Thông tư 62/2015/TT-BGTVT quy định về đường ngang

Tải về

Thông tư 62/2015/TT-BGTVT quy định về đường ngang

Thông tư 62/2015/TT-BGTVT về đường ngang với nhiều quy định về yêu cầu đối với công trình đường ngang; báo hiệu đường ngang; quy tắc giao thông trong khu vực đường ngang; quản lý, bảo trì, phòng vệ đường ngang; thủ tục thành lập, nâng cấp đường ngang;... được ban hành ngày 04/11/2015.

Thông tư 91/2015/TT-BGTVT về tốc độ, khoảng cách an toàn xe cơ giới tham gia giao thông

Thông tư 12/2016/TT-BGTVT quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa

Thông tư 59/2015/TT-BGTVT quy định về vận tải hành khách trên đường thủy nội địa

Thông tư về quản lý hoạt động vận tải số 63/2014/TT-BGTVT

Thông tư 60/2015/TT-BGTVT quy định về tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh vận tải

Thông tư 62/2015/TT-BGTVT có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2016 và thay thế Thông tư 33/2012/TT-BGTVT.

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 62/2015/TT-BGTVTHà Nội, ngày 04 tháng 11 năm 2015

THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ ĐƯỜNG NGANG

Căn cứ Luật Đường sắt số 35/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông và Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam,

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về đường ngang.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về công trình đường ngang; hệ thống báo hiệu, quy tắc giao thông trong khu vực đường ngang; công tác tổ chức quản lý, bảo trì, phòng vệ và việc cấp giấy phép xây dựng, cải tạo, nâng cấp, dỡ bỏ đường ngang.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động giao thông, quản lý, xây dựng đường ngang trên đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng.

2. Thông tư này không áp dụng đối với đường sắt và đường bộ trên cầu chung; nơi đường sắt giao cắt với đường bộ nội bộ của ga, cảng, bãi hàng, nhà máy, xí nghiệp.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Đường sắt quốc gia là đường sắt phục vụ nhu cầu vận tải chung của cả nước, từng vùng kinh tế và liên vận quốc tế.

2. Đường sắt chuyên dùng là đường sắt phục vụ nhu cầu vận tải riêng của từng tổ chức, cá nhân.

3. Đường ngang là đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt được cơ quan có thẩm quyền cho phép xây dựng và khai thác.

4. Đường ngang công cộng là đoạn quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị giao nhau cùng mức với đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng.

5. Đường ngang chuyên dùng là đoạn đường bộ chuyên dùng giao nhau cùng mức với đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng.

6. Đường ngang có người gác là đường ngang được tổ chức phòng vệ bằng hình thức bố trí người gác.

7. Đường ngang không có người gác là đường ngang được tổ chức phòng vệ bằng cảnh báo tự động hoặc biển báo.

8. Đường ngang cảnh báo tự động là đường ngang được tổ chức phòng vệ bằng hình thức bố trí báo hiệu cảnh báo tự động, có hoặc không có cần chắn tự động.

9. Đường ngang biển báo là đường ngang được tổ chức phòng vệ bằng hình thức bố trí biển báo.

10. Đường ngang sử dụng lâu dài là đường ngang không giới hạn thời gian khai thác kể từ khi cấp có thẩm quyền cho phép.

11. Đường ngang sử dụng có thời hạn là đường ngang chỉ được khai thác trong thời gian nhất định được cấp có thẩm quyền cho phép.

12. Công trình đường ngang là công trình xây dựng tại nơi đường bộ giao cùng mức với đường sắt bao gồm: công trình đường sắt, đường bộ; nhà gác đường ngang; hệ thống báo hiệu đường bộ, tín hiệu đường sắt và các thiết bị khác lắp đặt vào công trình.

Điều 4. Phạm vi đường ngang và khu vực đường ngang

1. Phạm vi đường ngang được xác định như sau:

a) Đoạn đường bộ, phạm vi đất dành cho đường bộ nằm trong đất hành lang an toàn giao thông đường sắt;

b) Đoạn đường sắt, phạm vi đất dành cho đường sắt nằm trong đất hành lang an toàn đường bộ;

c) Trường hợp đường bộ chạy gần đường sắt có hành lang an toàn chồng lấn với hành lang an toàn giao thông đường sắt được xác định theo Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

2. Khu vực đường ngang bao gồm:

a) Phạm vi đường ngang;

b) Giới hạn hành lang an toàn giao thông tại khu vực đường ngang quy định tại Điều 12 của Thông tư này.

Điều 5. Phân loại đường ngang

1. Theo thời gian sử dụng

a) Đường ngang sử dụng lâu dài;

b) Đường ngang sử dụng có thời hạn.

2. Theo hình thức tổ chức phòng vệ

a) Đường ngang có người gác;

b) Đường ngang không có người gác, bao gồm: Đường ngang cảnh báo tự động và đường ngang biển báo.

3. Theo tính chất phục vụ

a) Đường ngang công cộng;

b) Đường ngang chuyên dùng.

Điều 6. Phân cấp đường ngang

1. Đường ngang được phân thành các cấp I, cấp II, cấp III theo quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư này.

2. Cấp đường ngang được thay đổi khi cấp đường bộ qua đường ngang thay đổi hoặc tích số tàu xe qua đường ngang thay đổi.

Điều 7. Quy định về phòng vệ đường ngang

1. Đối với đường ngang cấp I, cấp II phải tổ chức phòng vệ theo hình thức có người gác.

2. Đối với đường ngang cấp III:

a) Trường hợp hành lang an toàn giao thông tại khu vực đường ngang không đảm bảo tầm nhìn theo quy định tại Phụ lục 2 của Thông tư này thì phải tổ chức phòng vệ theo hình thức có người gác;

b) Trường hợp hành lang an toàn giao thông tại khu vực đường ngang đảm bảo tầm nhìn theo quy định tại Phụ lục 2 của Thông tư này, thì tổ chức phòng vệ bằng cảnh báo tự động hoặc biển báo.

3. Sơ đồ đường ngang tổ chức phòng vệ theo hình thức có người gác và không có người gác quy định tại Phụ lục 3 của Thông tư này.

Điều 8. Hệ thống báo hiệu, thiết bị tại đường ngang

1. Các thiết bị và báo hiệu bố trí tại đường ngang

a) Đường ngang có người gác: giàn chắn hoặc cần chắn, đèn tín hiệu, chuông điện, biển báo hiệu, cọc tiêu, hàng rào, vạch kẻ đường trên đường bộ, tín hiệu ngăn đường phía đường sắt (nếu có) và các thiết bị báo hiệu khác khi được cấp có thẩm quyền cho phép;

b) Đường ngang cảnh báo tự động: đèn tín hiệu, chuông điện, biển báo hiệu, cọc tiêu hoặc hàng rào, có hoặc không có cần chắn tự động, vạch kẻ đường trên đường bộ và các thiết bị báo hiệu khác khi được cấp có thẩm quyền cho phép;

c) Đường ngang biển báo: biển báo hiệu, cọc tiêu hoặc hàng rào, vạch kẻ đường và các thiết bị báo hiệu khác khi được cấp có thẩm quyền cho phép.

2. Hệ thống báo hiệu, thiết bị bố trí tại đường ngang để bảo đảm an toàn giao thông, phòng ngừa tai nạn. Mọi tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ, không được tự ý di chuyển, chiếm đoạt, làm hư hỏng hoặc làm giảm hiệu lực và tác dụng của các hệ thống quy định tại Điều này.

Điều 9. Phối hợp kiểm tra, lập kế hoạch sửa chữa đường ngang

Hàng năm, doanh nghiệp quản lý, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt hoặc chủ quản lý, sử dụng đường sắt chuyên dùng chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ tiến hành việc kiểm tra, lập kế hoạch sửa chữa đường ngang theo quy định sau đây:

1. Doanh nghiệp quản lý, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt chủ trì đối với đường ngang công cộng, đường ngang chuyên dùng trên đường sắt quốc gia.

2. Chủ quản lý, sử dụng đường sắt chuyên dùng chủ trì đối với đường ngang công cộng, đường ngang chuyên dùng trên đường sắt chuyên dùng.

Điều 10. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan trong quản lý, khai thác, sử dụng đường ngang

1. Trách nhiệm của doanh nghiệp quản lý, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt hoặc chủ quản lý, sử dụng đường sắt chuyên dùng

a) Duy trì trạng thái kỹ thuật của đường ngang, đầy đủ hệ thống báo hiệu; trạng thái hoạt động ổn định của các thiết bị phòng vệ đường ngang công cộng theo quy định của Thông tư này;

b) Thường xuyên kiểm tra, phát hiện, kịp thời đề xuất với chính quyền địa phương dỡ bỏ đường ngang không có giấy phép xây dựng;

c) Hàng năm, chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ và chính quyền địa phương nơi có đường ngang để có kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc cải tạo, nâng cấp hoặc thay đổi hình thức phòng vệ đường ngang công cộng phù hợp với quy định tại Thông tư này.

2. Trách nhiệm của chính quyền các cấp nơi có đường ngang

a) Tổ chức tuyên truyền, giáo dục nhân dân; tổ chức phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý kịp thời hành vi tự ý mở đường ngang, vi phạm hành lang an toàn giao thông tại khu vực đường ngang;

b) Chủ trì, phối hợp với doanh nghiệp quản lý, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt hoặc chủ quản lý, sử dụng đường sắt chuyên dùng, cơ quan quản lý đường bộ dỡ bỏ đường ngang không có giấy phép xây dựng, giải tỏa hành lang an toàn giao thông tại khu vực đường ngang;

c) Phối hợp với doanh nghiệp quản lý, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt hoặc chủ quản lý, sử dụng đường sắt chuyên dùng, cơ quan quản lý đường bộ trong việc đề xuất hình thức tổ chức phòng vệ đường ngang công cộng phù hợp quy định tại Thông tư này.

3. Trách nhiệm của chủ quản lý, khai thác, sử dụng đường ngang chuyên dùng

a) Duy trì trạng thái kỹ thuật ổn định, an toàn của đường ngang trong suốt quá trình khai thác, sử dụng;

b) Có biện pháp gia cố kịp thời bảo đảm an toàn công trình, an toàn giao thông khi phát hiện có hư hỏng.

Đánh giá bài viết
1 1.397
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm