Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp số 22/2013/NĐ-CP

Quy định chức năng và nhiệm vụ của Bộ Tư pháp

Nghị định 22/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp được Chính phủ ban hành ngày 13 tháng 03 năm 2013.

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------------------------------

Số: 22/2013/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 13 tháng 03 năm 2013

NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA BỘ TƯ PHÁP

Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp,

Điều 1. Vị trí và chức năng

Bộ Tư pháp là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác xây dựng và thi hành pháp luật, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, kiểm soát thủ tục hành chính, phổ biến, giáo dục pháp luật; quản lý nhà nước về thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp, bồi thường nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính và thi hành án và các công tác tư pháp khác trong phạm vi cả nước; quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn

Bộ Tư pháp thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:

1. Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định, nghị quyết của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm đã được phê duyệt và các dự án, đề án khác theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; việc ký kết, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập và biện pháp bảo đảm thực hiện điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước hoặc nhân danh Chính phủ về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

2. Trình Chính phủ chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch phát triển dài hạn, năm năm, hàng năm và các dự án quan trọng quốc gia; trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo quyết định, chỉ thị về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

3. Ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

4. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch, dự án, đề án đã được phê duyệt thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

5. Về công tác xây dựng pháp luật:

a) Trình Chính phủ dự thảo chiến lược xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật;

b) Lập đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về các vấn đề thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ; dự kiến phân công cơ quan chủ trì, phối hợp soạn thảo để trình Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ quyết định; kiểm tra, đôn đốc việc soạn thảo các dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Chính phủ trình;

c) Thẩm định dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, dự thảo điều ước quốc tế theo quy định của pháp luật;

d) Có ý kiến đối với các quy định về thủ tục hành chính trong dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của pháp luật;

đ) Tham gia xây dựng dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các cơ quan, tổ chức khác chủ trì soạn thảo;

e) Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong việc đề xuất, thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; hướng dẫn các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh) về công tác soạn thảo, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật.

6. Về theo dõi thi hành pháp luật:

a) Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật;

b) Chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan, tổ chức có liên quan theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi cả nước và trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý liên ngành, có nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành;

c) Theo dõi, đôn đốc các Bộ, cơ quan ngang Bộ soạn thảo văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh, nghị định, quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

d) Có ý kiến về việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

7. Về kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật:

a) Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành theo quy định của pháp luật; kiến nghị xử lý, xử lý theo thẩm quyền hoặc xử lý theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ đối với các văn bản trái pháp luật;

b) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

8. Về pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật:

a) Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện pháp điển của các cơ quan thực hiện pháp điển;

b) Thẩm định các đề mục trong Bộ pháp điển; cập nhật, loại bỏ các quy phạm pháp luật, đề mục mới trong Bộ pháp điển theo quy định của pháp luật; trình Chính phủ quyết định thông qua kết quả pháp điển các chủ đề của Bộ pháp điển và bổ sung các chủ đề mới vào Bộ pháp điển;

c) Xây dựng Trang thông tin điện tử pháp điển; duy trì thường xuyên Bộ pháp điển trên Trang thông tin điện tử pháp điển; quản lý, ban hành quy định về huy động nguồn lực xã hội trong việc xuất bản Bộ pháp điển bằng văn bản.

9. Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật.

10. Về kiểm soát thủ tục hành chính:

a) Hướng dẫn nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính; hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc rà soát và thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

b) Đánh giá và xử lý kết quả rà soát về thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật; nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các sáng kiến cải cách thủ tục hành chính và các quy định có liên quan;

c) Tổ chức tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của các tổ chức, cá nhân về quy định hành chính thuộc phạm vi quản lý của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của các cơ quan trong hệ thống hành chính theo quy định của pháp luật;

d) Xây dựng và quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính; chịu trách nhiệm thiết lập, duy trì hoạt động của cổng thông tin tiếp nhận phản ánh, kiến nghị, kết quả giải quyết về thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính;

đ) Kiểm soát thủ tục hành chính và tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của các cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật;

e) Thực hiện nhiệm vụ thường trực Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính;

g) Định kỳ tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình, kết quả thực hiện hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính tại các Bộ, ngành, địa phương hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.

11. Về công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính:

a) Theo dõi chung và báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;

b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ trong việc thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; kiểm tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;

c) Thống kê, xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính.

12. Về phổ biến, giáo dục pháp luật và hòa giải ở cơ sở:

a) Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật;

b) Thực hiện nhiệm vụ của cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật ở Trung ương;

c) Công nhận, miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật theo quy định pháp luật;

d) Hướng dẫn, kiểm tra về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở;

đ) Hướng dẫn việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và trường học.

Đánh giá bài viết
1 580
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi