sát. Trường hợp cần thiết, người chỉ huy chữa cháy có thể yêu cầu cán bộ, nhân viên của cơ sở nơi xảy ra cháy tham gia giúp tổ trinh sát thực hiện nhiệm vụ;

Tổ trinh sát đám cháy có nhiệm vụ xác định:

- Có hay không có người bị nạn trong đám cháy; số lượng, vị trí, tình trạng của người bị nạn; biện pháp và khả năng cứu người bị nạn;

- Các yếu tố nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của người bị nạn cũng như lực lượng tham gia chữa cháy;

- Các chất cháy chủ yếu, nguy cơ cháy lan và khả năng phát triển của đám cháy;

- Vị trí thích hợp để bố trí phương tiện chữa cháy;

- Khả năng sử dụng phương tiện chữa cháy thực có của cơ sở để phục vụ cho chữa cháy; các nguồn nước có thể sử dụng cho chữa cháy;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của người chỉ huy chữa cháy.

c) Căn cứ vào tình hình, diễn biến của đám cháy và lực lượng, phương tiện chữa cháy hiện có, người chỉ huy chữa cháy có thể quyết định đồng thời việc tổ chức trinh sát đám cháy và triển khai lực lượng, phương tiện để tổ chức cứu người, cứu tài sản và dập tắt đám cháy.

2. Triển khai hoạt động chữa cháy

Trong hoạt động chữa cháy phải tiến hành đồng thời công tác chữa cháy với cứu người bị nạn, cứu tài sản trong đám cháy; trong đó, phải ưu tiên cứu người bị nạn, cụ thể:

a) Tổ chức cứu người bị nạn trong đám cháy, bao gồm:

- Trực tiếp đưa hoặc hướng dẫn người bị nạn trong đám cháy ra khu vực an toàn; trường hợp không thể di chuyển người bị nạn đến nơi an toàn thì cần áp dụng các biện pháp bảo vệ để người bị nạn không bị tác động bởi các yếu tố nguy hiểm của đám cháy;

- Trường hợp cứu người trong công trình cao tầng mà không có cầu thang bộ thoát hiểm hoặc cầu thang bộ thoát hiểm không sử dụng được thì có thể sử dụng các phương tiện, thiết bị cần thiết để cứu người bị nạn.

b) Triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy, bao gồm:

- Triển khai đội hình chữa cháy vào vị trí thực hiện nhiệm vụ;

- Đưa phương tiện chữa cháy cần thiết tiếp cận đám cháy.

c) Khống chế, dập tắt đám cháy

Căn cứ vào tình hình, diễn biến của đám cháy, người chỉ huy chữa cháy quyết định việc lựa chọn chất chữa cháy và biện pháp kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy phù hợp để khống chế, dập tắt đám cháy.

Điều 8. Các hoạt động hỗ trợ trong công tác chữa cháy

1. Tổ chức thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy

Việc tổ chức thông tin liên lạc phải bảo đảm an toàn, liên tục, thông suốt để phục vụ chữa cháy, cụ thể:

a) Thông tin liên lạc từ người chỉ huy chữa cháy, ban chỉ huy chữa cháy, ban tham mưu chữa cháy đến người chỉ huy tại khu vực chữa cháy và người chỉ huy lực lượng, phương tiện được điều động tham gia chữa cháy;

b) Thông tin liên lạc từ người chỉ huy chữa cháy, người chỉ huy tại khu vực chữa cháy đến từng vị trí chữa cháy.

2. Chiếu sáng khu vực chữa cháy

Việc chiếu sáng khu vực chữa cháy phải bảo đảm các yêu cầu sau:

a) Chiếu sáng lối thoát nạn phục vụ cho việc cứu người, cứu tài sản;

b) Những khu vực có nguy cơ gây nổ chỉ được chiếu sáng từ xa, trừ trường hợp các thiết bị chiếu sáng thuộc loại phòng nổ;

c) Các điểm đấu, nối dây điện, đèn pha và các thiết bị chiếu sáng khác phải đặt ở nơi an toàn, tránh bị tiếp xúc với nước, lửa hoặc môi trường axít, kiềm.

3. Bảo đảm hậu cần phục vụ chữa cháy

Người chỉ huy chữa cháy căn cứ tình hình, diễn biến đám cháy và dự kiến thời gian chữa cháy để bảo đảm hậu cần phục vụ chữa cháy, cụ thể:

a) Bố trí nước uống, thực phẩm, quần, áo, bảo đảm y tế cho cán bộ tham gia chữa cháy; trường hợp cần thiết có thể cho cán bộ trực tiếp chữa cháy được nghỉ luân phiên;

b) Bổ sung chất chữa cháy, nhiên liệu cho phương tiện chữa cháy; thay thế kịp thời các phương tiện chữa cháy nếu bị hư hỏng.

Thuộc tính văn bản: Thông tư 39/2016/TT-BCA

Số hiệu39/2016/TT-BCA
Loại văn bảnThông tư
Lĩnh vực, ngànhTài nguyên - Môi trường
Nơi ban hànhBộ Công An
Người kýTô Lâm
Ngày ban hành04/10/2016
Ngày hiệu lực06/12/2016
Đánh giá bài viết
1 730
Thông tư 39/2016/TT-BCA
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm