Đề thi tuyển sinh vào lớp 6 môn Tiếng Việt khối mũi nhọn năm học 2024-2025
Đề thi tuyển sinh vào lớp 6 môn Tiếng Việt khối mũi nhọn năm học 2024-2025 giúp bạn ôn luyện tốt và đạt điểm cao trong bài thi môn Tiếng Việt vào lớp 6. Mời các bạn học sinh tham khảo.
Ngoài ra bạn đọc có thể tham khảo thêm Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường chất lượng cao, Đề thi vào lớp 6 trường chuyên (có đáp án) năm 2024 kèm file tải miễn phí tại các bài viết:
- Đề thi vào lớp 6 môn Toán trường Marie Curie 2023
- Đề thi thử tiếng Anh vào lớp 6 trường Archimedes Academy
- Đề thi vào lớp 6 Chuyên Trần Đại Nghĩa năm học 2023
- Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Nguyễn Tất Thành
Đề thi Tiếng Việt Lớp 6 mới nhất
1. Đề thi tuyển sinh vào lớp 6 môn Tiếng Việt khối mũi nhọn
Câu 1 (2 điểm): Tìm 4 thành ngữ, tục ngữ có từ học hoặc từ thầy (cô giáo)?
Câu 2 (3 điểm): Cho đoạn văn sau:
Rừng núi còn chìm đắm trong màn đêm. Trong bầu không khí đầy hơi ẩm và lành lạnh, mọi người đang ngon giấc trong những chiếc chăn đơn. Bỗng con gà trống vỗ cánh phành phạch và cất tiếng gáy lanh lảnh ở đầu bản. Tiếp đó, rải rác khắp thung lũng tiếng gà gáy râm ran. Mấy con gà trên núi cũng thức dậy gáy le te.
Tìm từ láy trong đoạn ăn trên và sắp xếp chúng theo các loại: láy tiếng, láy âm, láy cả âm và vần
Câu 3 (3 điểm): Xác định bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:
a. Rải rác khắp thung lũng tiếng gà gáy râm ran
b. Khi mẹ về, cơm nước đã xong xuôi
c. Buổi sáng, núi đồi, thung lũng, làng bản chìm trong biển mây mù.
d. Đứng trên đó, Bé trông thấy con đò, xóm trợ, rặng trâm bầu và cả những nơi ba má Bé đang đánh giặc.
Câu 4: (2 điểm): Ngắt đoạn văn sau thành những câu đúng, đặt dấu chấm vào cuối mỗi câu. Viết lại đoạn văn và viết hoa chữ cái đầu câu:
Sông nằm uốn khúc giữa làng rồi chạy dài bất tận những hàng tre xanh chạy dọc theo bờ sông chiều chiều khi ánh hoàng hôn buông xuống em lại ra sông hóng mát trong sự yên lặng của dòng sông em nghe rõ cả tiếng thì thào của hàng tre xanh và lòng em trở nên thảnh thơi trong sáng vô cùng.
Câu 5 (3 điểm): Trong bài "Bài ca về trái đất" nhà thơ Định Hải có viết:
Trái đất này là của chúng mình
Quả bóng xanh bay giữa trời xanh
Bồ câu ơi tiếng chim gù thương mến
Hải âu ơi cánh chim vờn trên sóng
Cùng bay nào cho trái đất quay!
Cùng bay nào cho trái đất quay!
Đoạn thơ trên giúp em cảm nhận được những điều gì về trái đất thân yêu?
Câu 6 (7 điểm):
Trong thời gian gần đây, đại dịch Covid đang bùng phát rất mạnh. Vì vậy đã lâu em không gặp ông bà hoặc cô dì, chú bác, thầy cô, bạn bè.... Em hãy viết thư hỏi thăm sức khỏe, tình hình phòng chống dịch nơi người thân đang sống và kể cho người thân về việc học tập, tinh thần phòng, chống dịch covid-19 của em và những người xung quanh em ở để cùng nhau vượt qua giai đoạn khó khăn này.
1.1. Đáp án đề thi tuyển sinh vào lớp 6 môn Tiếng Việt khối mũi nhọn
Câu 1:
- Học ăn, học nói, học gói,học mở.
- Học thầy không tày học bạn.
- Học đi đôi với hành.
- Học, học nữa, học mãi.
- Ăn vóc, học hay.
Câu 2:
- Láy tiếng: te te
- Láy âm: phành phạch, rải rác, râm ran.
- Láy âm và vần: lành lạnh, lanh lảnh.
Câu 3:
a, TN: Rải rác khắp thung lung
CN: tiếng gà gáy
VN: râm ran
b. TN: Khi mẹ về
CN: cơm nước
VN: đã xong xuôi
c. TN: Buổi sáng
CN: núi đồi, thung lũng, làng bản
VN: chìm trong biển mây mù
d. TN: Đứng trên đó
CN: Bé
VN: trông thấy con đò, xóm trợ, rặng trâm bầu và cả những nơi ba má Bé đang đánh giặc.
Câu 4:
Sông nằm uốn khúc giữa làng rồi chạy dài bất tận. Những hàng tre xanh chạy dọc theo bờ sông. Chiều chiều, khi ánh hoàng hôn buông xuống, em lại ra sông hóng mát. Trong sự yên lặng của dòng sông, em nghe rõ cả tiếng thì thào của hàng tre xanh và lòng em trở nên thảnh thơi trong sáng vô cùng.
Câu 5:
Nhà thơ giúp em cảm nhận được trái đất là một tài sản vô cùng quý giá của mọi người. Trái đất được tác giả so sánh với quả bóng xanh bay giữa trời xanh. Trái đất luôn ấm áp tiếng chim gù và hình ảnh cánh chim hải âu bay trên sóng biển. Điều đó cho ta thấy trái đất của chúng ta được bình yên trong sáng. Đó là biểu tượng của cuộc sống thanh bình của mọi người trên đất nước chúng ta.
Câu 6:
Kính gửi bố yêu quý của con!
Lời đầu thư con muốn gửi lời hỏi thăm sức khỏe đến bố. Đã một tuần nay rồi, kể từ khi bố phải đi trực chốt dịch Covid-19 ở Chí Linh, Hải Dương, con, mẹ và anh nhớ bố lắm. Chắc bố cũng nhớ nhà và gia đình lắm phải không? Còn một ngày nữa là đến Tết rồi, thiếu bố, mẹ con con ở nhà vẫn dọn dẹp nhà cửa, trang trí cành đào đón Tết nhưng mẹ phải vất vả hơn rất nhiều. Lẽ ra bây giờ gia đình mình được đoàn tụ bên nhau nhưng do dịch Covid-19 bùng phát trở lại nên bố phải xa nhà để hoàn thành tốt công việc được giao của mình.
Lúc viết thư cho bố cũng là lúc con nghe tin Hải Dương có thêm 20 ca mắc mới. Thời điểm này là những ngày mà nước ta cùng cả thế giới đang phải đối mặt với đại dịch Covid-19. Đó là một đại dịch khủng khiếp đã cướp đi tính mạng của hàng triệu người. Con vi-rút này không tha cho bất kỳ ai kể cả những đứa trẻ đang tuổi ăn, tuổi lớn như con hay những người con xa nhà chưa kịp về thăm quê mà đã phải đi cách ly. Đại dịch còn ảnh hưởng đến cả sức khỏe lẫn kinh tế của đất nước và thế giới. Nhưng bố ơi, trong lúc nghỉ dịch như thế này, con không hề hoang phí thời giờ đâu. Con đã dành chút thời gian để viết thư cho bố và cũng học được nhiều bài học ý nghĩa lắm bố ạ. Con vi-rút này gây hại cho con người nhưng nếu nhìn theo hướng tích cực, nó cũng để lại cho con người nhiều bài học nhận thức quý giá. Con muốn kể cho bố nghe về những gì con học được.
Đầu tiên, Covid-19 đã giúp con nhận thức được giá trị của thời gian. Trong cuộc sống, chắc hẳn có nhiều người luôn lấy lý do rằng còn nhiều thời gian để thực hiện việc này, việc kia nên họ thường trì hoãn công việc mà mình muốn làm. Chỉ khi đại dịch bùng phát và cướp đi tính mạng của rất nhiều người trong phút chốc, thời gian mà chúng ta nghĩ vẫn nhiều rồi đến lúc nào đó sẽ chẳng còn, con người mới nhận ra sự sống và thời gian thật sự quá ngắn ngủi. Từ đó, con biết trân trọng thời gian hơn, biết cố gắng để sống hết cuộc đời đáng sống của mình. Bố biết không, ở nhà, ngoài thời gian học và ôn tập để không quên kiến thức, anh và con còn giúp mẹ dọn nhà, trang trí nhà cửa đón Tết bằng những dây đèn lấp lánh bố mua. Mẹ cũng ân cần dạy con cách làm một số món ngon. Đến tối, ba mẹ con cùng ngồi xem phim với nhau, con còn nhổ tóc bạc cho mẹ nữa. Mẹ con con cũng có nhiều phút giây bên nhau hơn. Con nhận thấy rằng, con có một cuộc sống gia đình hạnh phúc và vô cùng ý nghĩa.
Bài học thứ hai mà con học được là bài học về tình người. Giữa tình hình dịch bệnh như thế này, các chiến sĩ áo trắng đã phải ngày đêm thức trực ở bệnh viện, chữa bệnh từ người này đến người khác rất vất vả. Các chú bộ đội, công an như bố cũng phải đi xa nhà để chống dịch. Các anh chị thanh niên cũng cống hiến không ít cho đất nước, anh chị đã vẽ tranh hay viết thư tuyên truyền để cổ động mọi người trong việc chống dịch này. Và con cũng vậy, con sẽ góp chút tiền lẻ của mình vào đó. Đó là bài học về tình người mà con học được.
Bố ơi, mẹ và anh em con ở nhà vẫn rất khỏe. Bố đừng quá lo lắng nhé! Bố hãy cứ làm tốt nhiệm vụ của mình, kiểm soát dịch thật tốt để cống hiến cho đất nước. Mọi người đều chờ tin vui từ bố. Đi đâu ai cũng đeo khẩu trang và sát khuẩn tay thường xuyên nữa. Muốn tập trung vào công việc thì bố phải có sức khỏe. Bố nhé!. Nếu bố tự hào vì con là học sinh giỏi thứ hai lớp thì con tự hào vì bố của con là một tấm gương sáng để chúng con noi theo. Cả nhà cùng chống dịch và con sẽ không quên câu nói “Chống dịch như chống giặc”. Con tin rằng, rồi chúng ta sẽ chiến thắng đại dịch lần này nếu chúng ta có cố gắng. Chắc ở đó, bố mệt mỏi và vất vả lắm phải không? Chờ đến ngày bố về, con và mẹ sẽ làm thật nhiều món ngon để chào đón bố.
Cuối thư, con chúc bố luôn mạnh khỏe, lạc quan và bố cũng hứa với con như vậy nhé!
Con gái yêu của bố!”.
Trên đây là
2. Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt đề 1
Phần 1. Trắc nghiệm (2 điểm)
Xuân về
Thong thả dân gian nghỉ việc đồng
Lúa thì con gái mượt như nhung
Đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng
Ngào ngạt hương bay, bướm vẽ vòng.
Trên đường cát mịn một đôi cô
Yếm đỏ khăn thâm trảy hội chùa
Gậy trúc dắt bà già tóc bạc
Tay lần tràng hạt miệng nam mô.
(theo Nguyễn Bính)
1. (0,25 điểm) Bài thơ trên được viết theo thể thơ gì?
A. Thơ bảy chữ
B. Thơ tám chữ
C. Thơ lục bát
D. Thơ năm chữ
2. (0,25 điểm) Bài thơ miêu tả khung cảnh vào thời điểm nào trong năm?
A. Khi mùa đông về
B. Khi mùa xuân về
C. Khi mùa hè về
D. Khi mùa thu về
3. (0,25 điểm) Trong vườn, các loài hoa nào đã rơi rụng?
A. Hoa bưởi, hoa mai
B. Hoa mai, hoa đào
C. Hoa đào, hoa cam
D. Hoa cam, hoa bưởi
4. (0,25 điểm) Bài thơ có sử dụng bao nhiêu từ láy?
A. 1 từ
B. 2 từ
C. 3 từ
D. 4 từ
5. (0,25 điểm) Câu thơ “Gậy trúc dắt bà già tóc bạc” đã sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. So sánh
B. Ẩn dụ
C. Nhân hóa
D. Hoán dụ
6. (0,25 điểm) Em hiểu cụm từ “việc đồng” nghĩa là gì?
A. Công việc ngoài đồng ruộng
B. Công việc ở trong bếp
C. Công việc ở trên sông hồ
D. Công việc ở trong vườn
7. (0,25 điểm) Từ nào đồng nghĩa với từ in đậm trong câu thơ “Ngào ngạt hương bay, bướm vẽ vòng”?
A. Thoang thoảng
B. Mờ nhạt
C. Nồng nàn
D. Nhạt nhòa
8. (0,25 điểm) Em hiểu “lúa thì con gái” nghĩa là gì?
A. Tên giống lúa này là “con gái”
B. Lúa có ngoại hình giống người con gái
C. Lúa đang ở thời điểm tươi xanh, tràn đầy sức sống nhất
D. Lúa đã chín vàng ươm, đẹp như mái tóc người con gái
Phần 2. Tự luận (8 điểm)
Câu 1. (2 điểm)
Cho đoạn văn sau:
(1) Thường thường, vào khoảng đó, trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. (2) Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ra ở trên trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa. (3) Trên giàn hoa lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa. (4) Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột.
(theo Vũ Bằng)
a. Em hãy phân tích cấu tạo các câu (1), (3) và cho biết các câu đó thuộc kiểu câu gì?
b. Em hãy chỉ ra các hình ảnh so sánh có xuất hiện trong đoạn văn trên. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh.
Câu 2. (1 điểm)
a. Em hãy tìm 3 tính từ từ chỉ phẩm chất của người học sinh.
b. Chọn 1 trong các từ vừa tìm được và đặt thành 1 câu ghép.
Câu 3. (1 điểm)
Em hãy viết tiếp để hoàn thành các câu ghép sau:
a. …………………………. nhưng chú mèo vẫn ngủ say bên đống tro bếp.
b. Trời mưa ngày càng to hơn ………………………….
Câu 4. (4 điểm)
Em hãy viết bài văn miêu tả lại một loại quả mà em yêu thích nhất vào mùa hè.
2.1. Đáp án Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt số 1
Phần 1. Trắc nghiệm
1. A
2. B
3. D
4. B
5. C
6. A
7. C
8. C
Phần 2. Tự luận
Câu 1.
a.
(1) Thường thường, vào khoảng đó,// trời/ đã hết nồm//, mưa xuân/ bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ.
- TN: thường thường, vào khoảng đó
- CN1: trời - VN1: đã hết nồm
- CN2: mưa xuân - VN2: bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ.
→ Câu ghép
(3) Trên giàn hoa lí/, vài con ong/ siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa.
- TN: trên giàn hoa lí
- CN: vài con ong
- VN: siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa
→ Câu đơn
b.
- Hình ảnh so sánh có trong đoạn văn: nền trời đùng đục như màu pha lê mờ, làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột.
- Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh: giúp cho câu văn, hình ảnh trở nên chân thực, sống động và hấp dẫn hơn, giúp cho người đọc dễ liên tưởng, tưởng tượng ra màu của nền trời đùng đục, màu hồng hồng của ánh sáng buổi sớm.
Câu 2.
Gợi ý:
a. Tính từ chỉ phẩm chất của người học sinh: chăm chỉ, cần cù, siêng năng, ngoan ngoãn, hiền lành, trung thực, tự tin, sáng tạo, kiên trì, lười biếng, lười nhác…
b. HS tham khảo các câu sau:
- Linh là một học sinh giỏi vì cậu ấy vừa chăm chỉ lại vừa thông minh.
- Suốt 1 tháng nay, Hùng luôn kiên trì dậy sớm tập thể dục, nhờ thế cậu ấy đã khỏe mạnh hơn rất nhiều.
Câu 3.
Gợi ý:
a. Mặt trời đã lên đến đỉnh rồi, nhưng chú mèo vẫn ngủ say bên đống tro bếp.
b. Trời mưa ngày càng to hơn nên các bác thợ xây phải ngồi lại trú mưa dưới mái hiên nhà em.
Câu 4.
Bài làm:
Trước sân nhà em có một cây ổi già rất sai trái. Quanh năm lúc nào nhà em cũng có ổi để ăn. Dù vậy, em vẫn thấy ổi rất ngon và ăn mãi cũng không hề chán.
Quả lúc còn nhỏ, chỉ lớn bằng hạt ngọc trai, màu xanh sẫm, nằm ở dưới nhụy hoa. Khi cánh hoa rụng hết, quả chính thức hiện diện dưới ánh mắt người khác. Theo thời gian, quả ổi sẽ lớn dần lên. Quả nhỏ thì chỉ lớn chừng quả trứng gà, còn quả lớn nhất cũng phải như cái chén ăn cơm. Không chỉ có kích thước không đồng đều, hình dáng của trái ổi cũng thế. Có trái thì tròn xoe như trái bóng chày, có trái lại có hình quả hồ lô, có quả thì thon dài như trái mướp mini. Đặc biệt, trên bề mặt trái ổi thường lác đác xuất hiện các đốm nhỏ màu nâu đen. Dù vậy, nó cũng chẳng chút nào ảnh hưởng đến ruột quả.
Quả ổi có vỏ rất mỏng, dính liền vào phần thịt quả không thể bóc được. Như là vỏ của củ khoai tây. Khi lớn lên, vỏ của quả ổi mỏng dần và màu cũng nhạt dần đi. Chuyển từ màu xanh sẫm sang màu xanh non, vàng xanh. Tuy nhiên, theo cách truyền thống, người ta thường phân biệt ổi chín bằng cách dùng móng tay bấm lên vỏ. Nếu mềm, móng bấm vào dễ dàng thì nghĩa là ổi đã chín. Khác với chuối, na sau khi hái vào có thể ủ cho chín thêm. Trái ổi nếu đã hái xuống cây thì không thể chín nữa, vì thế người ta thường rất kĩ khi hái ổi.
Những trái ổi chín khi bổ ra sẽ thấy phần thịt quả bên trong chia thành hai phần. Phần thứ nhất ngoài cùng, bám sát vào lớp vỏ ăn giòn và ngọt, nó chiếm khoảng một phần ba thịt quả. Còn lại ở bên trong là phần ruột quả mềm, ngọt lịm có lẫn với những hạt nhỏ màu vàng cam. Ổi chín không chỉ ăn trực tiếp, mà người ta còn đem đi làm mứt, ngâm nước đường đều rất ngon.
Em thích trái ổi lắm. Chiều chiều, em đều dành thời gian ra vườn tưới nước cho cây ổi để cây có thể khỏe mạnh, cho ra càng thêm nhiều trái.
Tham khảo:
- Tả một loại trái cây mà em thích
- Viết một đoạn văn khoảng 5 câu về một loại trái cây mà em thích, trong đoạn văn có dùng một số câu kể Ai thế nào?
3. Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt số 2
Phần 1: Đọc hiểu
Sông Hương
Sông Hương có chiều dài tới tận 80km, riêng đoạn chảy qua Huế từ Bằng Lãng đến cửa Thuận An dài 30km. Đoạn sông chảy qua Huế uốn lượn như sự sắp đặt của tự nhiên nhằm tôn tạo thêm vẻ kiều diễm cho thành phố Huế. Sông Hương là quà tặng vô giá mà tạo hóa đã dành riêng cho miền đất này. Con sông này là yếu tố có tính quyết định để người xưa chọn Huế làm kinh đô - là nơi hội tụ của cảnh quan và di sản văn hóa.
Từ ngã ba Bằng Lãng, sông Hương chảy nhẹ nhàng, chậm rãi qua các làng mạc trù phú của vùng ngoại vi Huế, đi sâu vào giữa lòng thành phố, rồi tiếp tục uốn lượn qua các miền quê ở hạ lưu trước khi đổ ra biển. Thành quách, lầu xá, những công trình kiến trúc hai bên bờ soi hình bóng xuống dòng sông, đẹp tựa như bức tranh phong thủy hữu tình. Người ta thường ví dòng sông Hương duyên dáng như cô gái Huế e ấp nụ cười dưới vành nón lá. Màu trắng bạc của sông càng tô điểm hơn khi chiếc cầu Tràng Tiền bắc ngang qua sông Hương.
[...] Sông Hương dẫn đường xuôi dòng nước đưa du khách đến thăm vẻ đẹp miệt vườn Vỹ Dạ với vườn hoa thảm cỏ xanh mướt. Còn gì tuyệt vời hơn khi được ngược dòng lên Thiên Mụ thả hồn phiêu diêu theo tiếng chuông chùa văng vẳng. Từ chùa, bạn có thể ngắm toàn diện sắc đẹp của Hương giang như chiếc áo thiếu nữ mấy lần đổi thay màu sắc trong ngày.
Câu 1: Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
1. Dòng sông Hương chảy qua Huế bao nhiêu km? (0,5 điểm)
A. 40km
B. 80km
C. 30km
D. 60km
2. Sông Hương chảy qua những nơi nào trước khi đổ ra biển? (0, 5 điểm)
A. Từ ngã ba Bằng Lãng chảy qua trung tâm thành phố Huế rồi chảy ra biển.
B. Từ ngoại ô thành phố Huế, chảy qua các miền quê ở hạ lưu rồi chảy ra biển.
C. Từ ngã ba Bằng Lãng chảy qua các huyện của Huế, qua các khu rừng rậm rồi chảy ra biển.
D. Từ ngã ba Bằng Lãng chảy qua các làng mạc trù phú ở ngoại vi Huế, đi sâu vào giữa lòng thành phố, chảy qua các miền quê ở hạ lưu rồi đổ ra biển.
3. Cây cầu nào được bắc ngang qua sông Hương? (0,5 điểm)
A. Cầu Tràng Tiền
B. Cầu Nhật Lệ
C. Cầu Rồng
D. Cầu Phú Mỹ
Câu 2: Em hãy gạch chân dưới từ Hán Việt có trong câu sau và giải nghĩa nó (1 điểm):
“Từ chùa, bạn có thể ngắm toàn diện sắc đẹp của Hương giang như chiếc áo thiếu nữ mấy lần đổi thay màu sắc trong ngày”.
Câu 3: Em hãy gạch chân dưới quan hệ từ có trong câu sau (0,5 điểm):
“Từ ngã ba Bằng Lãng, sông Hương chảy nhẹ nhàng, chậm rãi qua các làng mạc trù phú của vùng ngoại vi Huế, đi sâu vào giữa lòng thành phố, rồi tiếp tục uốn lượn qua các miền quê ở hạ lưu trước khi đổ ra biển”.
Phần 2: Luyện từ và câu
Câu 1: (1 điểm)
a. Em hãy tìm 3 cặp từ trái nghĩa về chủ đề con người.
b. Chọn 1 trong 3 cặp từ vừa tìm được và đặt câu.
Câu 2: Em hãy liệt kê các nghĩa của từ “đậu” trong câu dưới đây (1 điểm):
Một chú ruồi đang đậu trên rổ đậu đỏ mà mẹ em chuẩn bị để nấu xôi mừng chị gái thi đậu đại học.
Câu 3: Em hãy điền thêm vế câu còn lại để tạo nên các câu ghép (1 điểm)
a. Hễ trời mưa to _______________________________________________________
b. __________________________________________ thì em đã được đi bơi với bạn.
Phần 3: Tập làm văn (4 điểm)
Em hãy tả một người bạn thân của mình.
3.2. Đáp án đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt số 2
Phần 1: Đọc hiểu
Câu 1:
1. C
2. D
3. A
Câu 2:
- Gạch chân dưới từ Hán Việt: “Từ chùa, bạn có thể ngắm toàn diện sắc đẹp của Hương giang như chiếc áo thiếu nữ mấy lần đổi thay màu sắc trong ngày”.
→ Giải nghĩa: “giang” có nghĩa là dòng sông.
Câu 3:
- Gạch chân dưới quan hệ từ: “Từ ngã ba Bằng Lãng, sông Hương chảy nhẹ nhàng, chậm rãi qua các làng mạc trù phú của vùng ngoại vi Huế, đi sâu vào giữa lòng thành phố, rồi tiếp tục uốn lượn qua các miền quê ở hạ lưu trước khi đổ ra biển”.
Phần 2: Luyện từ và câu
Câu 1:
a. 3 cặp từ trái nghĩa về con người: hiền lành - độc ác, chăm chỉ - lười biếng, cao - thấp, béo - gầy…
b. Đặt câu:
- Ví dụ: Cô Tấm rất chăm chỉ và hiền lành, còn Cám thì lười biếng và độc ác.
Câu 2:
Nghĩa của các từ “đậu”:
- Từ “đậu” thứ nhất: là động từ, chỉ hành động hạ cánh, đáp xuống của chú ruồi.
- Từ “đậu” thứ hai: là danh từ, chỉ một loại thực vật.
- Từ “đậu” thứ ba: là động, chỉ đã đạt được một kết quả tốt.
Câu 3:
a. Hễ trời mưa to thì mực nước sông lại dâng lên cao.
b. Nếu trời không mưa to thì em đã được đi bơi với bạn.
Phần 3: Tập làm văn
Dàn ý chi tiết:
1. Mở bài
- Giới thiệu về người bạn thân mà em muốn tả.
2. Thân bài
- Tả khái quát:
+ Bạn ấy có biệt danh là gì? Năm nay bao nhiêu tuổi? Đang học ở đâu?
+ Bạn ấy có chiều cao, cân nặng khoảng bao nhiêu? Thân hình như thế nào?
- Tả chi tiết:
+ Tả các bộ phận tiêu biểu, làm em ấn tượng ở bạn ấy (mái tóc, màu da, khuôn mặt, đôi mắt, bàn tay…)
+ Bạn ấy thường mặc trang phục như thế nào?
+ Sở thích, thần tượng, môn học… yêu thích và chán ghét của bạn ấy là gì?
+ Bạn ấy có tính cách như thế nào? (nêu dẫn chứng cụ thể)
- Kể một kỷ niệm đặc biệt giữa em và bạn ấy.
3. Kết bài
- Tình cảm của em dành cho bạn ấy.
- Em mong muốn tình bạn của cả 2 sẽ như thế nào?
Tham khảo thêm:
- Văn tả bạn thân lớp 5 con trai
- Tả một người bạn thân của em
- Mở bài trực tiếp và gián tiếp Tả một người bạn của em
Tài liệu trên được HoaTieu.vn sưu tầm và chọn lọc từ các Đề thi tuyển sinh vào lớp 6 môn Tiếng Việt khối mũi nhọn các trường trọng điểm trên toàn quốc, nhằm giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo ôn tập, giải đề và tự so sánh, đối chiếu đáp án để đạt kết quả cao trong kỳ thi vào lớp 6 tới đây.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 6: Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Moon_tran
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
-
Mô tả vắn tắt bảo tàng Hồ Chí Minh ngắn gọn, ấn tượng (3 mẫu)
-
Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích Tấm Cám siêu hay
-
4 Đề thi học kì 2 Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 6 Chân trời sáng tạo 2024
-
17 Đề thi học kì 2 Giáo dục công dân lớp 6 sách Kết nối tri thức năm 2023-2024
-
Thực phẩm được chia thành mấy nhóm?
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Lớp 6
6 Đề thi học kì 1 Lịch sử - Địa lý lớp 6 Chân trời sáng tạo năm học 2024-2025
Vì sao xã hội nguyên thủy tan rã?
Viết một bài thơ lục bát (ngắn dài tùy ý) về cha mẹ, ông bà hoặc thầy, cô giáo
Chủ đề của truyện Sơn Tinh Thủy Tinh là gì?
Thuyết minh về lễ chào cờ lớp 6 ngắn gọn (10 mẫu)
(10 mẫu) Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện (một sinh hoạt văn hóa)