Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ giao nhiệm vụ năm học cho Giáo dục mầm non
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ giao nhiệm vụ năm học cho Giáo dục mầm non
Nhiệm vụ năm học cho Giáo dục mầm non mà Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã nêu rõ như: Những điểm nhấn của bậc học mầm non; Tập trung huy động nguồn lực đầu tư cho GDMN; Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu mới trong năm học tiếp theo. Nội dung chi tiết mời các bạn tham khảo.
Điều lệ trường mầm non mới nhất
Hà Nội chính thức tăng học phí mầm non, phổ thông công lập
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ giao nhiệm vụ năm học cho Giáo dục Tiểu học
Sáng ngày 31/7, tại tỉnh Vĩnh Phúc, Bộ GD&ĐT tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2016-2017, triển khai nhiệm vụ năm học 2017-2018 đối với Giáo dục mầm non. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị.
Dự hội nghị có Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa, ông Nguyễn Bá Minh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non (GDMN) – Bộ GD&ĐT, ông Hoàng Minh Quân- Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Vĩnh Phúc cùng lãnh đạo Sở GD&ĐT, trưởng các phòng GDMN các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Những điểm nhấn của bậc học mầm non
Năm học 2016-2017, GDMN đánh dấu một mốc quan trọng khi cả nước hoàn thành mục tiêu PCGDMN cho trẻ em 5 tuổi; Đã ban hành được chương trình GDMN sau chỉnh sửa; Tiếp tục triển khai có hiệu quả chuyên đề “xây dựng mầm non lấy trẻ làm trung tâm”; Đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ; Quan tâm xây dựng môi trường giáo dục, tạo cơ hội cho trẻ được vui chơi, trải nghiệm.
Quy mô mạng lưới trường, lớp phát triển nhanh nhất trong nhiều năm qua, cả nước tăng thêm 354 trường, với 11.318 nhóm, lớp mới. Cơ sở vật chất được tăng cường, tỷ lệ phòng học kiên cố tăng thêm 2,4%, tỷ lệ trường chuẩn tăng thêm 3,1%.
Số lượng, tỉ lệ trẻ đến trường đều vượt kế hoạch đề ra. Đội ngũ giáo viên tăng nhanh về số lượng, chất lượng từng bước nâng lên. Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ được nâng cao, tỉ lệ nhóm lớp, tỉ lệ trẻ học 2 buổi/ngày, bán trú đều tăng, tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm.
Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, GDMN vẫn là bậc học còn nhiều khó khăn, hạn chế, việc số lượng trẻ được huy động đến lớp tăng cao đã đặt ra ra bài toán về cơ sở vật chất trường lớp, giáo viên và chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ cho hệ thống GDMN trên toàn quốc;
Một số khu đô thị, khu công nghiệp thiếu trường lớp; khu vực miền núi, vùng sông nước vấn tồn tại nhiều điểm trưởng nhỏ lẻ, khó khăn trong đầu tư nguồn lực; ở một số địa phương vẫn còn tình trạng tùy tiện sát nhập trường mầm non với trường phổ thông;
Đến nay cả nước vẫn còn 90 đơn vị cấp xã còn trắng trường mầm non; còn 7.852 phòng học tạm, 6.249 phòng học nhờ, mượn; còn 18,7% nhóm/lớp chưa có đủ thiết bị đồ dùng, đồ chơi; các công trình vệ sinh, nước sạch, bếp ăn còn thiếu thốn;
Tình trạng thiếu giáo viên vẫn chưa được khắc phục, tỉ lệ giáo viên/lớp ở một số địa phương còn rất thấp, chưa đáp ứng yêu cầu. Năng lực thực hành, kỹ năng hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận giáo viên còn hàn chế, dẫn đến chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, thậm chí gây mất an toàn cho trẻ, ảnh hướng đến uy tín đội ngũ nhà giáo.
Tập trung huy động nguồn lực đầu tư cho GDMN
Phát biểu chỉ đạo và giao nhiệm vụ tại hội nghị, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã đánh giá cao những kết quả đạt được của bậc học Mầm non (MN) năm học vừa qua, góp phần quan trọng cùng với toàn ngành hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ năm học, được phụ huynh và xã hội ủng hộ, đồng thuận, yên tâm đưa trẻ đến trường.
Trong năm học mới và những năm học tiếp theo, Bộ trưởng yêu cầu bậc học MN phải tập trung vào hai vấn đề sau đây để thực hiện có lộ trình cụ thể nhằm tạo chuyển biến tích cực, rõ nét để chính quyền các cấp, phụ huynh và xã hội đánh giá đúng tầm của bậc học, dành sự quan tâm và nguồn lực đầu tư cho bậc học:
Về quy hoạch trường lớp, Bộ trưởng thông báo thực trạng: mặc dù đã có sự chuyển biến tốt nhưng toàn bậc học MN vẫn còn khoảng 30% phòng học tạm, học nhờ, mượn, còn nhiều trường học 1 buổi /ngày, số lượng trường chuẩn mới chỉ đạt 37%; công trình vệ sinh, phòng chuyên môn không đồng bộ. Trong khi đó, đội ngũ giáo viên MN còn nhiều khó khăn trong cuộc sống, nhiều giáo viên mưu sinh bằng nghề còn khó khăn… những điều kiện trên đây dẫn đến việc ở nhiều nơi, nhiều chỗ chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ chưa tốt.
Chính vì vậy, Bộ trưởng nhấn mạnh, trong nhiệm vụ này, các địa phương phải quy hoạch cho tốt mạng lưới trường, lớp, trên cơ sở đầu tư đồng bộ, trước hết là đáp ứng những điều kiện tối thiểu, sau đó là những điều kiện đảm bảo đạt chuẩn.
Mỗi vùng miền đều có khăn khăn riêng như Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, còn có những xã trắng trường MN; ở các thành phố lớn, thành phố trực thuộc T.Ư, các khu công nghiệp lại chịu sức ép lớn từ tăng dân số cơ học lên các trường MN. Trong vấn đề này, cách giải quyết rất thuận lợi là phát triển mạng lưới các trường ngoài công lập, nhóm trẻ trong khu dân cư. Tuy nhiên, các địa phương này còn nhiều lúng túng, chưa có cách làm thấu đáo, chưa dành đất, chưa có cơ chế cho các trường ngoài công lập phát triển.
Về vấn dề này, Bộ trưởng yêu cầu: các Sở GD&ĐT phải tham mưu cho chính quyền quy hoạch trường lớp, xây dựng cơ chế chính sách cho trường ngoài công lập, đầu tư cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi đạt chuẩn tối thiểu của Bộ.
Trong hội nghị này, phải bàn kỹ các vấn đề liên quan đến vấn đề này, đâu là trách nhiệm của chính quyền địa phương, đâu là những tồn tại, vướng mắc để kiến nghị với Bộ, với Chính phủ tháo gỡ bằng cơ chế, chính sách, hỗ trợ nguồn lực tháo gỡ khó khăn cho bậc học này - Bộ trưởng nhấn mạnh
Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu mới
Về đội ngũ giáo viên, theo Bộ trưởng, bậc học MN còn thiếu về số lượng, thiếu cục bộ, đột biến do những năm qua tập trung huy động trẻ để đạt chuẩn phổ cập. Thiếu về số lượng lại yếu về chất lượng do nguồn giáo viên không đáp ứng được việc trong thời gian ngắn, toàn bậc học đã huy động số lượng lớn giáo viên để đáp ứng yêu cầu đạt chuẩn phổ cập và yêu cầu trông giữ trẻ. Nhiều địa phương tuyển hàng nghìn giáo viên/năm, nhiều nơi điều động cả giáo viên Tiểu học xuống dạy MN…
Để giải quyết khó khăn này Bộ trưởng đề nghị các tỉnh, thành phố có kế hoạch xây xựng cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên; Coi trọng về chất lượng đào tạo giáo viên MN, những giáo viên dôi dư, sinh viên sư phạm ra trường chưa có việc làm có chuyên ngành gần cần được khuyến khích chuyển đổi để có chất lượng giáo viên MN tốt nhất. Bộ đang rà soát và có kiến nghị với Chính phủ các chế độ đãi ngộ giáo viên MN cũng như rà soát các chuẩn giáo viên, chuẩn các kỹ năng chăm sóc trẻ .
Đối với cán bộ quản lý bậc học này, Bộ trưởng yêu cầu Sở GD&ĐT cùng với Bộ rà soát, xây dựng chuẩn hiệu trưởng, chuẩn cán bộ quản lý để có phương thức đánh giá cán bộ đạt chuẩn; Tăng cường làm tốt hơn nữa công tác dân vận, tạo nguồn lực đầu tư từ xã hội cho bậc học này. Đồng thời đẩy mạnh truyền thông về bậc học này, nhân rộng những điển hình tiên tiến cho xã hội, phụ huynh yên tâm gửi trẻ vào trường mần non, gián tiếp tạo nguồn lực lao động cho xã hội.
Tham khảo thêm
Thông tư 16/2017/TT-BGDĐT khung vị trí việc làm trong cơ sở giáo dục phổ thông
Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non mới nhất 2024
Quyết định 07/2015/QĐ-UBND về chế độ với nhân viên nấu ăn trong trường mầm non công lập
Chế độ trực hè của giáo viên mầm non mới nhất 2023
Cách tính lương mới cho giáo viên mầm non
- Chia sẻ:Phùng Thị Kim Dung
- Ngày:
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ giao nhiệm vụ năm học cho Giáo dục mầm non
141 KB 05/08/2017 10:32:00 SATải định dạng .DOC
10/01/2018 10:57:51 CH
Gợi ý cho bạn
-
Thông tư 10/2023/TT-BGDĐT về xác định chỉ tiêu tuyển sinh đại học, thạc sĩ, tiến sĩ và cao đẳng mầm non
-
Chương trình giáo dục mầm non mới nhất 2024
-
Tải Công văn 4306/BGDĐT-NGCBQLGD 2023 file doc, pdf về bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông
-
Tải Thông tư 31/2023/TT-BGDĐT Quy chế xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở file Doc, Pdf
-
Tải Quyết định 4338/QĐ-BGDĐT 2023 phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 9
-
Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông
-
Hướng dẫn 909/SGDĐT-QLT 2023 Hướng dẫn tuyển sinh vào các trường mầm non, lớp 1, lớp 6 Hà Nội
-
Công văn 5555/BGDĐT-GDTrH
-
Thông tư 01/2023/TT-BGDĐT Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm GDNN - GDTX
-
Công văn 1515/BGDĐT-QLCL về tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2023
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Giáo dục - Đào tạo
Thông tư 18/2020/TT-BGDĐT mẫu Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông
Thông tư số 43/2009/TT-BLĐTBXH
Thông tư quy định về kiến thức tối thiểu để tốt nghiệp đại học số 07/2015/TT-BGDĐT
Công văn hỗ trợ thay đổi nguyện vọng xét tuyển đại học, cao đẳng số 4079/BGDĐT-KTKĐCLGD
Thông tư 76/2018/TT-BTC
Thông tư 38/2017/TT-BTTTT
Thuế - Lệ phí - Kinh phí
Giáo dục - Đào tạo
Y tế - Sức khỏe
Thể thao
Bảo hiểm
Chính sách
Hành chính
Cơ cấu tổ chức
Quyền Dân sự
Tố tụng - Kiện cáo
Dịch vụ Pháp lý
An ninh trật tự
Trách nhiệm hình sự
Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Tài nguyên - Môi trường
Công nghệ - Thông tin
Khoa học công nghệ
Văn bản Giao thông vận tải
Hàng hải
Văn hóa Xã hội
Du lịch
Doanh nghiệp
Xuất - Nhập khẩu
Tài chính - Ngân hàng
Lao động - Tiền lương
Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Xây dựng - Đô thị - Đất đai - Nhà ở
Lĩnh vực khác