Nghị quyết 102/2015/QH13 ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội

Nghị quyết 102/2015/QH13 ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội

Nghị quyết 102/2015/QH13 ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội. Kỳ họp Quốc hội là hình thức hoạt động chủ yếu của Quốc hội. Tại kỳ họp, Quốc hội thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật. Nghị quyết này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.

Điểm mới 07 Luật được thông qua tại Kỳ họp 11 Quốc hội Khóa XIII

Nghị quyết 41/NQ-HĐBCQG Mẫu văn bản, hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV

Nghị quyết 1135/2016/UBTVQH13 dự kiến số lượng, cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội khóa XIV

QUỐC HỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Nghị quyết số: 102/2015/QH13

Hà Nội, ngày 24 tháng 11 năm 2015

NGHỊ QUYẾT
BAN HÀNH NỘI QUY KỲ HỌP QUỐC HỘI

QUỐC HỘI

NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Căn cứ Tờ trình của Ủy ban thường vụ Quốc hội và ý kiến đại biểu Quốc hội,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1.

Ban hành kèm theo Nghị quyết này Nội quy kỳ họp Quốc hội.

Điều 2.

1. Nghị quyết này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.

2. Nghị quyết số 07/2002/QH11 ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội hết hiệu lực kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực.

3. Các đại biểu Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội; Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thi hành Nghị quyết này.

Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2015.

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI

Nguyễn Sinh Hùng

NỘI QUY
KỲ HỌP QUỐC HỘI

(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 102/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Kỳ họp Quốc hội

Kỳ họp Quốc hội là hình thức hoạt động chủ yếu của Quốc hội. Tại kỳ họp, Quốc hội thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.

Điều 2. Quốc hội họp trù bị

Trước khi khai mạc kỳ họp, Quốc hội họp trù bị để xem xét, thông qua chương trình kỳ họp và tiến hành một số nội dung khác.

Chủ tịch Quốc hội điều hành phiên họp trù bị. Tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội khóa trước điều hành phiên họp trù bị.

Điều 3. Khai mạc, bế mạc kỳ họp Quốc hội

1. Quốc hội họp thường lệ mỗi năm hai kỳ. Kỳ họp giữa năm khai mạc vào ngày 20 tháng 5; kỳ họp cuối năm khai mạc vào ngày 20 tháng 10. Trường hợp ngày 20 tháng 5 và ngày 20 tháng 10 trùng vào ngày thứ sáu của tuần hoặc ngày nghỉ theo quy định của pháp luật thì ngày khai mạc kỳ họp là ngày làm việc kế tiếp. Trường hợp bất khả kháng không thể tổ chức kỳ họp vào các thời điểm nêu trên thì ngày khai mạc kỳ họp do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định.

Ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Quốc hội do Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa trước quyết định chậm nhất là 60 ngày, kể từ ngày bầu cử đại biểu Quốc hội.

Ngày khai mạc kỳ họp cuối nhiệm kỳ và kỳ họp bất thường của Quốc hội do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định.

2. Chủ tịch Quốc hội khai mạc và bế mạc kỳ họp. Tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội khóa trước khai mạc kỳ họp.

3. Trước khi Chủ tịch Quốc hội khai mạc và sau khi Chủ tịch Quốc hội bế mạc kỳ họp, Quốc hội làm lễ chào cờ. Tại lễ chào cờ, quân nhạc cử Quốc thiều, đại biểu Quốc hội và những người tham dự hát Quốc ca.

Điều 4. Chủ trì kỳ họp Quốc hội

Ủy ban thường vụ Quốc hội chủ trì kỳ họp Quốc hội theo quy định tại Điều 47 của Luật tổ chức Quốc hội, bảo đảm để kỳ họp được tiến hành dân chủ, đúng pháp luật, đạt hiệu quả thiết thực theo chương trình đã được Quốc hội thông qua, bảo đảm để Quốc hội thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Điều 5. Trách nhiệm của đại biểu Quốc hội

1. Đại biểu Quốc hội có trách nhiệm tham gia đầy đủ các kỳ họp, phiên họp Quốc hội, thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội.

Trường hợp không thể tham dự phiên họp, đại biểu Quốc hội báo cáo Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội để thông báo cho Tổng thư ký Quốc hội tổng hợp báo cáo Chủ tịch Quốc hội. Trường hợp đại biểu Quốc hội không thể dự kỳ họp Quốc hội hoặc vắng mặt từ 03 ngày làm việc liên tục trở lên tại mỗi kỳ họp thì gửi văn bản và nêu rõ lý do đến Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội, đồng thời gửi văn bản đến Tổng thư ký Quốc hội để báo cáo Chủ tịch Quốc hội quyết định. Danh sách đại biểu Quốc hội không thể dự kỳ họp Quốc hội được ghi vào Biên bản kỳ họp Quốc hội; danh sách đại biểu Quốc hội vắng mặt phiên họp được ghi vào Biên bản phiên họp.

2. Đại biểu Quốc hội trả lời phỏng vấn và cung cấp thông tin về kỳ họp Quốc hội phải bảo đảm chính xác, khách quan; không tiết lộ thông tin, tài liệu thuộc phạm vi bí mật nhà nước, nội dung các phiên họp kín của Quốc hội.

3. Đại biểu Quốc hội có trách nhiệm sử dụng, bảo quản tài liệu của kỳ họp Quốc hội theo quy định của pháp luật; trả lại tài liệu cần thu hồi khi được yêu cầu; sử dụng, bảo quản huy hiệu đại biểu Quốc hội, thẻ đại biểu Quốc hội theo đúng quy định.

Điều 6. Trách nhiệm của Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội

Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội có trách nhiệm tổ chức để đại biểu Quốc hội trong Đoàn thực hiện chương trình kỳ họp Quốc hội, Nội quy kỳ họp Quốc hội và các quy định khác về kỳ họp Quốc hội; tổ chức và điều hành hoạt động của Đoàn; giữ mối liên hệ với Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội và Tổng thư ký Quốc hội.

Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội giúp Trưởng đoàn thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng đoàn. Khi Trưởng đoàn vắng mặt thì Phó Trưởng đoàn được Trưởng đoàn ủy nhiệm thực hiện nhiệm vụ của Trưởng đoàn.

Điều 7. Chương trình kỳ họp Quốc hội

1. Căn cứ luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, đề nghị của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội và đại biểu Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội dự kiến chương trình kỳ họp Quốc hội.

2. Dự kiến chương trình kỳ họp Quốc hội được gửi xin ý kiến đại biểu Quốc hội, các cơ quan, tổ chức hữu quan chậm nhất là 30 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp đối với kỳ họp thường lệ và chậm nhất là 07 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp đối với kỳ họp bất thường.

3. Chương trình kỳ họp Quốc hội do Quốc hội xem xét, thông qua tại phiên họp trù bị theo trình tự sau đây:

a) Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự kiến chương trình kỳ họp Quốc hội.

Tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa trước báo cáo về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự kiến chương trình kỳ họp Quốc hội;

Đánh giá bài viết
1 425
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi