Thông tư 12/2016/TT-BGTVT quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa

Tải về

Thông tư 12/2016/TT-BGTVT - Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa

Thông tư 12/2016/TT-BGTVT hướng dẫn Nghị định số 132/2015/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa như hành vi vi phạm điều kiện hoạt động của phương tiện, vi phạm trong xây dựng, bảo vệ, khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa... Thông tư 12/2016/TT-BGTVT có hiệu lực ngày 01/8/2016.

Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt

Nghị định thi hành một số điều của luật giao thông đường thủy nội địa số 24/2015/NĐ-CP

Thông tư 61/2015/TT-BGTVT quy định về vận tải hàng hóa trên đường thủy nội địa

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 12/2016/TT-BGTVT Hà Nội, ngày 09 tháng 6 năm 2016

THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 132/2015/NĐ-CP NGÀY 25 THÁNG 12 NĂM 2015 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính;

Căn cứ Nghị định số 132/2015/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa;

Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam,

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 132/2015/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 132/2015/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa (sau đây viết tắt là Nghị định 132/2015/NĐ-CP) về việc xác định hành vi vi phạm hành chính; thủ tục, hình thức xử phạt; xác định thẩm quyền xử phạt.

2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa bao gồm các hành vi vi phạm quy định tại Chương II của Nghị định 132/2015/NĐ-CP.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người có thẩm quyền xử phạt, lập biên bản vi phạm hành chính quy định tại Nghị định 132/2015/NĐ-CP.

2. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa; tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa.

Điều 3. Nguyên tắc xử phạt

1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa tuân thủ theo quy định tại Điều 3 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

2. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm, người có thẩm quyền xử phạt, lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thực hiện quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định 132/2015/NĐ-CP và Thông tư này.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 4. Phương pháp xác định trọng tải, công suất của phương tiện không đăng kiểm, không đăng ký

Đối với các hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân quy định tại Nghị định 132/2015/NĐ-CP liên quan đến phương tiện không đăng ký, không đăng kiểm thì phương pháp xác định trọng tải toàn phần, công suất của phương tiện để áp dụng xử phạt, như sau:

1. Trọng tải toàn phần của phương tiện ký hiệu là T (tấn) và được tính theo công thức T = A x K, trong đó:

a) A là giá trị của số đo chiều dài boong chính, đo từ mũi đến lái phương tiện nhân với số đo chiều rộng mép boong ở giữa phương tiện nhân với số đo chiều cao mạn, đo từ đáy đến mặt boong ở giữa phương tiện, được tính theo công thức A = L x B x D, trong đó:

  • L (m): Chiều dài boong chính đo từ mũi đến hết lái phương tiện;
  • B (m): Chiều rộng mép boong đo ở giữa phương tiện;
  • D (m): Chiều cao mạn đo từ đáy đến mặt boong ở giữa phương tiện.

b) K là hệ số tương ứng với giá trị A và áp dụng như sau:

  • Giá trị của A từ 4,55 m3 đến 18,76 m3 thì hệ số K = 0,26;
  • Giá trị của A từ trên 18,76 m3 đến 49,80 m3 thì hệ số K = 0,29;
  • Giá trị của A từ trên 49,80 m3 đến 387,20 m3 thì hệ số K = 0,35;
  • Giá trị của A từ trên 387,20 m3 đến 1.119,80 m3 thì hệ số K = 0,51;
  • Giá trị của A trên 1.119,80 m3 thì hệ số K = 0,57.

2. Trường hợp không xác định được trọng tải toàn phần theo quy định tại Khoản 1 Điều này, người có thẩm quyền đề nghị Cơ quan đăng kiểm xác định trọng tải toàn phần của phương tiện để làm căn cứ ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

3. Nếu phương tiện không phải là phương tiện vận tải hàng hóa, hành khách thì căn cứ vào tổng công suất máy chính lắp trên phương tiện để áp dụng hình thức, mức phạt.

4. Đối với phương tiện như: bến nổi hoặc kết cấu nổi khác mà trên đó đặt thiết bị thi công cuốc, hút để nạo vét luồng, khai thác khoáng sản, xếp dỡ hàng hóa nếu không đủ căn cứ để xác định trọng tải toàn phần hoặc công suất của phương tiện thì xác định như sau:

a) Phương tiện có chiều dài lớn nhất đến 10 m hoặc có chiều rộng lớn nhất đến 4 m thì được xác định như phương tiện có trọng tải toàn phần từ 5 tấn đến 15 tấn;

b) Phương tiện có chiều dài lớn nhất trên 10 m hoặc có chiều rộng lớn nhất trên 4 m thì được xác định như phương tiện có trọng tải toàn phần trên 15 tấn;

c) Chiều dài của phương tiện được tính từ điểm ngoài cùng của mũi phương tiện đến điểm ngoài cùng của lái phương tiện hoặc từ hai điểm ngoài cùng của phương tiện nơi có mặt cắt lớn nhất trên mặt boong;

d) Chiều rộng của phương tiện được tính từ mép boong bên này đến mép boong bên kia, ở vị trí có kích thước lớn nhất.

Điều 5. Cách đổi các đơn vị ra dung tích (GT)

Trường hợp giấy chứng nhận của phương tiện không ghi dung tích thì dung tích của phương tiện được tính như sau:

1. Phương tiện thủy có động cơ: 1,5 tấn trọng tải đăng ký bằng 01 GT.

2. Phương tiện thủy không có động cơ: 01 tấn trọng tải đăng ký tính bằng 01 GT.

3. Tàu kéo, tàu đẩy: 01 sức ngựa bằng 0,5 GT.

Điều 6. Vi phạm quy định về xây dựng, bảo vệ và khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa

1. Phương tiện, thiết bị bị tịch thu được quy định tại Điểm b Khoản 11 Điều 5 Nghị định 132/2015/NĐ-CP là: xáng cạp, cuốc, hút, cẩu ngoạm và thiết bị máy nổ, máy bơm, máy hút, đường ống, các máy móc, thiết bị, dụng cụ khác được sử dụng trực tiếp khai thác cát sỏi hoặc khoáng sản khác.

2. Phạm vi bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa quy định tại Điểm đ Khoản 9 Điều 5 Nghị định 132/2015/NĐ-CP là phạm vi bảo vệ công trình kè, đập, báo hiệu, mốc thủy chí, mốc đo đạc, mốc giới hạn hành lang bảo vệ luồng và những công trình khác, trừ luồng và hành lang bảo vệ luồng.

3. Chủ thể vi phạm quy định tại Điều 7 Nghị định 132/2015/NĐ-CP là tổ chức, cá nhân được giao hoặc trúng thầu làm nhiệm vụ quản lý, bảo trì đường thủy nội địa.

MẪU BIÊN BẢN, MẪU QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA

(Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2016/TT-BGTVT ngày 09 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

  1. Mẫu 01: Quyết định xử phạt vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa theo thủ tục xử phạt không lập biên bản
  2. Mẫu 02: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa (dùng cho cả trường hợp một hoặc nhiều cá nhân/tổ chức thực hiện một hoặc nhiều hành vi vi phạm hành chính)
  3. Mẫu 03: Quyết định hoãn thi hành quyết định phạt tiền trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa
  4. Mẫu 04: Quyết định giảm/miễn (phần còn lại hoặc toàn bộ) tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa
  5. Mẫu 05: Quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa (trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính)
  6. Mẫu 06: Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa
  7. Mẫu 07: Biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa
  8. Mẫu 08: Biên bản về việc cá nhân/tổ chức vi phạm hành chính không nhận Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa
  9. Mẫu 09: Biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa
  10. Mẫu 10: Văn bản giao quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa
Đánh giá bài viết
1 944
Thông tư 12/2016/TT-BGTVT quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm