Hướng dẫn 38-HD/BTCTW Công tác nhân sự đại biểu Quốc hội khóa XIV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp

Hướng dẫn 38-HD/BTCTW Công tác nhân sự đại biểu Quốc hội khóa XIV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp

Hướng dẫn 38-HD/BTCTW năm 2016 công tác nhân sự đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 do Ban Tổ chức Trung ương ban hành và có hiệu lực thi hành từ ngày 31/01/2016. Theo đó, Ban thường vụ các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương thành lập ban chỉ đạo để lãnh đạo công tác bầu cử; chỉ đạo giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh trong quá trình chuẩn bị và tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp ở địa phương.

Những ai được tự ứng cử Đại biểu quốc hội?

Nghị quyết 53/NQ-HĐBCQG về danh sách đơn vị bầu cử và số lượng đại biểu Quốc hội được bầu cử

Công văn 56/TBNSKNTC-CTĐB năm 2016 về nộp hồ sơ người ứng cử đại biểu Quốc hội do địa phương giới thiệu

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
BAN TỔ CHỨC
-------
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------
Số: 38-HD/BTCTWHà Nội, ngày 31 tháng 01 năm 2016

HƯỚNG DẪN
CÔNG TÁC NHÂN SỰ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA XIV VÀ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2016 - 2021

Thực hiện Chỉ thị số 51-CT/TW ngày 04/01/2016 của Bộ Chính trị về lãnh đạo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 và Kết luận của Bộ Chính trị (Thông báo số 215-TB/TW ngày 12/10/2015), sau khi trao đổi ý kiến thống nhất với các cơ quan liên quan, Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn một số nội dung về công tác nhân sự đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 như sau:

1- Lãnh đạo thực hiện Chỉ thị và Kết luận của Bộ Chính trị

- Ban thường vụ các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là tỉnh ủy, thành ủy) thành lập ban chỉ đạo để lãnh đạo công tác bầu cử; chỉ đạo giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh trong quá trình chuẩn bị và tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp ở địa phương. Thành phần ban chỉ đạo gồm: ban thường vụ cấp ủy, đại diện lãnh đạo Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố. Trưởng ban chỉ đạo là đồng chí bí thư tỉnh ủy, thành ủy.

- Ban thường vụ các tỉnh ủy, thành ủy tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt của địa phương; các ban và cơ quan của Trung ương Đảng, đảng đoàn, ban cán sự đảng, đảng ủy các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp Nhà nước ở Trung ương tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt của cơ quan, đơn vị để quán triệt thực hiện Chỉ thị, Kết luận của Bộ Chính trị và các quy định, hướng dẫn của Trung ương về bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021.

Thành phần tham dự hội nghị do ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy, lãnh đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương xem xét, quyết định.

2- Tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội khóa XIV

2.1. Tiêu chuẩn chung:

Người ứng cử đại biểu Quốc hội phải bảo đảm các tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội quy định tại Điều 22 của Luật Tổ chức Quốc hội, cụ thể: Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, được nhân dân tín nhiệm. Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội.

Người ứng cử đại biểu Quốc hội đang công tác tại cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước nói chung phải đủ tuổi công tác trọn một nhiệm kỳ (nam sinh từ tháng 5/1961, nữ sinh từ tháng 5/1966 trở lại đây).

Không giới thiệu và đưa vào danh sách ứng cử người có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực; có tư tưởng cục bộ, bảo thủ, trì trệ; đang bị thanh tra, kiểm tra dấu hiệu vi phạm; người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra vụ, việc tham nhũng, lãng phí, mất đoàn kết; những người vi phạm Quy định số 57-QĐ/TW ngày 03/7/2007 của Bộ Chính trị hoặc có vấn đề về chính trị chưa được kết luận.

2.2. Về tiêu chuẩn, điều kiện của đại biểu Quốc hội chuyên trách:

Ngoài các tiêu chuẩn chung, người ứng cử đại biểu Quốc hội chuyên trách khóa XIV còn phải đáp ứng các yêu cầu, điều kiện sau:

- Về trình độ, chức vụ:

+ Có trình độ đại học trở lên; có năng lực chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn phù hợp với vị trí công tác dự kiến phân công.

+ Người ứng cử làm đại biểu Quốc hội chuyên trách ở các cơ quan của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội công tác ở cơ quan đảng, nhà nước, đoàn thể chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước ở Trung ương giữ chức cục trưởng, vụ trưởng hoặc tương đương trở lên, nói chung có quy hoạch làm đại biểu Quốc hội chuyên trách hoặc có quy hoạch chức danh Tổng cục trưởng và tương đương trở lên. Nếu là cán bộ Quân đội, Công an thì phải giữ chức cục trưởng, vụ trưởng hoặc tương đương trở lên hoặc có quân hàm từ Đại tá trở lên.

+ Người ứng cử đại biểu Quốc hội làm phó trưởng đoàn chuyên trách ở địa phương giữ chức giám đốc sở hoặc tương đương trở lên là tỉnh ủy viên, nói chung có quy hoạch một trong các chức danh sau: ủy viên ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy, phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc tương đương trở lên.

- Về độ tuổi: (ngoài tiêu chuẩn chung về độ tuổi nêu trên).

+ Người lần đầu ứng cử phải đủ tuổi tham gia 02 khóa Quốc hội trở lên hoặc ít nhất trọn một khóa, Đại biểu Quốc hội chuyên trách tái cử (trừ các đồng chí Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội) phải còn đủ tuổi công tác ít nhất là 1/2 nhiệm kỳ (30 tháng) trở lên tính đến tháng 5/2016 (nam sinh từ tháng 11/1958, nữ sinh từ tháng 11/1963 trở lại đây).

+ Đại biểu Quốc hội là cán bộ nữ thuộc đối tượng được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn theo Nghị định số 53/2015/NĐ-CP, ngày 29/5/2015 của Chính phủ và cán bộ nữ là Ủy viên Thường trực của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn theo Kết luận của Bộ Chính trị (Công văn số 12278-CV/VPTW ngày 03/12/2015 của Văn phòng Trung ương Đảng) được tái cử nếu sinh từ tháng 5/1961 trở lại đây.

+ Các đồng chí không đủ tuổi tái cử nhưng chưa đến tuổi nghỉ hưu thì cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ xem xét, bố trí công tác phù hợp hoặc giữ nguyên một số chế độ, chờ đủ tuổi sẽ nghỉ hưu; những đồng chí có nguyện vọng nghỉ chế độ trước tuổi thì giải quyết theo Nghị định số 26/2015/NĐ-CP, ngày 09/3/2015 của Chính phủ.

+ Đại biểu Quốc hội chuyên trách tái cử được giữ chức vụ và công tác đến hết nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV.

- Về tiêu chuẩn sức khỏe: Được cơ quan y tế có thẩm quyền chứng nhận đủ sức khỏe trong thời gian không quá 06 tháng tính đến thời điểm giới thiệu nhân sự, cụ thể:

+ Đối với cán bộ ở các cơ quan Trung ương: do Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương hướng dẫn, xác định cơ sở khám sức khỏe.

+ Đối với cán bộ ở địa phương: do Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh ủy, thành ủy hướng dẫn, xác định cơ sở khám sức khỏe.

Trường hợp cần giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội đối với một số đồng chí có năng lực, trình độ chuyên môn sâu trong các lĩnh vực công tác của Quốc hội; có uy tín và sức khỏe ngoài độ tuổi quy định nêu trên, thì Đảng đoàn Quốc hội phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương xem xét, đề xuất, báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định.

Đánh giá bài viết
1 545
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi