Ví dụ về quy luật lưu thông tiền tệ

Ví dụ về quy luật lưu thông tiền tệ. Quy luật lưu thông tiền tệ và các chức năng của tiền tệ là những điều cần thiết để người kinh doanh hiểu được giá trị của tiền tệ. Nhưng để hiểu cụ thể hơn mời bạn đọc tham khảo nội dung bài viết dưới đây.

1. Quy luật lưu thông tiền tệ

Quy luật lưu thông tiền tệ là một quy luật thể hiện số lượng tiền tệ cần thiết để lưu thông hàng hoá trong mỗi thời kỳ nhất định. Bởi vậy khi tiền được lưu thông thì chứng tỏ hàng hoá được lưu thông.

Quy luật lưu thông tiền tệ được thực hiện theo công thức:

M=P*Q/V

Trong đó:

  • M: là phương tiện cần thiết cho lưu thông
  • P: là mức giá cả
  • Q: là khối lượng hàng hóa đem ra lưu thông
  • V: là số vòng luân chuyển trung bình của một đơn vị tiền tệ

Quy luật này còn thể hiện rằng giữa tiền và hàng hoá phải được lưu thông như nhau chứ không được phép vượt quá. Nếu tiền vượt quá số lượng cần thiết sẽ dẫn đến hiện tượng lạm phát. Khi lạm phát xảy ra thì mọi giá cả hàng hoá sẽ tăng chóng mặt còn sức mua giảm, đời sống nhân dân sẽ càng khó khăn hơn.

Vì thế nếu khi thấy tiền dư thừa thì người dân không nên giữ tiền mặt mà nên tích cực đầu tư và sản xuất và kinh doanh.

2. Các chức năng của tiền tệ

Tiền tệ trong lưu thông có những chức năng cụ thể là:

  • Tiền tệ là thước đo giá trị:

Khi hàng hoá được đem vào lưu thông thì sẽ được xác định giá cả của hàng hoá dựa trên các yếu tố là giá trị hàng hoá, giá cả của tiền tệ, và quy luật cung cầu của thị trường.

  • Tiền tệ là phương tiện lưu thông:

Là một chức năng của tiền tệ, thì trong lưu thông hàng hoá tiền là môi giới trong quá trình trao đổi hàng hoá. Người có hàng hoá này sẽ bán đi để lấy tiền nhằm mua hàng hoá khác.

  • Tiền là phương tiện cất trữ:

Khi tiền sau khi được rút khỏi lưu thông thì con người sẽ đem cất giữ để khi nào cần dùng sẽ đem ra mua bán trao đổi hàng hoá. Tiền được thực hiện chức năng này là khi dư thừa của cải vật chất và chưa cần đến việc mua bán trao đổi hàng hoá.

  • Tiền là phương tiện thanh toán:

Khi giao dịch mua bán thì tiền tệ là vật được đem ra thanh toán những dịch vụ như nộp thuế, trả tiền mua chịu, trả nợ,..

  • Tiền tệ thế giới

Tiền tệ khi vượt qua biên giới thì sẽ được coi là tiền tệ thế giới. Nhưng giá trị tiền của các quốc gia không giống nhau nên khi giao dịch cần tuân theo tỉ giá hối đoái.

Như vậy có thể thấy chức năng của tiền tệ thực chất là vai trò của tiền tệ ở các quá trình khác nhau. Mỗi quá trình lại mang giá trị khác nhau.

3. Ví dụ về quy luật lưu thông tiền tệ

Hoatieu.vn sẽ đưa ra một vài ví dụ về quy luật lưu thông tiền tệ để gửi đến bạn đọc.

Ví dụ 1: Gia đình anh D làm kinh doanh và sản xuất nông sản. Trong mùa vụ này gia đình anh đã trồng và sản xuất cây rau mùa vụ đông với diện tích là 0,2 ha, gia đình anh phải đầu tư với số tiền khoảng 1,5 tỷ đồng. Với số tiền này anh phải chi trả cho lao động, giống cây, phân bón, dụng cụ chăm sóc trong vòng 5 tháng. Và đến thời kỳ thu hoạch thì gia đình anh D đã bán và thu về số tiền là 2,4 tỷ đồng.

Như vậy có thể thấy được quy luật lưu thông tiền tệ trong quá trình sản xuất kinh doanh của gia đình anh D. Do buôn bán kinh doanh nên anh D đã bỏ tiền vào đầu tư sản xuất (lúc này tiền được lưu thông) sau đó thu lại được tiền khi bán hàng hoá, lúc này hàng hoá đã được lưu thông. Và số tiền mà anh D thu được sẽ để thực hiện các chức năng của tiền tệ trong đó một phần sẽ thực hiện cho việc sản xuất và lưu thông hàng hoá cho lần tiếp theo.

Ví dụ 2: Bố của An là người kinh doanh gạo, nên để có gạo buôn bán thì bố An phải nhập khoảng 1 tấn gạo với trị giá là 15 triệu đồng. Và số lượng gạo lại được đem bán cho người cần thiết.

Ví dụ này thể hiện được việc hàng hoá được lưu thông đến tay người tiêu dùng thì người kinh doanh phải bỏ một giá trị tiền tệ nhất định nhằm đưa hàng hoá ra lưu thông. Giá trị tiền tệ tỉ lệ thuận với tổng giá cả của hàng hoá được đem ra lưu thông.

4. Một số câu hỏi liên quan đến chức năng tiền tệ

4.1 Với chức năng làm phương tiện lưu thông tiền giữ vai trò như thế nào trong quá trình trao đổi hàng hóa?

Với chức năng làm phương tiện lưu thông tiền giữ vai trò là môi giới trung gian trong quá trình trao đổi hàng hóa. 

Vì các chủ thể sẽ bán hàng hoá để lấy tiền và sử dụng tiền đó để mua hàng hoá khác cần thiết.

4.2 Trong các hoạt động kinh tế, chức năng nào của tiền tệ không được thực hiện thì khả năng khủng hoảng kinh tế tăng cao?

Trong các hoạt động kinh tế, nếu chức năng cất trữ của tiền tệ không được thực hiện thì khả năng khủng hoảng kinh tế cao. 

Vì khi tiền không được cất trữ nghĩa là tiền mặt được người dân lưu thông quá nhiều. Điều này đồng nghĩa với việc tiền giấy sẽ được sử dụng tràn lan, khiến dẫn đến hiện tượng lạm phát. Khi lạm phát diễn ra thì giá cả hàng hoá tăng và khả năng mua của người dân giảm đi. Từ đó gây khủng hoảng kinh tế.

Như vậy trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Ví dụ về quy luật lưu thông tiền tệ. Mời các bạn tham khảo thêm nội dung cần thiết trong mục Học tập liên quan.

Đánh giá bài viết
1 4.669
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm