Nghị định 71/2016/NĐ-CP Quy định thủ tục thi hành án hành chính và xử lý trách nhiệm với người không thi hành bản án

Tải về

Nghị định 71/2016/NĐ-CP - Quy định thủ tục thi hành án hành chính và xử lý trách nhiệm với người không thi hành bản án

Nghị định 71/2016/NĐ-CP quy định thời hạn, trình tự, thủ tục thi hành án hành chính và xử lý trách nhiệm đối với người không thi hành bản án, quyết định của tòa án, có 6 hình thức kỷ luật đối với công chức, viên chức (CCVC) vi phạm pháp luật về thi hành án hành chính. Nghị định có hiệu lực ngày 01/07/2016.

Nghị quyết 144/2016/QH13 lùi hiệu lực thi hành Bộ luật Hình sự, Luật tố tụng hình sự, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015

Thông tư 06/2015/TT-BTP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật công chứng

Những điểm mới của 04 Luật về hình sự có hiệu lực từ 01/7/2016

CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 71/2016/NĐ-CP Hà Nội, ngày 01 tháng 7 năm 2016

NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH THỜI HẠN, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THI HÀNH ÁN HÀNH CHÍNH VÀ XỬ LÝ TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI NGƯỜI KHÔNG THI HÀNH BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật tố tụng hành chính ngày 25 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Luật viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định thời hạn, trình tự, thủ tục thi hành án hành chính và xử lý trách nhiệm đối với người không thi hành bản án, quyết định của Tòa án.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định thời hạn, trình tự, thủ tục thi hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính; biện pháp xử lý trách nhiệm đối với người không thi hành bản án, quyết định của Tòa án; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thi hành án hành chính.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước về thi hành án hành chính; cơ quan thi hành án dân sự; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác thi hành án hành chính.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Thi hành án hành chính là việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính được thi hành quy định tại Điều 309 Luật tố tụng hành chính, trừ quyết định về phần tài sản trong bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính.

2. Đương sự bao gồm người được thi hành án, người phải thi hành án.

3. Người được thi hành án là cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng quyền lợi trong bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính được thi hành.

4. Người phải thi hành án là cá nhân, cơ quan, tổ chức phải thực hiện nghĩa vụ trong bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính được thi hành.

5. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trực tiếp đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ thi hành án hành chính.

6. Chậm thi hành án là hành vi cố ý của người phải thi hành án không chấp hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính trong thời hạn tự nguyện thi hành án quy định tại khoản 2 Điều 311 Luật tố tụng hành chính.

7. Không chấp hành án là hành vi cố ý của người phải thi hành án không chấp hành, chấp hành không đúng hoặc không đầy đủ nội dung bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính khi đã có quyết định buộc thi hành bản án, quyết định của Tòa án (sau đây gọi là quyết định buộc thi hành án hành chính) hoặc có biên bản yêu cầu tổ chức thi hành án của Chấp hành viên theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định này.

8. Cản trở việc thi hành án là hành vi trái pháp luật tác động đến quá trình thi hành án dẫn đến chậm thi hành, không thi hành hoặc thi hành không đầy đủ nội dung bản án, quyết định của Tòa án.

9. Vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng trong thi hành án hành chính là trường hợp vi phạm làm ảnh hưởng đến uy tín của cá nhân, cơ quan, tổ chức nơi cán bộ, công chức, viên chức đang công tác hoặc gây thiệt hại về tiền, tài sản phải bồi thường một lần có giá trị dưới 20 triệu đồng.

10. Vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng trong thi hành án hành chính là trường hợp vi phạm làm giảm uy tín của cá nhân, cơ quan, tổ chức nơi cán bộ, công chức, viên chức đang công tác hoặc gây thiệt hại về tiền, tài sản phải bồi thường một lần có giá trị từ 20 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng.

11. Vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng trong thi hành án hành chính là trường hợp vi phạm làm mất uy tín của cá nhân, cơ quan, tổ chức nơi cán bộ, công chức, viên chức đang công tác; mất đoàn kết nội bộ, gây dư luận xấu, bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân; làm mất niềm tin của nhân dân đối với cơ quan, tổ chức hoặc gây thiệt hại về tiền, tài sản phải bồi thường một lần có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên.

Điều 4. Nguyên tắc thực hiện trình tự, thủ tục và xử lý trách nhiệm trong thi hành án hành chính

1. Chấp hành nghiêm bản án, quyết định của Tòa án, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

2. Người được thi hành án, người phải thi hành án bình đẳng trước pháp luật. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về thi hành án hành chính đều phải được xử lý kịp thời, khách quan, nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật.

3. Xác định trách nhiệm của người đứng đầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân là người phải thi hành án, cơ quan cấp trên trực tiếp của người phải thi hành án trong thi hành án hành chính.

Điều 5. Quyền, nghĩa vụ của người được thi hành án

1. Người được thi hành án có các quyền theo quy định của Luật tố tụng hành chính và các quyền sau đây:

a) Yêu cầu người phải thi hành án thực hiện nghĩa vụ trong bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính, Nghị định này và pháp luật có liên quan;

b) Yêu cầu Tòa án đã ra bản án, quyết định giải thích những điểm chưa rõ, đính chính sai sót trong bản án, quyết định để thi hành;

c) Được thông báo về thi hành án;

d) Đề nghị Tòa án đã xét xử sơ thẩm ra quyết định buộc thi hành án hành chính khi hết thời hạn tự nguyện thi hành án;

đ) Đề nghị người đứng đầu, người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của người phải thi hành án kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo và xem xét xử lý trách nhiệm đối với người phải thi hành án, người đứng đầu của người phải thi hành án trong trường hợp chậm thi hành án, không chấp hành, chấp hành không đúng hoặc không đầy đủ nội dung bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của pháp luật;

e) Đề nghị cơ quan thi hành án dân sự nơi Tòa án đã xét xử sơ thẩm theo dõi việc thi hành án hành chính theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan;

g) Khiếu nại, tố cáo về thi hành án hành chính;

h) Ủy quyền cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

2. Người được thi hành án có các nghĩa vụ theo quy định của Luật tố tụng hành chính và các nghĩa vụ sau đây:

a) Thi hành bản án, quyết định của Tòa án;

b) Thông báo cho người phải thi hành án, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan khi có thay đổi về địa chỉ, nơi cư trú;

c) Thông báo kết quả thi hành án cho Tòa án đã xét xử sơ thẩm, người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp và cơ quan thi hành án dân sự nơi Tòa án đã xét xử sơ thẩm trong trường hợp người được thi hành án là cơ quan.

Điều 6. Quyền, nghĩa vụ của người phải thi hành án

1. Người phải thi hành án có các quyền theo quy định của Luật tố tụng hành chính và các quyền sau đây:

a) Được thông báo về thi hành án;

b) Yêu cầu Tòa án đã ra bản án, quyết định giải thích những điểm chưa rõ, đính chính sai sót trong bản án, quyết định để thi hành;

c) Khiếu nại, tố cáo về thi hành án hành chính.

Đánh giá bài viết
1 1.640
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm