Tiêu chuẩn, quy chuẩn lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy năm 2024

Tải về

Tiêu chuẩn, quy chuẩn lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy. HoaTieu.vn xin tổng hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn và lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy qua bài viết dưới đây, mời các bạn tham khảo để nắm rõ hơn về các quy định, tiêu chuẩn PCCC trước khi thi công và lắp đặt công trình xây dựng.

Để thiết kế hệ thống PCCC theo đúng tiêu chuẩn và quy chuẩn PCCC Việt Nam có thể đảm bảo an toàn cho công trình được thiết kế và lắp đặt và đạt được yêu cầu của Cảnh sát PCCC chúng ta cần áp dụng tất cả những tiêu chuẩn sau. Dưới đây là Tiêu chuẩn cầm tay của những nhà thiết kế hệ thống PCCC luôn mang bên mình.

Tổng hợp Tiêu chuẩn, Quy chuẩn PCCC
Tổng hợp Tiêu chuẩn, Quy chuẩn PCCC

1. Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN)

1.1. Tiêu chuẩn PCCC - 3890 - 2009

1. TCVN 3890:2009 Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình – trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng

2. TCVN 4756:1989 Quy phạm nối đất và không nối đất các thiết bị điện

3. TCVN 5307:2009 Kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ – Yêu cầu thiết kế

4. TCVN 5334:2007 Thiết bị điện kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ – Yêu cầu an toàn trong thiết kế, lắp đặt và sử dụng

5. TCVN 5507:2002 Hoá chất nguy hiểm – Quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển

6. TCVN 5684:2003 An toàn cháy các công trình dầu mỏ và sản phẩm dầu – Yêu cầu chung

7. TCVN 5738:2000 Hệ thống báo cháy tự động – Yêu cầu kỹ thuật

8. TCVN 6101:1990 Thiết bị chữa cháy – Hệ thống chữa cháy Cacbon Dioxit thiết kế và lắp đặt

9. TCVN 6160:1996 Phòng cháy chữa cháy nhà cao tầng – Yêu cầu thiết kê

10. TCVN 6223:1996 Cửa hàng khí đốt hoá lỏng – Yêu cầu chung về an toàn

11. TCVN 6223:2011 Cửa hàng khí dầu mỏ hoá lỏng (LPG) – Yêu cầu chung về an toàn

12. TCVN 6290:1997 Chai chứa khí – Chai chứa các khí vĩnh cửu – Kiểm tra tại thời điểm nạp khí

13. TCVN 6292:1997 Chai chứa khí – Chai chứa khí bằng thép hàn có thể nạp lại

14. TCVN 6034:1997 Chai chứa khí đốt hoá lỏng – Yêu cầu an toàn trong bảo quản, xếp dỡ và bảo quản

15. TCVN 6484:1999 Khí đốt hoá lỏng (LPG) – Xe bồn vận chuyển – Yêu cầu an toàn về thiết kế, chế tạo và sử dụng

16. TCVN 7161-1:2002 Hệ thống chữa cháy bằng khí – Tính chất vật lý và thiết kế hệ thống – Phần 1: Yêu cầu chung

17. TCVN 7161-9:2009 Hệ thống chữa cháy bằng khí – Tính chất vật lý và thiết kế hệ thống Phần 9: Chất chữa cháy HFC 227EA

18. TCVN 9206:2012 Đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng – Tiêu chuẩn thiết kế

19. TCVN 9207:2012 Đặt đường dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng – Tiêu chuẩn thiết kế

20. TCVN 2622:1995 Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế

21. TCVN 4879:1989 Phòng cháy – Dấu hiệu an toàn

22. TCVN 5065:1990 Khách sạn – Tiêu chuẩn thiết kế

23. TCVN 6161:1996 Phòng cháy chữa cháy – Chợ và trung tâm thương mại – Yêu cầu thiết kế

24. TCVN 6379:1998 Thiết bị chữa cháy – Trụ nước chữa cháy – Yêu cầu kỹ thuật

25. TCVN 7278-1:2003 Chất chữa cháy – Chất tạo bọt chữa cháy – Phần 1: Yêu cầu kỹ thuật dối với chất tạo bọt chữa cháy độ nở thấp dùng phun lên bề mặt chất lỏng cháy không hòa tan được với nước

26. TCVN 7278-2:2003 Chất chữa cháy – Chất tạo bọt chữa cháy – Phần 2: Yêu cầu kỹ thuật đối với chất tạo bọt chữa cháy độ nở trung bình và cao dùng phun lên bề mặt chất lỏng cháy không hòa tan được với nước

27. TCVN 7278-3:2003 Chất chữa cháy – Chất tạo bọt chữa cháy – Phần 3: Yêu cầu kỹ thuật đối với chất tạo bọt chữa cháy độ nở thấp dùng phun lên bề mặt chất lỏng cháy hòa tan được với nước

28. TCVN 48:1996 Phòng cháy chữa cháy doanh nghiệp thương mại và dịch vụ – Những quy định chung

1.2. Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam (TCXD)

1. TCXDVN 9385:2012 Chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống

2. TCXD 215:1998 Phòng cháy chữa cháy – Từ vựng – Phát hiện cháy và báo động cháy

3. TCXD 216:1998 Phòng cháy chữa cháy – Từ vựng – Thiết bị chữa cháy

4. TCXD 217:1998 Phòng cháy chữa cháy – Từ vựng – Thuật ngữ chuyên dùng cho phòng cháy chữa cháy, cứu nạn và xử lý vật liệu nguy hiểm

1.3. Tiêu chuẩn ngành (TCN)

1. TCN 58:1997 Phòng cháy chữa cháy chợ và trung tâm thương mại, yêu cầu an toàn trong khai thác

1.4. Quy chuẩn Việt Nam

1. QCVN 06:2010/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình

2. QCXDVN 01:2008/BXD Quy chuẩn xây dựng Việt Nam Quy hoạch xây dựng

3. QCVN 02:2009/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia – Số liệu – Điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng

1.5. Quy trình lắp đặt hệ thống chữa cháy vách tường

Hẳn trong những hệ thống lắp đặt pccc các bạn đã từng nghe thấy hệ thống chữa cháy vách tường. Chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn quy trình lắp đặt hệ thống chữa cháy vách tường bao gồm những bước như thế nào.

Quy trình lắp đặt hệ thống chữa cháy

Quy trình lắp đặt hệ thống chữa cháy vách tường bao gồm những bước sau đâu:

- Bước 1: Thiết kế hoàn thiện hệ thống chữa cháy vách tường.

- Bước 2: tiến hành đệ trình tài liệu, nhà cung cấp và sản phẩm.

- Bước 3: đệ trình các loại mẫu vật tư.

- Bước 4: đệ trình bản vẽ thi công.

- Bước 5: chuẩn bị nhân lực.

- Bước 6: chuẩn bị các loại thiết bị thi công

- Bước 7: triển khai thi công.

Cụ thể, trong hệ thống chữa cháy vách tường các bước lắp đặt pccc bao gồm:

Hệ thống chữa cháy vách tường các bước lắp đặt pccc

  • Thực hiện sát sao những gì mà bản vẽ thi công đã chỉ rõ, từ những việc đo lường, lấy dấu và cắt ống phải đúng theo các thông số.
  • Sau khi đo lường và cắt ống, tiến hành lắp đặt các giá treo đỡ ống. Tất nhiên phải đúng vị trí trên bản vẽ.
  • Bước thứ 3 tiến hành kết nối ống và van cùng những phụ kiện thông qua các mối nối được chỉ rõ trong các bản vẽ.
  • Để ngăn cháy và bịt kín khe hở, nên sử dụng rockwool và các chất trét kén.
  • Sau khi hoàn thành những bước trên cần phải vệ sinh đường ống sao cho sạch sẽ, kiểm tra các van xem đã chặt hay chưa?
  • Tiến hành thử áp lực, test xem đường ống có bị rò rỉ hay không?
  • Hoàn thiện hệ thống.

Nói về hệ thống chữa cháy thì có rất nhiều các loại hệ thống khác nhau. Dù bạn có sử dụng hệ thống nào đi chăng nữa thì cũng không thể quên được nhiệm vụ bảo trì hệ thống pccc.

2. Tiêu chuẩn pòng cháy chữa cháy mới nhất

Tiêu chuẩn TCVN 3890:2022 là tiêu chuẩn TCVN 3890 mới nhất tuy nhiên hiện vẫn đang là dự thảo. Tiêu chuẩn này quy định về trang bị, bố trí phương tiện, hệ thống phòng cháy và chữa cháy cho nhà, công trình, khu dân cư, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và bắt buộc áp dụng khi xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa hay thay đổi quy mô, công năng.

  • TCVN 3890:2022 (dự thảo lần 2) thay thế cho TCVN 3890:2009.
  • TCVN 3890:2021 là văn bản dự thảo lần đầu .

TCVN 3890:2022 do Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ biên soạn, Bộ Công an đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

3. Phương tiện phòng cháy và chữa cháy là gì?

Căn cứ theo Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2019/BCA quy định thì:

Phương tiện phòng cháy và chữa cháy (Fire fighting and prevention apparatus and equipment)
là các phương tiện cơ giới, máy móc, thiết bị, dụng cụ, hóa chất, công cụ hỗ trợ, phương tiện chữa cháy ban đầu dùng cho việc phòng cháy, chữa cháy và cứu người, cứu tài sản.

4. Phương tiện phòng cháy và chữa cháy trang bị cho nhà và công trình được pháp luật quy định như thế nào?

Theo Mục 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3890:2009 quy định cụ thể về phương tiện phòng cháy và chữa cháy trang bị cho nhà và công trình được quy định trong Tiêu chuẩn này gồm:

- Bình chữa cháy: bình chữa cháy xách tay, bình chữa cháy có bánh xe, bình chữa cháy tự động;

- Hệ thống báo cháy tự động;

- Hệ thống chữa cháy: các hệ thống chữa cháy tự động, bán tự động bằng nước, hơi nước, bột, bọt, khí, hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà và hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà;

- Phương tiện chữa cháy cơ giới: xe chữa cháy, tàu chữa cháy, máy bơm chữa cháy di động;

- Phương tiện cứu người trong đám cháy: dây cứu người, thang dây, ống cứu người;

- Phương tiện bảo hộ chống khói: khẩu trang lọc độc, mặt trùm lọc độc;

- Phương tiện chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn: biển chỉ dẫn thoát nạn, đèn chiếu sáng sự cố, đèn chỉ dẫn thoát nạn;

- Dụng cụ phá dỡ thông thường: kìm cộng lực, cưa tay, búa, xà beng;

- Dụng cụ chữa cháy thô sơ: phuy, bể chứa nước, chứa cát, xô, thùng, gầu vẩy, xẻng, câu liêm, bùi nhùi, chăn sợi, thang (tre, gỗ hoặc kim loại), bơm tay ...

- Chất chữa cháy: nước, bọt, bột, khí.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Pháp luật của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 8.702
Tiêu chuẩn, quy chuẩn lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy năm 2024
Chọn file tải về :
3 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
  • 🖼️
    Hà Thanh Hiền

    Thông tin bổ ích

    Thích Phản hồi 28/06/22
    • 🖼️
      Mediterranean sea

      rắc rối ghê

      Thích Phản hồi 28/06/22
      • 🖼️
        Cô bé bướng bỉnh

        Cả một rừng tiêu chuẩn

        Thích Phản hồi 28/06/22
        Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm