Sinh viên nghiện ma túy 2024 nhà trường xử lý thế nào?

Sinh viên nghiện ma túy nhà trường xử lý thế nào 2024? Thực trạng ma túy học đường hiện nay ra sao? Sử dụng ma túy là một tệ nạn nguy hiểm cho xã hội và chính bản thân người sử dụng ma túy.

1. Sinh viên nghiện ma túy nhà trường xử lý thế nào?

Xử lý học sinh, sinh viên nghiện ma túy được quy định tại điều 8 Thông tư 31/2009/TT-BGDĐT như sau:

1. Trường hợp người học vi phạm quy định về sản xuất, vận chuyển, tàng trữ, mua bán, tổ chức sử dụng, lôi kéo, cưỡng bức người khác sử dụng ma tuý

a) Nếu là người đang làm thủ tục nhập học thì thu hồi giấy triệu tập nhập học, đồng thời thông báo cho gia đình và cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

b) Nếu là người đang theo học trong các cơ sở giáo dục thì kỷ luật buộc thôi học, đồng thời thông báo cho gia đình và cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Trường hợp người học sử dụng trái phép chất ma tuý

a) Nếu là người học đang làm thủ tục nhập học thì :

- Trường hợp tự giác khai báo: nếu có căn cứ xác nhận người học chưa bị lệ thuộc vào ma tuý của cơ quan có thẩm quyền thì nhà trường yêu cầu người học viết cam đoan không tái phạm, cho phép người học nhập học, đồng thời phối hợp với gia đình người học theo dõi, giúp đỡ người học để tránh việc tái sử dụng trái phép chất ma tuý; nếu người học bị lệ thuộc vào chất ma tuý thì nhà trường vẫn cho phép người học nhập học, sau đó cho nghỉ học một năm (12 tháng) và giao cho gia đình người học để quản lý, tổ chức cai nghiện;

- Trường hợp không tự giác khai báo thì nhà trường thu hồi giấy triệu tập nhập học, thông báo cho gia đình và cơ quan nhà nước có thẩm quyền để tổ chức cai nghiện.

b) Nếu là người học đang theo học trong các cơ sở giáo dục thì:

- Trường hợp tự giác khai báo: nếu có căn cứ xác nhận người học không bị lệ thuộc vào chất ma tuý của cơ quan có thẩm quyền, nhà trường tiến hành kiểm điểm, yêu cầu người học viết giấy cam đoan không tái phạm, cho phép người học tiếp tục học tập, đồng thời phối hợp với gia đình người học theo dõi, giúp đỡ người học để tránh việc tái sử dụng trái phép chất ma tuý; nếu người học bị lệ thuộc vào chất ma tuý thì nhà trường cho phép người học nghỉ học một năm (12 tháng), bảo lưu kết quả học tập và giao cho gia đình người học để quản lý, tổ chức cai nghiện;

- Trường hợp không tự giác khai báo: Nhà trường xử lý kỷ luật người học ở mức đình chỉ học tập một năm (12 tháng) và giao cho gia đình người học để quản lý, giáo dục hoặc tổ chức cai nghiện.

c) Nhà trường xử lý kỷ luật ở mức buộc thôi học đối với các trường hợp người học tái sử dụng trái phép chất ma tuý.

Sinh viên nghiện ma túy nhà trường xử lý thế nào? 

2. Sinh viên nghiện ma túy nhưng tự giác khai báo nhà trường xử thế nào?

Như đã phân tích tại mục 1 bài này, sinh viên sau khi nhập học nghiện ma túy nhưng tự giác khai báo nếu có căn cứ xác nhận người học không bị lệ thuộc vào chất ma tuý của cơ quan có thẩm quyền, nhà trường tiến hành kiểm điểm, yêu cầu người học viết giấy cam đoan không tái phạm, cho phép người học tiếp tục học tập, đồng thời phối hợp với gia đình người học theo dõi, giúp đỡ người học để tránh việc tái sử dụng trái phép chất ma tuý; nếu người học bị lệ thuộc vào chất ma tuý thì nhà trường cho phép người học nghỉ học một năm (12 tháng), bảo lưu kết quả học tập và giao cho gia đình người học để quản lý, tổ chức cai nghiện

Bên cạnh đó, hành vi sử dụng ma túy trái phép của sinh viên phải chịu sự xử phạt của pháp luật theo quy định được trích dẫn tại mục 3 bài này

3. Sinh viên sử dụng ma túy phạt thế nào?

3.1 Sinh viên sử dụng ma túy bị xử phạt hành chính

Sinh viên sử dụng ma túy chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử phạt hành chính theo Điều 23 của Nghị định số 144/2021/NĐ-CP:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.

Có xử phạt bổ sung là Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành.

3.2 Sinh viên sử dụng ma túy bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Sinh viên sử dụng ma túy bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 254 Bộ luật Hình sự 2015:

1. Người nào sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b) Có số lượng từ 06 đơn vị đến 19 đơn vị dụng cụ, phương tiện cùng loại hoặc khác loại.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Có số lượng 20 đơn vị dụng cụ, phương tiện cùng loại hoặc khác loại trở lên;

e) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;

g) Sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội;

h) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

4. Thực trạng ma túy học đường hiện nay

Hiện nay, ma túy đã và đang len lỏi vào môi trường học đường. Nhiều học sinh bị dụ dỗ, lôi kéo trở thành nạn nhân hoặc tham gia tàng trữ, mua bán ma túy, tiềm ẩn gây ra những hệ lụy nghiêm trọng trong đời sống xã hội, mà trực tiếp là môi trường học đường và bản thân các em học sinh, sinh viên.

Cuối tháng 8/2020, Công an thành phố Ninh Bình phát hiện, bắt giữ hai học sinh Trường THPT Trần Hưng Đạo khi 2 học sinh này đang bán trái phép hai túi ma túy (dạng cần sa) trước cổng Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy (thành phố Ninh Bình). Thi hành lệnh khám xét nơi ở của một trong hai học sinh trên, Công an thành phố Ninh Bình tiếp tục thu giữ 6 gói cần sa; tổng trọng lượng ma túy thu được là 30,61g.

Trong thời gian gần đây bọn tội phạm ma túy đã len lỏi tìm mọi thủ đoạn để dụ dỗ, mua chuộc, thậm chí khống chế các em học sinh - sinh viên đang học tập tại các trường phổ thông, cao đẳng, đại học,... tham gia vào việc vận chuyển, mua bán, sử dụng trái phép chất ma túy nhằm tránh sự chú ý của cơ quan chức năng. Thực trạng này đã và đang gây không ít hoang mang, lo lắng cho các bậc phụ huynh và nhà trường.

Ma túy chứa nhiều sự cám dỗ đối với học sinh, sinh viên, cụ thể: Nguyễn Quang Hợp (SN 1993) là một sinh viên ưu tú của trường Đại học Nông lâm tỉnh Bắc Giang có nhiều nghĩa cử cao đẹp: dùng số tiền thưởng vì có thành tích tốt trong học tập để ủng hộ đồng bào bão lụt, bản thân nhiều lần tình nguyện hiến máu nhân đạo, được các cơ quan báo chí tuyên dương. Mẹ của Hợp là nhà giáo ưu tú, được Chính phủ tặng Bằng khen vì nhiều cống hiến cho sự nghiệp giáo dục. Hàng tháng Hợp đều nhận được tiền trợ cấp của gia đình để lo việc học tập, nhưng trước cám dỗ dễ kiếm tiền nên từ một sinh viên tiêu biểu, Hợp lọt vào đường dây mua bán “cái chết trắng”.

Trên đây, Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi Sinh viên nghiện ma túy nhà trường xử lý thế nào? Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết có liên quan tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
1 2.293
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm