(Có đáp án) Đọc hiểu Không có gì tự đến đâu con
Đọc hiểu không có gì tự đến đâu con - Nguyễn Đăng Tấn
Bài thơ “Không có gì tự đến đâu con”, được nhà thơ Nguyễn Đăng Tấn viết tặng con là Nguyễn Đăng Tiến vào khoảng năm 1995. Qua bài thơ tác giả đã cho người đọc cảm nhận được tình cảm thiêng liêng của một người cha dành cho con cái. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến bạn đọc bộ đề đọc hiểu Không có gì tự đến đâu con có đáp án chi tiết giúp các bạn đọc nắm được phương thức biểu đạt cũng như thông điệp bài thơ Không có gì tự đến đâu con.
Không có gì tự đến đâu con là lời nhắn nhủ ý nghĩa của các bậc cha mẹ gửi gắm đến con cái. Trong cuộc sống cần phải có nghị lực và biết rèn luyện bản thân. Có trải qua khó khăn thử thách mới giành được quả ngọt. Sống phải luôn biết cố gắng nỗ lực để đạt được thành công trong cuộc sống. Sau đây là tổng hợp các đề đọc hiểu Không có gì tự đến đâu con giúp các bạn nắm được Không có gì tự đến đâu con là thể thơ gì, Không có gì tự đến đâu con phương thức biểu đạt, chủ đề của bài thơ Không có gì tự đến đâu con...
Không có gì tự đến đâu con đọc hiểu - đề 1
Đọc văn bản sau:
Không có gì tự đến đâu Con..
Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa
Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa.
Mùa bội thu phải một nắng hai sương,
Không có gì tự đến dẫu bình thường.
Phải bằng cả bàn tay và nghị lực!
Như con chim suốt ngày chọn hạt,
Năm tháng bao dung khắc nghiệt lạ kỳ.
Dẫu bây giờ Cha Mẹ đôi khi,
Có nặng nhẹ yêu thương và giận dỗi.
Có roi vọt khi con hư và có lỗi
Thương yêu Con, đâu đồng nghĩa với nuông chiều!
Đường Con đi dài rộng biết bao nhiêu..
Năm tháng nụ xanh giữ cây vươn thẳng,
Trời cao đó nhưng chẳng bao giờ lặng,
Chỉ có Con mới nâng nổi chính mình..
(Không có gì tự đến đâu Con – Nguyễn Đăng Tấn)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản.
Thể thơ: Tự do.
Câu 2. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ:
Như con chim suốt ngày chọn hạt,
Năm tháng bao dung khắc nghiệt lạ kỳ.
Biện pháp tu từ: so sánh.
Việc so sánh với chú chim chăm chỉ cần mẫn chọn hạt là lời của cha mẹ muốn dạy cho con cái sự kiên trì, tỉ mỉ, cần mẫn trong cuộc sống thì sau này mới gặt hái được quả ngọt.
Biện pháp tu từ nhân hóa: bao dung.
Nhấn mạnh sự khắc nghiệt của thời gian. Thời gian vẫn trôi theo dòng chảy của cuộc sống, nhưng chính thời gian cũng sẽ tạo nên những điều kì diệu của cuộc sống.
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung những dòng thơ sau:
Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa
Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa.
Mùa bội thu phải một nắng hai sương.
Ba dòng thơ trên trước hết cho ta hiểu: Muốn có được trái ngọt, hoa thơm, mùa màng bội thu phải trải qua quá trình tích lũy, trải qua những khắc nghiệt của cuộc đời, trải qua những tháng ngày vất vả, cực nhọc chăm sóc, vun trồng.. Qua đó, tác giả muốn nhấn mạnh: Sự cần mẫn kiên trì, quyết tâm vượt gian khổ sẽ mang đến những thành quả tốt đẹp.
Câu 4. Anh/chị có suy nghĩ gì về lời khuyên của cha mẹ được thể hiện trong bài thơ?
Bài thơ Không có gì tự đến đâu Con là những lời khuyên chân thành của cha mẹ về đức tính kiên trì, bền bỉ, giàu nghị lực để vượt qua những khó khăn thử thách trong hành trình khôn lớn. Những đức tính đó sẽ trui rèn cho con trở thành một con người mạnh mẽ, trưởng thành và đạt được những thành quả trong cuộc sống sau này.
Câu 5. Từ nội dung hai câu thơ "Không có gì tự đến dẫu bình thường - Phải bằng cả bàn tay và nghị lực", hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị về vai trò của nghị lực trong cuộc sống.
Gợi ý
Nghị lực giống như những nấc thang, đưa ta đến gần hơn với đỉnh cao của thành công. Không có nghị lực, thầy Kí sao có thể viết được bằng chân và trở thành thầy giáo? Không có nghị lực, Bác có dám tay không sang Pháp tìm đường cứu nước? Không có nghị lực, anh Nguyễn Công Hùng khuyết tật bốn chi vẫn trở thành hiệp sĩ công nghệ thông tin? Nghị lực sống làm nên giá trị con người, khẳng định vị thế của con người. Người càng giàu nghị lực, càng có được cuộc sống tốt đẹp, ý nghĩa và được xã hội ghi nhận. Người không có nghị lực, sẽ rất khó có được thành quả lớn lao. Vì vậy, dù trong nghịch cảnh, con người có thể đánh mất tất cả, nhưng còn nghị lực thì còn tất cả.
Không có gì tự đến đâu con đọc hiểu - đề 2
Đọc đoạn trích:
Không có gì tự đến đâu con.
Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa
Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa.
Mùa bội thu phải một nắng hai sương,
Không có gì tự đến dẫu bình thường.
Phải bằng cả bàn tay và nghị lực
Như con chim suốt ngày chọn hạt,
Năm tháng bao dung, khắc nghiệt lạ kỳ.
Dẫu bây giờ cha mẹ đôi khi,
Có nặng nhẹ yêu thương và giận dỗi.
Có roi vọt khi con hư và có lỗi
Thương yêu con, đâu đồng nghĩa với nuông chiều!
Đường con đi dài rộng biết bao nhiêu.
Năm tháng nụ xanh giữ cây vươn thẳng,
Trời xanh đó nhưng chẳng bao giờ lặng,
Chỉ có con mới nâng nổi chính mình
(Không có gì tự đến đâu con, Nguyễn Đăng Tấn, Lời ru vầng trăng,
NXB Lao Động, 2000, Tr 42)
Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Chỉ ra những hình ảnh cho thấy “không có gì tự đến” trong đoạn thơ:
Không có gì tự đến đâu con.
Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa
Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa.
Mùa bội thu phải một nắng hai sương,
Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong đoạn thơ
Không có gì tự đến dẫu bình thường.
Phải bằng cả bàn tay và nghị lực
Như con chim suốt ngày chọn hạt,
Câu 4. Nội dung những dòng thơ sau có ý nghĩa gì đối với anh/chị?
Đường con đi dài rộng biết bao nhiêu.
Năm tháng nụ xanh giữ cây vươn thẳng,
Trời cao đó nhưng chẳng bao giờ lặng,
Đáp án
Câu 1. Không có gì tự đến đâu con được viết theo thể thơ tự do.
Câu 2.
Những hình ảnh cho thấy “không có gì tự đến” trong đoạn thơ:
Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa
Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa.
Mùa bội thu phải một nắng hai sương
Câu 3
So sánh việc con người nỗ lực tự mình làm ra thành quả như con chim suốt ngày chọn hạt.
- Hiệu quả:
+ Quá trình chọn hạt của con chim tỉ mỉ, chăm chỉ, cần cù, nhẫn nại như quá trình làm ra thành quả của con người. Nó khó khăn nhọc nhằn đòi hỏi con người phải có sự kiên trì, nỗ lực mới tự mình tạo ra giá trị tốt đẹp cho cuộc đời.
+ Câu thơ sinh động, gợi hình, biểu cảm.
Câu 4
Đoạn thơ có ý nghĩa: Những năm tháng của tuổi trẻ còn rất dài rộng ở phía trước. Cuộc sống luôn có những lớp sóng ngầm. Khuyên con người biết lường trước, chấp nhận những khó khăn. Cần giữ cho lòng mình luôn trẻ trung, tràn đầy sức sống và sống có tự trọng, kiêu hãnh
làm người; bản lĩnh, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống
Đọc hiểu Không có gì tự đến đâu con - đề 1
Đọc đoạn thơ sau:
Không có gì tự đến đâu con
Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa
Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa
Mùa bội thu trải một nắng hai sương.
Không có gì tự đến, dẫu bình thường
Phải bằng cả đôi tay và nghị lực.
Như con chim suốt ngày chọn hạt
Năm tháng bao dung nhưng khắc nghiệt lạ kỳ.
(Không có gì tự đến đâu con - Nguyễn Đăng Tấn)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ và xác định biện pháp tu từ và nêu tác dụng
Câu 2 :Em cảm nhận gì về tấm lòng của cha mẹ
Câu 3: Em hiểu như thế nào về câu thơ: Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa?
Câu 4: Em có cảm nhận gì về nỗi lòng của cha mẹ được gửi gắm qua đoạn thơ?
Câu 5: Bài học rút ra từ lời dặn của cha
Câu 6: Lời dặn của cha
Câu 7: Nghị luận về nghị lực của con người trong cuộc sống (Từ 5 đến 7 câu).
Gợi ý
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm
Biện pháp tu từ :
+ Điệp ngữ: Không có gì tự đến
=> Nhấn mạnh một chân lí phải trả qua bao nhiêu khổ cực, khó khăn thì chúng ta mới gặp hái được thành công trong cuộc sống .
+ Nhân hóa: Con chim chọn hạt.
=> Làm sinh động hình ảnh chú chim cần ,mẫn , kiên trì
Câu 2: Tâm lòng của cha mẹ luôn bao dung đối với những đứa con, cha mẹ luôn mang đến cho chúng ta những gì tốt nhất. Cha mẹ dạy ta nhiều thứ, dạy ta cách ăn, cách nói và quan trọng nhất là cách làm người. Cha mẹ mong con sẽ sống thật tốt và có ý nghĩa.
Câu 3: Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa.
=> Quả không ngọt ngay từ lúc tạo thành mà nó phải ngày ngày cố gắng tích nhựa, tích góp những gì tinh túy nhất vào trong nó để tạo ra hương vị ngọt ngào đặc sắc. Cũng giống như con người chúng ta phải trãi qua rất nhiều gian lao, khổ cực, phải trải qua nhiều thử thách thì mới thành công.
Câu 4: Nỗi lòng của cha mẹ được gửi gắm qua bài thơ, cha mẹ mong con:
+ Phải sống nghị lực, không được khuất phục trước khó khăn và bố mẹ đã dậy con một chân lí đúng đắn đó chính là "không có gì tự đến đâu con" nếu muốn thành công thì con phải trải qua nhiều gian khổ và phải tự biết hoàn thiện, rèn luyện bản thân hằng ngày. Cha mẹ mong muốn con nên người, sống thật tốt.
Câu 5: Bài học rút ra từ đoạn văn: Luôn phải kiên trì, mạnh mẽ, không được khuất phục trước khó khăn, thử thách và phải làm việc cực lực, dựa trên sức lực chính bản thân để thành công.
Câu 6: Lời dăn của cha: sẽ là hành trang cho con bước trên đường đời, đó sẽ là động lực để con cố gắng không ngừng.
Câu 7: Nghị lực - đức tính đáng quý và cần thiết trong xã hội hiện đại. Nghị lực là cố gắng, dũng cảm, không chịu khuất phục trước khó khăn, thử thách, người có tinh thần nghị lực sẽ được mọi người tôn trọng và quý mến. Nghị lực mang lại cho ta sự lạc quan trong cuộc sống, giúp ta cố gắng hàng ngày dù cuộc đời có khó khăn, gian lao, nghị lực giúp ta tìm ra được bản thân ta, giúp ta không khuất phục trước khó khăn, thử thách. Nghị lực còn là bàn đạp để chạm đến những đức tính khác như dũng cảm, tự tin, .. Người có nghị lực sẽ làm được tất cả, những trong cuộc sống hiện tại có nhiều người khuất phục trước khó khăn, họ nghĩ nghị lực chỉ mang lại những gì vô bổ và khiến họ hy vọng một cách mù quán, họ thật dáng trách. Con người chúng ta ai cũng cần có nghị lực vì chỉ khi ta có nghị lực ta mới vượt qua được khó khăn, thử thách để chạm đên thành công.
Đọc hiểu không có gì tự đến đâu con - đề 2
Đọc đoạn thơ sau:
Không có gì tự đến đâu con
Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa
Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa
Mùa bội thu trải một nắng hai sương.
Không có gì tự đến, dẫu bình thường
Phải bằng cả đôi tay và nghị lực.
Như con chim suốt ngày chọn hạt
Năm tháng bao dung nhưng khắc nghiệt lạ kỳ.
(Không có gì tự đến đâu con - Nguyễn Đăng Tấn)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.
Câu 2 (0,5 điểm). Chỉ ra biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong đoạn thơ.
Câu 3 (1,0 điểm). Em hiểu như thế nào về câu thơ: Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa?
Câu 4 (1,0 điểm). Em có cảm nhận gì về nỗi lòng của cha mẹ được gửi gắm qua đoạn thơ?
Gợi ý
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm
Câu 2. biện pháp tu từ so sánh: "Như con chim suốt ngày chọn hạt "
Câu 3.. Muốn có được quả ngon, ngọt thì cần phải trải qua những ngày tháng vất cả, chăm sóc cây mới có được thành quả. Ở đây muốn nói đến sự kiên trì và quyết tâm.
Câu 4.
Qua những lời thơ nhẹ nhàng như một bài hát du dương, gợn chạm vào tâm hồn người đọc để qua đó cũng là những lời răn dạy con, nhẹ nhàng và sâu lắng của cha mẹ.
Không có gì tự đến đâu con trắc nghiệm
Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Không có gì tự đến đâu con
Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa
Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa
Mùa bội thu trải một nắng hai sương.
Không có gì tự đến, dẫu bình thường
Phải bằng cả đôi tay và nghị lực.
Như con chim suốt ngày chọn hạt
Năm tháng bao dung nhưng khắc nghiệt lạ kỳ.
Dẫu bây giờ cha mẹ đôi khi,
Có nặng nhẹ yêu thương và giận dỗi.
Có roi vọt khi con hư và có lỗi
Thương yêu con, đâu đồng nghĩa với nuông chiều!
Đường con đi dài rộng biết bao nhiêu…
Năm tháng nụ xanh giữ cây vươn thẳng,
Trời cao đó nhưng chẳng bao giờ lặng,
Chỉ có con mới nâng nổi chính mình.
Nhớ nghe con!
(Trích Không có gì tự đến đâu con – Nguyễn Đăng Tấn)
Câu 1. Bài thơ là lời nhắn nhủ của cha mẹ dành cho con. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 2. Câu thơ “Qủa muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa” có ý nghĩa gì?
A. Qủa của cây muốn chín ngọt cần trải qua thời gian để cây tích nhựa, nuôi dưỡng
B. Qủa của cây ngọt là bởi tích tụ được nhiều nhựa cây
C. Muốn gặt hái thành công phải trải qua quá trình chuẩn bị lâu dài, gian khổ
D. A và B đều diễn tả đúng ý nghĩa của câu thơ
Câu 3. Trong câu thơ: Mùa bội thu trải một nắng hai sương, cụm từ một nắng hai sương có ý nghĩa gì?
A. Nói về sự lao động vất vả, dãi nắng dầm sương từ sáng đến tối của những người làm nghề nông.
B. Là sự đúc kết về sự khắc nghiệt của các hiện tượng thời tiết
C. Muốn mùa màng bội thu cần phải có nắng, sương để cây trồng sinh trưởng
D. Diễn tả niềm hạnh phúc khi được mùa của người nông dân
Câu 4. Dòng nào sau đây nêu đúng nhất ý nghĩa của câu thơ: Chỉ có con mới nâng nổi chính mình?
A. Chỉ có ý chí, nghị lựa và lòng quyết tâm của con mới giúp con đạt được ước mơ, hoài bão, khát vọng
B. Chỉ có con mới có thể vững bước trưởng thành
C. Chỉ có con mới lập nghiệp cho tương lai
D. Chỉ có con mới làm được mọi việc trong cuộc sống
Câu 5. “đôi tay và nghị lực” tượng trưng cho điều gì sau đây?
A. Sức mạnh của con người
B. Sức lao động của con người
C. Ý chí, quyết tâm của con người
D. B và C đúng
Câu 6. Những ý nào sau đây nêu đúng biểu hiện tình cảm của cha mẹ đối với con trong bài thơ?
A. Đối với con, có lúc yêu thương, có lúc giận dỗi
B. Hết mực cưng chiều, yêu thương con vô điều kiện
C. Nghiêm khắc với con khi con hư và có lỗi
D. Chăm lo cho con từng miếng ăn, giấc ngủ
Câu 7. Nhận xét của em về cách kết thúc bài thơ: Nhớ nghe con!
- Hình thức: Câu thơ chỉ có 3 tiếng ngắn gọn, kết thúc bằng dấu chấm than thể hiện ý nghĩa cầu khiến
- Ý nghĩa: Câu thơ ngắn gọn, khác biệt tạo ấn tượng và sự chú ý của người đọc. Là kết tinh những lời răn dạy tốt đẹp của cha mẹ bằng kinh nghiệm sống và tất cả tình yêu thương dành cho con, mong muốn con phải khắc ghi để có thể trưởng thành.
Câu 8. Nêu một thông điệp có ý nghĩa đối với bản thân mà em rút ra được từ bài thơ trên.
- Mỗi con người chúng ta cần phải tôi luyện phải trải qua rất nhiều gian lao, khổ cực, thử thách thì mới thành công.
- Luôn phải kiên trì, mạnh mẽ, không được khuất phục trước khó khăn, thử thách và phải lao động cật lực, dựa trên sức lực chính bản thân để thành công.
- Cha mẹ dù thế nào cũng luôn luôn bao dung, ân cần, luôn mang đến cho con những gì tốt nhất. Lời răn dạy của cha mẹ là điều mà con luôn phải khắc ghi.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 12 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp đọc hiểu
Lính đảo hát tình ca trên đảo đọc hiểu
Đọc hiểu Tuổi thơ tôi bát ngát cánh đồng
Đọc hiểu Một con sông chảy qua thời gian
(3 đề) Một đời như kẻ tìm đường đọc hiểu
(6 đề) Gió lạnh đầu mùa đọc hiểu có đáp án
Đề thi thử THPT Hải Phòng 2023 môn Văn
Đọc hiểu Bay xuyên những tầng mây có đáp án
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công