Cường độ lao động phản ánh nội dung gì?

Cường độ lao động phản ánh nội dung gì? Cường độ lao động là một nội dung cần biết trong quá trình sản xuất hàng hoá. Để hiểu được cường độ lao động là gì? Mời bạn đọc tham khảo nội dung bài viết dưới đây.

1. Cường độ lao động là gì?

Cường độ lao động là đại lượng chỉ mức hao phí sức lao động trong một đơn vị thời gian. Cường độ lao động cho thấy sự khẩn trương, nặng nhọc, sự căng thẳng của lao động.

Cường độ lao động sẽ phục thuộc vào trình độ tổ chức, quản lý, quy mô, hiệu suất của tư liệu sản xuất và sức lao động của người lao động. Khi cường độ lao động tăng lên thì hàng hoá được sản xuất ra cũng tăng lên và sức lao động bị hao phí cũng tương ứng nên giá trị của sản phẩm vẫn không đổi.

2. Cường độ lao động phản ánh nội dung gì?

Từ khái niệm bên trên thì có thể hiểu cường độ lao động phản ánh nội dung là sự khẩn trương, nặng nhọc và sự căng thẳng của người lao động.

Cường độ lao động cao thì cho thấy sự khẩn trương cao gây ra những mệt nhọc cũng nhiều hơn và sự căng thẳng cũng cao hơn.

Còn cường độ lao động thấp thì cho thấy sự khẩn trương, nhanh gọn thấp từ đó cũng ít mệt ỏi và áp lực hơn.

Tuy nhiên để làm việc có năng suất thì cần làm việc có sự tập trung và với cường độ lao động cao.

3. Phân biệt cường độ lao động và năng suất lao động

Cường độ lao động cao và năng suất lao động là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau mà nhiều người dễ nhầm lẫn. Cường độ lao động được nêu ở mục 1 là đại lượng chỉ mức hao phí sức lao động trong một đơn vị thời gian.

Còn năng suất lao động là số lượng sản phẩm được tạo ra trong một đơn vị thời gian. Năng suất lao động phản ánh tính lợi nhuận, hiệu quả, giá trị chất lượng và đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội được lượng hoá bằng mức tăng giá trị gia tăng của tất cả nguồn lực.

Như vậy có thể thấy cường độ lao động và năng suất lao động khác nhau ở những điểm là:

  • Sản phẩm tạo ra: Cường độ lao động khi tăng lên thì làm cho số lượng sản phẩm tăng lên trong một thời gian mà giá trị không đổi. Còn năng suất lao động tạo ra số lượng sản phẩm tăng lên trong một thời gian nhưng giá trị một đơn vị hàng hoá giảm xuống.
  • Sức lao động bỏ vào: Cường độ lao động khi tăng lên phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố tinh thần và sức lao động của con người, nên sức lao động được bỏ ra là có giới hạn nhất định. Còn năng suất lao động khi tăng lên phụ thuộc vào máy móc, kỹ thuật, nên đây là sức lao động vô hạn.
  • Giá trị của sản phẩm: Cường độ lao động tăng lên thì sản phẩm tăng lên, hao phí lao động tăng lên và giá trị không đổi. Còn năng suất lao động tăng lên khiến cho giảm hao phí sức lao động, giá trị hàng hoá hoá giảm và khiến giá thành giảm.

Vì thế có thể hiểu khi bạn tăng năng suất lao động nghĩa là cần đầu tư vào máy móc thiết bị, kỹ thuật để tăng lượng sản phẩm được tạo ra. Còn cường độ lao động là việc con người làm việc một cách tập trung và tạo ra nhiều sản phẩm hơn nhưng có giới hạn vì sức con người là giới hạn.

Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Cường độ lao động phản ánh nội dung gì? Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Học tập liên quan.

Đánh giá bài viết
1 756
0 Bình luận
Sắp xếp theo