Nghị quyết 03/2018/NQ-HĐTP
Hướng dẫn nghiệp vụ giải quyết tranh chấp về xử lý nợ xấu
Mua tài khoản Hoatieu Pro để trải nghiệm website Hoatieu.vn KHÔNG quảng cáo & Tải tất cả các File chỉ từ 69.000đ. Tìm hiểu thêm
Mua ngay Từ 69.000đ
Nghị quyết 03/2018/NQ-HĐTP - Hướng dẫn nghiệp vụ giải quyết tranh chấp về xử lý nợ xấu
Ngày 15/5/2018, TANDTC ban hành Nghị quyết 03/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định trong giải quyết tranh chấp về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm (TSBĐ) của khoản nợ xấu tại TAND. Nghị quyết có hiệu lực từ ngày 01/07/2018.
Công văn 3022/TCTHADS-NV1 về hướng dẫn triển khai Nghị quyết 42/2017/QH14
Thông tư 09/2017/TT-NHNN về sửa đổi Thông tư 19/2013/TT-NHNN mua, bán và xử lý nợ xấu
Thuộc tính văn bản: Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP
Số hiệu | 03/2018/NQ-HĐTP |
Loại văn bản | Nghị quyết |
Lĩnh vực, ngành | Trách nhiệm hình sự, Thủ tục Tố tụng |
Nơi ban hành | Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao |
Người ký | Nguyễn Hòa Bình |
Ngày ban hành | 15/05/2018 |
Ngày hiệu lực | 01/07/2018 |
HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 03/2018/NQ-HĐTP
Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2018
NGHỊ QUYẾT
HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TRONG GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP VỀ XỬ LÝ NỢ XẤU, TÀI SẢN BẢO ĐẢM CỦA KHOẢN NỢ XẤU TẠI TÒA ÁN
NHÂN DÂN
HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
Căn cứ Luật Tổ chức Tòa án nhân dân ngày 24 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21 tháng 6 năm 2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ
xấu của các tổ chức tín dụng;
Để áp dụng đúng và thống nhất một số quy định của pháp luật trong giải quyết tranh chấp về xử lý nợ
xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu tại Tòa án nhân dân;
Sau khi có ý kiến thống nhất của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Tư
pháp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị quyết này hướng dẫn áp dụng thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản
bảo đảm, tranh chấp về quyền xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu; một số quy định của pháp luật trong giải quyết
các tranh chấp về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu theo quy định của Nghị quyết số
42/2017/QH14 ngày 21 tháng 6 năm 2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín
dụng (sau đây gọi là Nghị quyết số 42/2017/QH14).
Điều 2. Tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm, tranh chấp về quyền xử lý tài sản bảo
đảm của khoản nợ xấu theo quy định tại khoản 1 Điều 8 của Nghị quyết số 42/2017/QH14
1. Tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu là tranh chấp về việc bên bảo đảm,
bên giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu không giao tài sản bảo đảm hoặc giao không đúng theo yêu
cầu của bên nhận bảo đảm, bên có quyền xử lý tài sản bảo đảm để xử lý tài sản đó nhằm giải quyết nợ
xấu.
Ví dụ: Ngân hàng thương mại cổ phần A cho Công ty trách nhiệm hữu hạn B vay 5.000.000.000 đồng
(Năm tỷ đồng). Để bảo đảm cho khoản vay theo hợp đồng vay, Công ty trách nhiệm hữu hạn B (bên
bảo đảm) đã thế chấp ngôi nhà X thuộc sở hữu của mình cho Ngân hàng thương mại cổ phần A (bên
nhận bảo đảm). Khoản vay này được xác định là khoản nợ xấu, Ngân hàng thương mại cổ phần A yêu
cầu Công ty trách nhiệm hữu hạn B giao ngôi nhà X (tài sản bảo đảm) để xử lý nhằm giải quyết nợ
xấu nhưng Công ty trách nhiệm hữu hạn B không giao. Tranh chấp này là "Tranh chấp về nghĩa vụ
giao tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu”.
2. Tranh chấp về quyền xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu là tranh chấp về việc xác định người
có quyền xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu.
Ví dụ: Ngân hàng thương mại cổ phần A cho Công ty trách nhiệm hữu hạn B vay 5.000.000.000 đồng
(Năm tỷ đồng). Để bảo đảm cho khoản vay theo hợp đồng vay, Công ty trách nhiệm hữu hạn B (bên
bảo đảm) đã thế chấp ngôi nhà X thuộc sở hữu của mình cho Ngân hàng thương mại cổ phần A (bên
nhận bảo đảm). Khoản vay này được xác định là khoản nợ xấu, Ngân hàng thương mại cổ phần A yêu
cầu Công ty trách nhiệm hữu hạn B giao ngôi nhà X (tài sản bảo đảm) để xử lý nhằm giải quyết nợ
xấu nhưng Công ty trách nhiệm hữu hạn B không đồng ý vì cho rằng mình có quyền tự chuyển
nhượng ngôi nhà X để giải quyết nợ xấu. Tranh chấp này là “Tranh chấp về quyền xử lý tài sản bảo
đảm của khoản nợ xấu”.
Điều 3. Tranh chấp về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu được giải quyết theo thủ
tục rút gọn
1. Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn đối với tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm, tranh
chấp về quyền xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1
Điều 8 của Nghị quyết số 42/2017/QH14 và hướng dẫn của Nghị quyết này.
2. Trong quá trình giải quyết vụ án hôn nhân và gia đình, trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra
xét xử sơ thẩm, nếu có đương sự yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo
đảm, tranh chấp về quyền xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu thuộc trường hợp quy định tại
khoản 1 Điều 8 của Nghị quyết số 42/2017/QH14 mà tài sản bảo đảm đó là tài sản của vợ chồng thì
Tòa án có thể tách yêu cầu của đương sự đó để giải quyết bằng một vụ án khác theo thủ tục rút gọn.
Ví dụ: Tòa án nhân dân thành phố HP đã thụ lý vụ án ly hôn giữa ông A và bà B. Ngân hàng thương
mại cổ phần X được xác định là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trong giai đoạn chuẩn bị xét
xử, Ngân hàng thương mại cổ phần X có đơn đề nghị Tòa án giải quyết tranh chấp về nghĩa vụ giao
tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất và quyền sở hữu ngôi nhà trên đất nằm trong khối tài sản chung
của vợ chồng ông A, bà B. Đồng thời, Ngân hàng thương mại cổ phần X đề nghị Tòa án tách phần
yêu cầu này giải quyết bằng vụ án khác theo thủ tục rút gọn. Trường hợp này, nếu Ngân hàng thương
mại cổ phần X cung cấp được tài liệu, chứng cứ chứng minh tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo
đảm giữa Ngân hàng thương mại cổ phần X và ông A, bà B đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại
khoản 1 Điều 8 của Nghị quyết số 42/2017/QH14 và hướng dẫn của Nghị quyết này thì Tòa án tách
yêu cầu của Ngân hàng thương mại cổ phần X để giải quyết bằng một vụ án khác theo thủ tục rút gọn.
3. Tòa án áp dụng các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự về giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục rút
gọn, các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Tố tụng dân sự có liên quan và hướng dẫn của Nghị
quyết này để giải quyết các tranh chấp hướng dẫn tại khoản 1, khoản 2 của Điều này.
Điều 4. Đơn khởi kiện, nộp đơn và thụ lý đơn khởi kiện về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của
khoản nợ xấu theo thủ tục rút gọn
1. Hình thức, nội dung đơn khởi kiện thực hiện theo quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 189 của Bộ
luật Tố tụng dân sự, Mẫu số 23-DS ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13
tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành một số biểu mẫu
trong tố tụng dân sự và hướng dẫn tại Điều 6 của Nghị quyết này.
2. Tài liệu kèm theo đơn khởi kiện:
a) Hợp đồng tín dụng;
b) Tài liệu, chứng cứ chứng minh khoản nợ đang có tranh chấp là nợ xấu theo quy định tại Điều 4 của
Nghị quyết số 42/2017/QH14;
c) Văn bản, hợp đồng bảo đảm và tài liệu, chứng cứ chứng minh về việc đã đăng ký giao dịch bảo
đảm hoặc biện pháp bảo đảm;
d) Tài liệu, chứng cứ về nơi cư trú, làm việc của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức;
đ) Trường hợp có đương sự cư trú ở nước ngoài thì phải có một trong các tài liệu, chứng cứ sau đây:
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
Bài liên quan
-
Nghị định 61/2017/NĐ-CP thẩm định giá khởi điểm của khoản nợ xấu và việc thành lập Hội đồng đấu giá nợ xấu
-
Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng
-
Chỉ thị 32/CT-TTg thực hiện Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu
0 Bình luận
Sắp xếp theo
Xóa Đăng nhập để Gửi
Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
Mua Hoatieu Pro 69.000đ
Bạn đã mua gói? Đăng nhập ngay!
Bài viết hay Tài chính - Ngân hàng
Thông tư 37/2019/TT-BTC
Thông tư 42/2019/TT-BTC
Thông tư 45/2017/TT-BTC khung thù lao dịch vụ đấu giá tài sản theo quy định tại Luật đấu giá tài sản
Quyết định số 50/2008/QĐ-BTC
Thông tư 12/2022/TT-BTC Hướng dẫn nội dung, mức chi từ NSNN để quảng bá và hỗ trợ phát triển du lịch
Hàng loạt tài khoản ngân hàng có nguy cơ xoá sổ
Thuế - Lệ phí - Kinh phí
Giáo dục - Đào tạo
Y tế - Sức khỏe
Thể thao
Bảo hiểm
Chính sách
Hành chính
Cơ cấu tổ chức
Quyền Dân sự
Tố tụng - Kiện cáo
Dịch vụ Pháp lý
An ninh trật tự
Trách nhiệm hình sự
Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Tài nguyên - Môi trường
Công nghệ - Thông tin
Khoa học công nghệ
Văn bản Giao thông vận tải
Hàng hải
Văn hóa Xã hội
Du lịch
Doanh nghiệp
Xuất - Nhập khẩu
Tài chính - Ngân hàng
Lao động - Tiền lương
Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Xây dựng - Đô thị - Đất đai - Nhà ở
Lĩnh vực khác