Công văn 2974/LĐTBXH-TTr về tăng cường rà soát, kiểm tra, xử lý vi phạm của cơ sở sử dụng lao động trẻ em

Công văn 2974/LĐTBXH-TTr - Tăng cường kiểm tra và xử lý vi phạm của cơ sở sử dụng lao động trẻ em

Công văn 2974/LĐTBXH-TTr về tăng cường rà soát xử lý vi phạm của cơ sở sử dụng lao động trẻ em, lao động cưỡng bức do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành ngày 10/8/2016. Theo đó, Công văn nhấn mạnh quyền của người lao động, đặc biệt là lao động trẻ em là mầm sáng tương lai của đất nước, vì vậy yêu cầu các cơ sở kinh doanh phải bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động, không sử dụng lao động trẻ em, lao động cưỡng bức.

Luật Trẻ em số 102/2016/QH13

Quyết định 1008/QĐ-TTg phê duyệt đề án tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số

Quyết định 1023/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em giai đoạn 2016 - 2020

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 2974/LĐTBXH-TTr
V/v tăng cường rà soát, kiểm tra, xử lý vi phạm của các cơ sở
sử dụng lao động trẻ em, lao động cưỡng bức
Hà Nội, ngày 10 tháng 8 năm 2016

Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Trong thời gian vừa qua, nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã triển khai thực hiện tốt các quy định của Bộ luật Lao động, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động, người sử dụng lao động, thực hiện đúng các quy định không sử dụng lao động trẻ em, lao động cưỡng bức. Tuy nhiên vẫn có những nơi chưa thực hiện tốt các quy định này, nhất là trong khu vực phi chính thức và các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, đặc biệt là trong các ngành ăn uống, nhà hàng, chế biến gỗ, thủy hải sản, cao su, sản xuất gạch. Một số trẻ em vẫn tham gia vào những công việc có thời gian kéo dài, các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, công việc có tính chất nhạy cảm có ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân cách, sự phát triển về thể chất và tinh thần và cơ hội học tập của trẻ. Một số nơi còn xảy ra tình trạng lao động cưỡng bức, vi phạm pháp luật Việt Nam cũng như vi phạm các tiêu chuẩn lao động Quốc tế mà Việt Nam đã hoặc chuẩn bị tham gia, cụ thể là các tiêu chuẩn theo các công ước của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) số 29, 105, 138 và 182. Nguyên nhân là do nhận thức của người sử dụng lao động và người lao động, nhưng cũng có nguyên nhân do công tác quản lý nhà nước chưa đáp ứng yêu cầu. Vì vậy, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo thực hiện một số việc sau:

1. Chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường tuyên truyền chính sách, pháp luật lao động và các pháp luật có liên quan đặc biệt về lao động trẻ em, lao động cưỡng bức để nâng cao nhận thức cho người lao động và người sử dụng lao động.

2. Chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các sở, ngành tại địa phương tiếp tục tăng cường rà soát, kiểm tra các cơ sở sản xuất có nhiều nguy cơ sử dụng lao động trẻ em, lao động cưỡng bức, kể cả những nơi có liên quan đến sử dụng lao động là phạm nhân trên địa bàn, tập trung vào ngành may mặc, nhà hàng, chế biến gỗ, thủy hải sản, cao su, sản xuất gạch.

3. Xử lý kịp thời theo đúng các quy định của pháp luật đối với các doanh nghiệp, đơn vị vi phạm phát hiện trong quá trình giám sát, kiểm tra, thanh tra.

4. Phối hợp chặt chẽ với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc xử lý, trả lời các thông tin mà người dân, người lao động và các tổ chức phản ánh về việc vi phạm pháp luật lao động thuộc địa bàn quản lý.

Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố triển khai chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ trên và báo cáo kết quả thực hiện, xử lý (nếu có) về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 15/11/2016.

Nơi nhận: KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
  • Như trên;
  • Bộ trưởng (để b/c);
  • Các Thứ trưởng;
  • Vụ HTQT, Vụ PC, Vụ LĐTL;
  • Trung tâm HTPTQHLD;
  • Lưu: VP. TTr.
Phạm Minh Huân
Đánh giá bài viết
1 79
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi