Viết đoạn văn 7-10 dòng nêu cảm nghĩ về đức tính chăm chỉ hay nhất

Viết đoạn văn 7-10 dòng nêu cảm nghĩ về đức tính chăm chỉ là đề bài tập làm văn trong chương trình sách giáo khoa lớp 6 mới dùng trong năm học 2022-2023. Dưới đây là một số mẫu viết về cảm xúc của em về đức tính chăm chỉ để các em học sinh tham khảo nhằm viết cho mình một bài văn hay và ý nghĩa và đạt điểm cao.

Đề bài: Theo em, đức tính chăm chỉ có cần thiết trong cuộc sống không? Vì sao? (trình bày bằng một đoạn văn khoảng 7-10 dòng)

1. Viết đoạn văn 7-10 dòng nêu cảm nghĩ về đức tính chăm chỉ số 1

Để đạt được thành công trong cuộc sống, con người cần đến rất nhiều đức tính. Một trong những đức tính rất cần để tạo nên thành công chính là tính chăm chỉ. Tính chăm chỉ được hiểu là nỗ lực, là cố gắng hoàn thành một công việc gì đó mà không đợi ai nhắc nhở, thúc ép. Chăm chỉ được biểu hiện qua việc làm bài tập đầy đủ, giúp đỡ bố mẹ công việc gia đình. Tấm gương của các bác sĩ đêm ngày chống dịch Bắc Giang, tấm gương của những chiến sĩ công an trên mặt trận bảo vệ đất nước đều là nghĩa cử cao đẹp của sự chăm chỉ, cần cù. Dù là học tập hay lao động thì con người cũng cần chăm chỉ. Nhờ có sự chăm chỉ mà ta đạt được nhiều thành tựu trong công việc của mình. Nó còn tôi luyện ta trở thành người có bản lĩnh, có ý chí, có trách nhiệm. Đồng thời, tính chăm chỉ còn là nền tảng cho sự phát triển của xã hội. Nếu không chăm chỉ mà lười biếng, ỷ lại thì con người sẽ rất khó để phát triển bản thân mình. Họ cũng dần dần bị ghét bỏ, xa lánh. Hãy chăm chỉ và nỗ lực. Không vì gì cả, chăm chỉ tốt cho ta và giúp ta tiến bộ hơn mỗi ngày.

2. Viết đoạn văn ngắn về đức tính chăm chỉ số 2

Nội dung dưới đây được thực hiện hoàn toàn bởi HoaTieu.vn. Mọi website lấy nội dung bài Viết đoạn văn ngắn về đức tính chăm chỉ xin vui lòng dẫn nguồn.

Từ xưa ông cha ta đã có câu tục ngữ:

“Có công mài sắt, có ngày nên kim”

Câu tục ngữ có ý khuyên bảo con người phải biết chăm chỉ, cần cù trong học tập và lao động. Lời khuyên bảo của người xưa làm tôi nhớ đến một câu nói: “Một tuần lễ với người chăm chỉ có 7 ngày, còn với kẻ lười biếng có 7 ngày mai. Biết cách làm việc, biết cách lao động - đó cũng chính là tài năng. Và là một tài năng lớn lao. Kết quả là sẽ nảy sinh cảm hứng. Chứ không phải là ngược lại”. Đức tính chăm chỉ thực sự cần thiết trong cuộc sống quá khứ hay hiện tại.

Vậy chăm chỉ là gì? Chăm chỉ được hiểu một cách đơn giản là sự cố gắng, nỗ lực của con người. Cũng giống như hành động mài thanh sắt thành cây kim, nếu mỗi ngày bỏ thời gian công sức ra mài thanh sắt sẽ nhỏ đi một ít. Làm việc gì cũng vậy, nếu biết cần cù chịu khó đến cuối cùng sẽ đạt được thành quả. Những người có đức tính chăm chỉ thì không ngại khó khăn, gian khổ và luôn kiên trì đến khi đạt được thành quả mới dừng lại. Họ luôn cố gắng hoàn thành tốt mục tiêu và nhiệm vụ được giao phó cho dù phải mất nhiều thời gian. Họ không ngừng học hỏi, tìm tòi và rèn luyện đến khi đạt được kết quả tốt nhất. Người chăm chỉ thì cũng sẽ rất kiên trì. Kiên trì với những mục tiêu mà bản thân đã đề ra và cố gắng hết sức hết sức để hoàn thành nó.

Một minh chứng đáng tự hào đó cho sự cần cù, chăm chỉ đó là vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta – Bác Hồ. Năm 1911, trên con tàu Amiral La Touche De Tréville của Pháp, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành (lúc ấy mới 21 tuổi), lấy tên mới là Văn Ba đã rời Sài Gòn bắt đầu cuộc hành trình 30 năm tìm con đường giải phóng dân tộc.

Bác ra đi tìm đường cứu nước chỉ với đôi bàn tay trắng, không hề thành thạo về ngôn ngữ của nước bạn nhưng cùng với sự chăm chỉ, Bác đã cố gắng học tiếng của họ. Bác tranh thủ học mọi lúc rảnh rỗi của mình. Từng ngày như thế đều đặn trôi qua, Bác đã rất thông thạo tiếng nước bạn, có thể giao tiếp, nói chuyện một cách thật dễ dàng và thậm chí Bác còn viết báo khi ở nước ngoài nữa. Quả thật là đáng nể đối với một người bình thường, không hề được học qua một trường lớp ngoại ngữ nào mà vẫn có thể sử dụng thành thạo nhiều thứ tiếng, chỉ với một sự trợ giúp đó là đức tính chăm chỉ của Bác.

Vì thế với mỗi người học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường, việc rèn luyện tính chăm chỉ, kiên nhẫn thông qua những việc dù là nhỏ nhoi như: học bài, làm bài tập, ghi chép bài học thật đầy đủ và cẩn thận… là rất quan trọng. Tôi luôn cố gắng mỗi ngày để rèn luyện đức tính ấy. Có như thế, việc học hành của tôi mới ngày càng tiến bộ hơn và mong muốn vào Đại Học dù có khó khăn như việc mài sắt thành kim thì cũng sẽ thành công.

Viết đoạn văn ngắn về đức tính chăm chỉ
Viết đoạn văn ngắn về đức tính chăm chỉ

3. Nêu cảm nghĩ về đức tính chăm chỉ số 3

Chăm chỉ là một đức tính quý báu của con người. Người có tính chăm chỉ luôn đạt được những gì mình mong muốn trong cuộc sống. Ví dụ như trong học tập, học sinh, sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường cái đích cuối cùng là tốt nghiệp được các cấp học và ra trường để có ngành nghề, tạo lập cuộc sống cho mình, họ phải vượt qua được những khó khăn, thử thách, chăm chỉ lao động, học tập, nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo để đạt được mục đích đó. Trong công việc, nếu ta muốn hoàn thành tốt cộng việc được giao, ta phải tập trung, cố gắng hoàn tất công việc một cách cẩn thận, thì hiệu quả công việc mới cao được. Trong lao động, nếu ta chịu khó, chăm chỉ thì năng suất lao động sẽ được nang cao. Một ví dụ điển hình như nhà khoa học Thomas Edison đã tiến hành hơn 1000 thí nghiệm để tìm ra dây tóc cho bóng đèn ngày nay. Ngay cả thiên tài cũng phải lao động miệt mài, cật lực, chăm chỉ mới có thể thành công và đem thành quả cùa mình để góp phần cho sự phát triển của thế giới.

Là một người học sinh, em sẽ cố gắng phát huy hơn nữa tính chăm chỉ của bản thân thông qua những việc dù là nhỏ nhoi như: học bài, làm bài tập, ghi chép bài học thật đầy đủ và cẩn thận…ngoài ra, tham khảo thêm trong sách cũng có thể phát huy được đức tính này. Có như thế, việc học hành của em mới ngày càng tiến bộ hơn và mong muốn vào Đại Học dù có khó khăn như việc mài sắt thành kim thì cũng sẽ thành công.

4. Bày tỏ suy nghĩ của em về đức tính chăm chỉ số 4

Nội dung dưới đây được thực hiện hoàn toàn bởi HoaTieu.vn. Mọi website lấy nội dung bài Viết đoạn văn ngắn về đức tính chăm chỉ xin vui lòng dẫn nguồn.

Chăm chỉ là một phẩm chất cần thiết để thành công trong cuộc sống. Đức tính chăm chỉ và cần cù giúp chúng ta vươn tới những thành công lớn, tiến xa hơn trong cuộc sống, tạo ra nhiều giá trị vật chất và tinh thần. Ngoài giúp con người ta đạt được những thành tựu trong công việc, đức tính chăm chỉ, cần cù còn tạo nên những thói quen tốt, từ đó, phát triển các phẩm chất như bản lĩnh, ý chí và trách nhiệm. Đặc biệt, tính chăm chỉ còn là nền tảng cho sự phát triển của xã hội. Nếu ta không cố gắng chăm chỉ và để cho sự lười biếng chi phối, thì sẽ rất khó để tiến bộ và phát triển bản thân cũng như xã hội. Cuối cùng, đức tính chăm chỉ còn giúp chúng ta trở nên có giá trị và đáng kính trong mắt những người xung quanh.

 Viết đoạn văn 200 chữ về đức tính chăm chỉ
Viết đoạn văn 200 chữ về đức tính chăm chỉ

5. Viết đoạn văn 200 chữ về đức tính chăm chỉ số 5

Nội dung mẫu Viết đoạn văn 200 chữ về đức tính chăm chỉ được thực hiện hoàn toàn bởi HoaTieu.vn. Mọi website lấy bài viết xin vui lòng dẫn nguồn.

Nhà phát minh nổi tiếng Ê-đi-xơn đã nói: “Thiên tài và óc sáng tạo chỉ chiếm 1% còn 99% là lao động cực nhọc”. Câu nói ấy là một lời khẳng định cho chân lý: Cần cù bù thông minh. Em nghĩ đức tính chăm chỉ, cần cù đóng vai trò quyết định thành công của mỗi người. Trên thế giới có rất nhiều thiên tài, nhưng không phải thiên tài nào cũng đạt được thành công. Một số người sa ngã và chỉ có cuộc sống bình thường bởi không tự cố gắng, nỗ lực để đạt được mục tiêu của bản thân. Chắc hẳn, ai trong chúng ta cũng từng nghe đến câu chuyện ngụ ngôn Rùa và Thỏ. Bởi bản tính huênh hoang, coi thường đối thủ mà Thỏ đã thua Rùa - loài vật nổi tiếng chậm chạm trong cuộc thi chạy. Còn bạn Rùa, dù biết bản thân chậm chạm nhưng không bỏ cuộc, luôn kiền trì cố gắng và cuối cùng đã giành chiến thắng. Qua câu chuyện, chúng ta học được một điều quý giá rằng: "Thành công không phải ngẫu nhiên. Đó là sự chăm chỉ, bền bỉ, học hỏi, nghiên cứu, hy sinh và quan trọng nhất, tình yêu đối với việc mình đang làm”.

6. Trình bày suy nghĩ của em về đức tính chăm chỉ số 6

Từ xa xưa, ông bà ta đã có câu tục ngữ nổi tiếng: "Có công mài sắt có ngày nên kim” để nhắc nhở thế hệ ngày nay về sự quan trọng của sự chăm chỉ. Bạn có bao giờ thắc mắc, liệu câu nói này có thực sự đúng không? Một thanh sắt thật sự có thể mài thành cây kim ư? Đúng vậy đấy!

Câu tục ngữ "Có công mài sắt có ngày nên kim” được hợp thành từ những từ ngữ đơn giản, dễ hiểu nhưng lại mang một ý nghĩa vô cùng bổ ích và cần thiết cho con người. Về mặt nghĩa đen, câu tục ngữ muốn nói, nếu một người chịu bỏ công sức ra cố gắng mài khối sắt thì một ngày nào đó nó sẽ trở thành một cây kim. Song không chỉ đơn giản như vậy, khối sắt ấy còn được hiểu như những công việc to lớn, khó khăn nhất mà gần như không thể thực hiện được. Và hình tượng cây kim chính là kết quả, sự thành công mà ta đạt được sau một quá trình dài chăm chỉ, quyết tâm với thử thách. Từ đó ta thấy được, nếu biết cố gắng, chăm chỉ, kiên trì thực hiện thì dù là công việc hay thử thách gian nan nhất ta cũng có thể vượt qua được một cách dễ dàng. Vì thế, nói tính chăm chỉ là thành phần không thể thiếu của sự thành công thật đúng đắn.

Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
59 39.615
4 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Trần Thanh Tâm
    Trần Thanh Tâm

    Hay quá ạ

    Thích Phản hồi 23/12/22
    • Hoa Trịnh
      Hoa Trịnh

      Hay 💯

      Thích Phản hồi 23/12/22
      • Hoa Trịnh
        Hoa Trịnh

        Ok😃

        Thích Phản hồi 23/12/22
        • Trần Lan
          Trần Lan

          Bổ ích

          Thích Phản hồi 23/12/22