Quyết định 1486/QĐ-BTP quy chế quản lý hoạt động đối ngoại của Bộ Tư pháp

Tải về

Quyết định 1486/QĐ-BTP quy chế quản lý hoạt động đối ngoại của Bộ Tư Pháp

Quyết định 1486/QĐ-BTP quy chế quản lý hoạt động đối ngoại của Bộ Tư pháp là văn bản pháp luật được ban hành với mục đích quản lý hoạt động đối ngoại từ việc đàm phán, ký kết, thực hiện điều ước quốc tế cho đến việc đón tiếp khách quốc tế, và kế hoạch hoạt động đối ngoại hàng năm.

Thông tư liên tịch 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC về chính sách trợ giúp xã hội với đối tượng bảo trợ xã hội

Chỉ thị 21/CT-TTg về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017

4 Thông tư nổi bật có hiệu lực từ đầu tháng 6/2016

Quyết định 1486/QĐ-BTP quy chế quản lý hoạt động đối ngoại của Bộ Tư pháp

Quyết định 1486/QĐ-BTP quy chế quản lý hoạt động đối ngoại của bộ tư pháp

Nội dung cơ bản của quyết định 1486/QĐ-BTP quy chế quản lý hoạt động đối ngoại của Bộ Tư pháp:

BỘ TƯ PHÁP
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 1486/QĐ-BTPHà Nội, ngày 12 tháng 7 năm 2016

QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA BỘ TƯ PHÁP
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP

Căn cứ Nghị định số 22/2013/NĐ-CP ngày 13/3/2013 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

Để triển khai thực hiện Quyết định số 272-QĐ/TW ngày 21/01/2015 của Bộ Chính trị ban hành Quy chế thống nhất quản lý các hoạt động đối ngoại và Hướng dẫn số 01-HD/BĐNTW ngày 30/6/2015 thực hiện Quy chế thống nhất quản lý các hoạt động đối ngoại;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý hoạt động đối ngoại của Bộ Tư pháp.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 406/QĐ-BTP ngày 29 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Quy chế quản lý hoạt động đối ngoại của Bộ Tư pháp.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:

BỘ TRƯỞNG

  • Như Điều 3;
  • Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
  • Các Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh (để báo cáo);
  • Ban Đối ngoại Trung ương;
  • Bộ Ngoại giao, Bộ Công an;
  • Các Thứ trưởng Bộ Tư pháp;
  • Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp;
  • Lưu: VT, HTQT (QLHTPL.02).

Lê Thành Long

QUY CHẾ
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA BỘ TƯ PHÁP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1486/QĐ-BTP ngày 12 tháng 7 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)

Chương I: QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quy chế này quy định nội dung, nguyên tắc, quy trình, thủ tục và trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân trong quản lý và thực hiện hoạt động đối ngoại của Bộ Tư pháp.

2. Quy chế này áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (sau đây gọi chung là công chức, viên chức) trong các đơn vị thuộc Bộ, các cơ quan thi hành án dân sự địa phương khi thực hiện các hoạt động đối ngoại với danh nghĩa của Bộ Tư pháp hoặc đơn vị thuộc Bộ Tư pháp.

Điều 2. Nội dung hoạt động đối ngoại

1. Đàm phán, ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, các dự án, chương trình, kế hoạch hợp tác quốc tế về pháp luật của Bộ Tư pháp theo quy định của pháp luật.

2. Vận động, điều phối, trình phê duyệt, tiếp nhận, sử dụng nguồn tài trợ của nước ngoài và tổ chức quốc tế, bao gồm cả nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), nguồn hỗ trợ phi chính phủ nước ngoài và nguồn tài trợ cho các hoạt động hợp tác quốc tế nằm trong các chương trình, dự án do Bộ, ngành khác chủ trì quản lý.

3. Tổ chức hoặc tham gia tổ chức các hội nghị, lớp tập huấn, họp, gặp gỡ, hội thảo có sự tham gia hoặc tài trợ của đối tác nước ngoài (sau đây gọi là hội nghị, hội thảo quốc tế).

4. Tổ chức và quản lý các đoàn đi công tác nước ngoài (đoàn ra); đón tiếp các đoàn nước ngoài vào Việt Nam (đoàn vào); tiếp khách quốc tế, xác nhận chuyên gia nước ngoài làm việc dài hạn tại Việt Nam.

5. Hoạt động thông tin đối ngoại trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp, việc phóng viên nước ngoài đăng ký xin phỏng vấn lãnh đạo Bộ.

6. Tiếp nhận các hình thức khen thưởng do Nhà nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài tặng; tặng, xét các hình thức khen thưởng cho tập thể, cá nhân nước ngoài đã và đang làm việc với Bộ Tư pháp và có thành tích xuất sắc được Bộ Tư pháp công nhận.

7. Các hoạt động lễ tân đối ngoại, hợp tác quốc tế khác theo quy định của pháp luật và Quy chế này.

Điều 3. Nguyên tắc quản lý và thực hiện hoạt động đối ngoại

1. Phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước và phù hợp với thông lệ quốc tế; bảo vệ bí mật, đảm bảo an ninh quốc gia theo quy định của Đảng và Nhà nước.

2. Bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đối với các hoạt động đối ngoại; phân công, phân nhiệm rõ ràng gắn với trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ và Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế trong việc quản lý, thực hiện các hoạt động đối ngoại của Bộ Tư pháp.

3. Đề cao hiệu quả, thực chất, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, thực hiện hoạt động đối ngoại của Bộ Tư pháp.

Điều 4. Thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tư pháp trong hoạt động đối ngoại

1. Bộ trưởng Bộ Tư pháp trình Thủ tướng Chính phủ hoặc cấp có thẩm quyền quyết định các hoạt động đối ngoại sau:

a) Kế hoạch hoạt động đối ngoại cấp Bộ hàng năm và việc bổ sung hoạt động ngoài Kế hoạch và điều chỉnh Kế hoạch sau khi được Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp phê duyệt;

b) Chủ trương đón và nội dung làm việc với Đoàn cấp Bộ trưởng hoặc tương đương trở lên của các nước, các vùng lãnh thổ và các tổ chức quốc tế;

c) Việc nhận các hình thức khen thưởng do Nhà nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài trao tặng hoặc kiến nghị xét tặng các hình thức khen thưởng cấp Nhà nước cho tập thể, cá nhân nước ngoài theo quy định;

d) Tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

2. Bộ trưởng Bộ Tư pháp chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ báo cáo Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp cho ý kiến về định hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác đối ngoại và việc tổ chức thực hiện chủ trương hội nhập quốc tế và hợp tác quốc tế của Bộ, thực hiện chương trình, dự án do Bộ Tư pháp là cơ quan chủ quản; dự kiến Kế hoạch hoạt động đối ngoại của Bộ hàng năm trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

3. Bộ trưởng quyết định các hoạt động đối ngoại sau:

a) Quyết định định hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác đối ngoại, việc tổ chức thực hiện chủ trương hội nhập quốc tế và hợp tác quốc tế của Bộ sau khi có phê duyệt Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp;

b) Ký hoặc trình cấp có thẩm quyền ký các văn kiện hợp tác quốc tế;

c) Phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế;

d) Quyết định việc thành lập ban quản lý chương trình, dự án và bộ máy giúp việc đối với các ban quản lý chương trình, dự án hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật;

đ) Phê duyệt đề án tổ chức đoàn đi công tác nước ngoài; đề án, kế hoạch đón tiếp đoàn nước ngoài vào Việt Nam; quyết định nhân sự đi công tác nước ngoài;

e) Cho phép hoặc trình cấp có thẩm quyền cho phép tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế; cho phép phóng viên nước ngoài phỏng vấn Lãnh đạo Bộ;

g) Quyết định các vấn đề khác về đối ngoại theo quy định.

4. Bộ trưởng có thể ủy quyền cho Thứ trưởng hoặc Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ thực hiện một hoặc một số việc quy định tại Điều này theo Quy chế làm việc của Bộ.

Chương II: ĐÀM PHÁN, KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ, THỎA THUẬN QUỐC TẾ

Điều 5. Đàm phán, ký kết điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế

1. Vụ Hợp tác quốc tế chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ có liên quan đề xuất việc đàm phán, ký kết các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về hợp tác pháp luật.

Trên cơ sở định hướng công tác đối ngoại và nhu cầu hợp tác pháp luật của Bộ Tư pháp, Vụ Hợp tác quốc tế dự thảo điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về hợp tác pháp luật gửi Vụ Pháp luật quốc tế và các đơn vị thuộc Bộ có liên quan để lấy ý kiến trước khi trình Lãnh đạo Bộ xem xét, cho ý kiến.

Vụ Pháp luật quốc tế và các đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm phối hợp cho ý kiến đối với dự thảo điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về hợp tác pháp luật theo đề nghị của Vụ Hợp tác quốc tế.

2. Đối với các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế khác của Bộ, đơn vị chủ trì dự thảo điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế có trách nhiệm gửi Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Pháp luật quốc tế, Vụ Kế hoạch - Tài chính và các đơn vị thuộc Bộ có liên quan cho ý kiến trước khi trình Lãnh đạo Bộ xem xét, cho ý kiến.

3. Nội dung, quy trình đàm phán, ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế được thực hiện theo quy định của pháp luật về ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng ODA, quản lý, sử dụng nguồn viện trợ phi Chính phủ nước ngoài.

Điều 6. Triển khai thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế

1. Đơn vị được giao chủ trì thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế trình Bộ trưởng xem xét, quyết định trình Thủ tướng Chính phủ hoặc quyết định theo thẩm quyền.

2. Đối với điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế là chương trình, dự án tiếp nhận viện trợ hoặc sử dụng vốn vay của nước ngoài, Vụ Hợp tác quốc tế trình Bộ trưởng giao Ban quản lý chương trình, dự án quản lý thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng ODA, quản lý, sử dụng nguồn viện trợ phi Chính phủ nước ngoài và Quy chế hoạt động của Ban, trừ các trường hợp do Bộ trưởng quyết định.

Đánh giá bài viết
1 204
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm