Đã có Đáp án đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Nguyễn Tất Thành 2024

Tải về

Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Nguyễn Tất Thành 2024 là tài liệu vô cùng bổ ích dành giúp các bạn học sinh lớp 5 lên 6 ôn luyện kiến thức, nắm được cấu trúc đề thi, chuẩn bị tốt nhất cho kì thi vào trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành. Thông tin mới nhất về Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Nguyễn Tất Thành 2024-2025 và Đáp án Đề thi Tiếng Việt vào lớp 6 trường Nguyễn Tất Thành 2024 đã được HoaTieu cập nhật theo công bố chính thức của nhà trường. Mời các em học sinh và phụ huynh cùng theo dõi để so sánh, đối chiếu với bài làm của mình.

Tham khảo thêm:

1. Đáp án đề thi Tiếng Việt vào lớp 6 trường Nguyễn Tất Thành năm 2024

Xem Đáp án đề kiểm tra ĐGNL Tiếng Việt, xét tuyển vào lớp 6 Trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành 2024.

Đáp án đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Nguyễn Tất Thành 2024

Đề thi vào lớp 6 trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành môn Tiếng Việt 2024

Đề thi vào lớp 6 trường Nguyễn Tất Thành môn Tiếng Việt 2024

Đáp án đề thi Tiếng Việt vào lớp 6 trường Nguyễn Tất Thành năm 2024

2. Đề thi Tiếng Việt vào lớp 6 trường Nguyễn Tất Thành năm 2024

Bài kiểm tra ĐGNL Tiếng Việt, xét tuyển vào lớp 6 Trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành 2024: Đề chính thức

 Đề thi tuyển sinh vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Nguyễn Tất Thành năm 2024-2025

 Đề thi Tiếng Việt vào lớp 6 trường Nguyễn Tất Thành năm 2024

Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Nguyễn Tất Thành 2024

3. Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Nguyễn Tất Thành 2023

Đáp án Đề thi Tiếng Việt vào lớp 6 trường Nguyễn Tất Thành năm 2023

4. Đề thi Tiếng Việt lớp 6 trường Nguyễn Tất Thành năm 2022

Đề thi ngày 05/06/2022

Câu 1. Đọc đoạn văn sau:

(1) “Niềm tự hào chính đáng của chúng ta trong nền văn hóa Đông Sơn chính là bộ sưu tập trống đồng hết sức phong phú (...) Nổi bật trên hoa văn trống đồng là hình ảnh con người hòa với thiên nhiên. Con người lao động cầm vũ khí bảo vệ quê hương và tưng bừng nhảy múa mừng chiến công hay cảm tạ thần linh, ... Đó là con người thuần hậu, hiền hòa, mang tính nhân bản sâu sắc. Bên cạnh và xung quanh con người đầy ý thức làm chủ ấy là những cánh cò bay lả bay la, những chim Lạc, chim Hồng, những đàn cá lội tung tăng...”

(Trống đồng Đông Sơn – Theo Nguyễn Văn Huyên)

(2) “Từ những ngày còn ít tuổi, tôi đã thích những tranh lợn, gà, chuột, ếch, tranh cây dừa, tranh tố nữ của làng Hồ. Mỗi lẫn Tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân. Họ đã đem vào cuộc sống một cách nhìn thuần phác, càng ngắm càng thấy đậm đà, lành mạnh, hóm hỉnh và tươi vui.”

(Tranh làng Hồ - Nguyễn Tuân)

(3) “Từ những năm 30 của thế kỉ XX, chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến dần thành chiếc áo tân thời. Chiếc áo tân thời là sự kết hợp hài hòa giữa phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo với phong cách phương Tây hiện đại, trẻ trung.”

(Tà áo dài Việt Nam – Theo Trần Ngọc Thêm)

a. Nối sự vật ở cột A với thông tin ở cột B cho phù hợp:

AB

(1) Trống đồng Đông Sơn

(a) Kết hợp hài hòa giữa phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo với phong cách phương Tây hiện đại, trẻ trung
(2) Tranh làng Hồ(b) Làm nổi bật con người thuần hậu, hiền hòa, mang tính nhân bản sâu sắc trên hoa văn

(3) Tà áo dài Việt Nam

(c) Thể hiện cách nhìn thuần phác, càng ngắm càng ly đậm đà, lành mạnh, hóm hỉnh và tươi vui.

Đáp án: 1 nối với b, 2 nối với c, 3 nối với a

b. Ba sự vật được giới thiệu trong đoạn văn trên có điểm gì chung? Khoanh vào chữ cái trước đáp án đúng:

A. Đều là tác phẩm thuộc nghệ thuật tạo hình

B. Đều là nhạc cụ cổ truyền Việt Nam

C. Đều là biểu tượng cho vẻ đẹp của người phụ nữ

D. Đều là sản phẩm của văn hóa truyền thống dân tộc

Đáp án: D

c. Viết một câu bộc lộ cảm xúc của em về một trong ba sự vật được giới thiệu ở trên.

Gợi ý: Học sinh cần đọc một câu cảm, câu cảm đó có thể bộc lộ cảm xúc trầm trồ, thán phục của em trước chiếc áo dài hay trống đồng hay tranh làng Hồ.

Ví dụ: Ôi những bức tranh làng Hồ mới đẹp làm sao!

Trong câu trên, từ “làm sao” đã bộc lộ sự trầm trồ, thán phục những bức tranh làng Hồ đẹp đẽ.

Câu 2. (1 điểm) Gạch dưới từ ngữ đúng chính tả trong các cặp sau:

(1) bánh chưng/ bánh trưng

(2) tranh dành/ tranh giành

(3) giày vò dày vò

(4) đen sì/ đen xì

(5) hoạch họe/ hoạnh họe

(6) xuất sắc /xuất xắc

(7) nghuệch ngoạc/ nguệch ngoạc

(8) ăn nên làm ra/ ăn lên làm ra

Đáp án: Gạch dưới từ ngữ đúng chính tả trong các cặp sau:

(1) bánh chưng / bánh trưng

(2) tranh dành/ tranh giành

(3) giày vò / dày vò

(4) đen sì / đen xì

(5) hoạch họe/ hoạnh họe

(6) xuất sắc / xuất xắc

(7) nghuệch ngoạc/ nguệch ngoạc

(8) ăn nên làm ra / ăn lên làm ra

Câu 3. Khoanh vào một từ trong dãy từ sau theo yêu cầu:

a.Từ không cùng nhóm về cấu tạo: xanh um, mát rượi, tươi tốt, hoa phượng.

b. Từ không cùng nhóm về nghĩa: bình đẳng, bình tâm, bình thản, điềm nhiên.

Đáp án: a. Khoanh vào “tươi tốt”

b. Khoanh vào “bình đẳng”

Câu 4. (1 điểm)

Đọc câu sau và điền thông tin phù hợp vào chỗ trống:

(1): Dưới lũy tre xanh, bò nằm ngẫm nghĩ.

(2) Em bé đã biết bò.

(3) Chiếc xe hạch bò lên dốc.

a. Từ “bò” trong câu số 1 thuộc loại.....

b. Quan hệ giữa các từ “bò” trong các câu trên là đồng âm hay nhiều nghĩa?

- Từ bò trong câu số (1) và số (2)........

- Từ bò trong câu số (2) và số (3)........

Đáp án: (1): Dưới lũy tre xanh, bò nằm ngẫm nghĩ.

(2) Em bé đã biết bò.

(3) Chiếc xe hạch bò lên dốc.

a. Từ “bò” trong câu số 1 thuộc loại danh từ

b. Quan hệ giữa các từ “bò” trong các câu trên là đồng âm hay nhiều nghĩa?

- Từ bò trong câu số (1) và số (2) là đồng âm

- Từ bò trong câu số (2) và số (3) là nhiều nghĩa

Câu 5. (1.5 điểm)

(1) Bức tranh thứ nhất về một hồ nước tĩnh lặng.

(2) Bên cạnh thác nước, một con chim mẹ đang làm tổ trong bụi cây.

(3) Nhà vua càng ngắm bức tranh thứ hai ông càng thấm thía: bình yên thực sự là ở trong chính tâm hồn mỗi người.

(4) Bức tranh thứ hai vẽ cảnh một ngọn núi cao và một thác nước dữ dội.

(5) Mặc dù thác nước gào thét nhưng chim mẹ vẫn đậu yên bình trong tổ.

(6) Ngày xưa, một nhà vua nọ tổ chức một cuộc thi vẽ tranh về cảnh yên bình nhất và ông đã chọn được hai bức tranh.

a. Sắp xếp các câu theo trật tự hợp lí........

b. Phân loại câu (2), (3), (6) vào 2 nhóm hợp lí:

Câu đơnCâu ghép
Câu sốCâu số

Đáp án

a. Sắp xếp các câu theo trật tự hợp lí: (6) - (1) -(4) -(2) -(5) -(3)

b. Phân loại câu (2), (3), (6) vào 2 nhóm hợp lí:

Câu đơnCâu ghép
Câu số 2Câu số 3, 6

Câu 6. (0.5 điểm)

Và khi tu hú gọi mùa vải chín và ve râm ran dàn đồng ca mùa hạ, hoa phượng như đón lấy đủ sắc thắm hoa gạo, hoa vông, bồng bềnh cháy rực suốt hè.

(Cuộc chạy tiếp sức của sắc đỏ - Theo Phạm Lê Châu)

Khoanh vào chữ cái đáp án nêu đúng bộ phận chủ ngữ của câu trên:

A. tu hú

B. ve

C. hoa phượng

D. hoa phượng như đón lấy đủ sắc thắm hoa gạo, hoa vông

Đáp án: Học sinh khoanh vào C.

Câu 7. (1,0 điểm) Chỉ ra và nêu ngắn gọn tác dụng của phép nhân hóa được sử dụng trong câu văn ở câu 6.

Gợi ý: Câu 6 có 3 hình ảnh nhân hóa: tu hú gọi mùa vải chín, ve râm ran dàn đồng ca mùa hạ, hoa phượng như đón lấy đủ sắc thắm hoa gạo, hoa vông.

Đề thi chỉ cho các con 4 dòng để viết nên con không cần giới thiệu phép nhân hóa vào nêu luôn các tác dụng của phép nhân hóa.

Phép nhân hóa trong câu 6 gợi tả cây cối, vạn vật thật sống động có hồn: tu hú như một con người đang giục giã những trái vải chín đỏ, ve như những ca sĩ hòa tấu bản đồng ca báo hè về và hoa phượng giống như họa sĩ đang đón nhận những sắc màu để vẽ nên bức tranh mùa hạ. Nhờ phép nhân hóa, câu văn hay hơn, sinh động hơn.

Câu 8. (3,0 điểm) Mùa hè đến rồi! Sau chuỗi ngày ở nhà vì dịch bệnh COVID-19, em mơ ước được đi đâu? Lên núi ngắm cảnh mây trời, làng bản trong sương; xuống biển hòa mình cùng làn nước trong xanh và chạy chân trần trên cát hay trở về làng quê với cánh đồng lúa chín vàng óng ả....?

Viết đoạn văn (khoảng 10 câu) miêu tả một cảnh thiên nhiên mà em mơ ước được đến khám phá trong mùa hè này.

Gợi ý:

- Đề bài yêu cầu viết đoạn văn, học sinh không được viết bài văn. (nếu gặp lỗi ngày chắc bị trừ 0.5 đến 0.75 điểm/3 điểm).

- Đề bài yêu cầu tả cảnh thiên nhiên mà em mơ ước được đến và khám phá trong mùa hè này, các con có thể thoải mái chọn cảnh: cảnh núi, cảnh rừng, cảnh biển, cảnh sông, hồ, cảnh làng quê, cánh đồng lúa...Các con có thể nêu tên địa điểm muốn đến hoặc không nêu tên địa điểm cũng được. Lưu ý: không tả cảnh nhân tạo vì đều bài có ghi là cảnh thiên nhiên.

- Cần đảm bảo viết đúng số câu đề bài yêu cầu (khoảng 10 câu)

5. Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Nguyễn Tất Thành năm 2018 - 2019

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 6

Năm học: 2018 - 2019

Môn: Tiếng Việt

Thời gian làm bài: 45 phút

Em trả lời câu hỏi và làm bài tập bằng các cách sau:

Khoanh tròn vào từ hoặc chữ cái trước ý trả lời mà em chọn

Viết từ ngữ, ý kiến, câu văn, đoạn văn của em vào chỗ chấm (……)

Câu 1 (1,5 điểm) Tìm các chữ viết sai trong đoạn văn và chữa lại cho đúng:

Cứ thế, chú chim sâu sống qua một mùa nắng ấm. Đến mùa đông. Đây là mùa đầu tiên chú phải chải qua trong đời chú. Vườn cây vào mùa đông, lá vàng bay nả tả trên nền đất lạnh. Xương giá cuấn quanh ngọn những cành khô. Đêm xuống, gió bắc thổi hun hút. Chú chim sâu rét. Chú đâm lản lòng. Chú nằm vo tròn trong cái tổ lá ngái treo đu đưa.

Các chữ viết sai là: Viết đúng

1) ……………………………………… -> ………………………………………..

2) ……………………………………… -> ………………………………………..

3) ……………………………………… -> ………………………………………..

4) ……………………………………… -> ………………………………………..

5) ……………………………………… -> ………………………………………..

6) ……………………………………… -> ………………………………………..

………………………………………… -> ………………………………………..

………………………………………… -> ………………………………………..

Câu 2 (0,5 điểm) Trong dãy từ sau có 1 từ không cùng nghĩa với các từ còn lại. Đó là từ nào? Vì sao ?

thánh thót, líu lo, lách chách, tíu tít, ríu rít

Từ không cùng nghĩa với các từ còn lại.

Vì các từ còn lại tả ………………. còn từ ……………. không tả …………….....

Câu 3 (0,5 điểm) Quan hệ về nghĩa giữa tốt xấu cũng như quan hệ về nghĩa giữa cao và từ nào trong những từ sau ? Vì sao ?

A. xa B. cạn C. thấp D. ngắn

Quan hệ về nghĩa giữa tốt xấu cũng như quan hệ về nghĩa giữa cao và vì chúng đều là hai từ …………………………..

Câu 4 (0,5 điểm) Chọn quan hệ từ như, vì, cho, để, bằng để điền vào từng chỗ trống cho thích hợp:

  1. mũ len
  2. mũ (cái) lưỡi trai
  3. mũ bơi
  4. mũ người đi xemáy
  5. Con nhớ mang mũ trời nắng đấy.

Câu 5 (0,5 điểm) Điền cặp quan hệ từ thích hợp vào từng chỗ trống trong mỗi câu sau:

A. …………... gà chịu khó tập bơi nó đã biết bơi.

B. Âm nhạc ………….. đem lại niềm vui cho chúng ta nó còn làm tâm hồn ta đẹp hơn.

Câu 6 (0,75 điểm) Mẹ con đi chợ chiều mới về là một câu còn thiếu dấu câu. Em hãy thực hiện các yêu cầu và trả lời câu hỏi ở dưới.

Điền 01 dấu phẩy vào vị trí thích hợp để hoàn thành câu.

Mẹ con đi chợ chiều mới về.

Ai đi chợ?

Mẹ đi chợ.

Con đi chợ.

Mẹ và con đi chợ.

Ý nào dưới đây đúng với nội dung của câu vừa được em hoàn thành.

Đã đi chợ và đã về.

Chuẩn bị đi chợ.

Đã đi chợ nhưng chưa về.

Câu 7 (0,25 điểm) Câu nào đã được tách đúng bộ phận chủ ngữ và bộ phận vị ngữ của câu?

  1. Hình ảnh bà //ngồi trên bậc cửa mỉm cười sung sướng nhìn các cháu ăn bánh đa ngon lành còn đọng lại mãi trong tâm trí tôi.
  2. Hình ảnh bà ngồi trên bậc cửa //mỉm cười sung sướng nhìn các cháu ăn bánh đa ngon lành còn đọng lại mãi trong tâm trí tôi.
  3. Hình ảnh bà ngồi trên bậc cửa mỉm cười sung sướng //nhìn các cháu ăn bánh đa ngon lành còn đọng lại mãi trong tâm trí tôi.
  4. Hình ảnh bà ngồi trên bậc cửa mỉm cười sung sướng nhìn các cháu ăn bánh đa ngon lành //còn đọng lại mãi trong tâm trítôi.

Câu 8 (0,5 điểm) Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để có hai câu liên kết:

A. Nhà tôi có một cây nhãn tơ. Vào cuối mùa xuân nhìn thật thích.

B. Em rất thích học môn Tiếng Việt đã đem lại cho em tình yêu vẻ đẹp

của tiếng nói dân tộc.

Câu 9 (2 điểm) Dưới đây là thông tin về một số cuốn sách.

Thứ tự

Tên sách

Tác giả

Nơi xuất bản

1

Bu Bu kể về cha mẹ

(Sách dành cho Bé mẫu giáo học theo chủ điểm)

Hà Yên (kể)

Nguyễn Văn Tiến (minh họa)

NXB Trẻ

2

Cần làm gì khi xảy ra hỏa hoạn ?

Nguyễn Thị Hiếu Nguyễn Minh Thảo

NXB Giáo dục Việt Nam

3

Giáo dục trẻ mẫu giáo sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

Trần Thị Thu Hòa Hoàng Thu Hương

NXB Giáo dục Việt Nam

4

Kĩ năng phòng tránh đuối nước

Lý Thị Hằng

Nguyễn Minh Huyền (biên soạn)

NXB Giáo dục Việt Nam

5

Tôt-tô-chan cô bé ngồi bên cửa sổ

Tét-su-kô Ku-ro-y-a-na-gi

NXB Thời đại

6

Những truyện hay viết cho thiếu nhi

Vũ Tú Nam

NXB Kim Đồng

7

Cây khế

(Truyện cổ tích Việt Nam)

NXB Văn học

8

Học cách ứng xử

Chu Nam Chiếu, Tôn Vân Hiểu

NXB Kim Đồng

Theo em, cuốn sách nào có nội dung giáo dục kĩ năng bảo vệ môi trường?

……………………………………………………………………………………………….

Theo em, cuốn sách nào có nội dung gần nhất với nội dung của cuốn “Kĩ năng phòng tránh đuối nước”?

……………………………………………………………………………………………….

Cuốn sách nào kể truyện dân gian Việt Nam?

……………………………………………………………………………………………….

Trong số những cuốn sách kể trên, 3 cuốn sách nào thuộc loại sách văn học?

……………………………………………………………………………………………….

Câu 10 (3,0 điểm) Em viết phần thân bài của bài văn theo đề sau:

Có một cây bút đã làm bạn với một số học sinh ngoan suốt năm học lớp 5, chứng kiến bạn học sinh ấy chăm chỉ học tập và đạt thành tích tốt thế nào. Em hãy vào vai của cây bút, tả lại hoạt động của bạn học sinh ngoan ấy trong một buổi học.

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

6. Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Nguyễn Tất Thành năm 2008 - 2009

Đề thi tuyển sinh vào lớp 6 năm học 2008-2009

Thời gian làm bài: 90 phút

Phần bắt buộc

Câu 1.

Khi miêu tả màu vàng của hoa cải, tác giả Phạm Đức Việt:

“Màu vàng như ánh nắng cô đúc lại, như vô vàn cánh bướm tí xíu đậu chấp chới khắp cành. Màu vàng ấy là tiếng nói của đất vườn, là lấp lánh những giọt mồ hôi của biết bao tháng ngày đọng lại.”

(Trích trong văn bản “Hoa vàng” của Phạm Đức trong tuyển tập Truyện và Thơ – NXB Kim Đồng, 1994)

1. Giải thích nghĩa của từ “đọng” trong câu văn “Màu vàng ấy là tiếng nói của đất vườn, là lấp lánh những giọt mồ hôi của biết bao tháng ngày đọng lại .”

2. Dựa vào nghĩa của từ “đọng” trong câu văn vừa giải thích ở trên, hãy đặt một câu văn với từ “đọng” có nghĩa tương tự.

3. Chỉ ra biện pháp nghệ thuật tác giả Phạm Đức đã sử dụng trong đoạn văn trên.

Câu 2.

Cho câu: “Trầu xòe màu lá xanh của mình, như những bàn tay mở, che mát cho thân Cau, giữ ẩm cho gốv rễ Cau.” (Trích văn bản “Trầu Cau” của Phạm Đức trong tuyển tập Truyện và Thơ – NXB Kim Đồng, 1994)

1. Thêm vào câu văn trên một trạng ngữ chỉ địa điểm và một trạng ngữ chỉ thời gian.

2. Câu văn trên gợi cho em suy nghĩ gì về tình cảm cảu Trầu dành cho Cau?

Phần Tự chọn. (Học sinh chọn một trong hai câu sau):

Câu 3a.

Dự buổi lễ Tổng kết năm học vừa qua, mẹ em rất phấn khởi về thành tích học tập xuất sắc và sự trưởng thành của con mình. Hãy miêu tả gương mặt rạng rỡ của mẹ em lúc đó!

Câu 3b.

Viết lại bài thơ sau thành một bài văn xuôi:

Khói chiều

Chiều chiều từ mái dạ vàng

Xanh rờn ngọn khói nhẹ nhàng bay lên

Chăn trâu ngoài bãi bé nhìn

Biết là bếp lửa bà nhen chiều chiều

Nghe thơm ngậy bát canh riêu

Với nối cơm ủ cạnh niêu tép đầy…

Khói ơi, vươn nhẹ lên mây

Khói đừng bay quẩn làm cay mắt bà!...

(Hoàng Tá – Tuyển tập Truyện và Thơ , NXB Kim Đồng, 1994)

Do nội dung Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Nguyễn Tất Thành - Tất cả các năm rất dài, mời các bạn tải file về.

Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Nguyễn Tất Thành Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường chất lượng cao nên các em học sinh thi vào lớp 6 trường trọng điểm trên toàn quốc hoàn toàn có thể tham khảo, giải đề để làm quen, tránh bỡ ngỡ khi tham gia thi thực tế.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 6: Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
34 7.232
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm