Vị trí của quy luật giá trị?
Vị trí của quy luật giá trị? Trong hoạt động sản xuất và lưu thông hàng hoá có sự liên kết với nhau, chúng được liên kết bởi quy luật giá trị. Vậy vị trí của quy luật giá trị là gì? Hãy cùng hoatieu.vn tìm hiểu nội dung cụ thể trong bài viết dưới đây.
Ví dụ về quy luật giá trị
1. Nội dung của quy luật giá trị
Quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá phải dựa trên cơ sở là thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hoá.
Quy luật giá trị được biểu hiện trong sản xuất và lưu thông hàng hoá là:
- Trong sản xuất, quy luật giá trị yêu cầu người sản xuất phải đảm bảo cho thời gian lao động cá biệt của từng sản phẩm phải phù hợp với thời gian lao động xã hội cần thiết của từng hàng hoá. Và tương ứng tổng thời gian lao động cá biệt cũng phải phù hợp với tổng thời gian lao động xã hội cần thiết.
Điều này có nghĩa là người sản xuất nào có thời gian lao động cá biệt nhỏ hơn hoặc bằng với thời gian lao động xã hội cần thiết thì có lãi còn nếu lớn hơn thì sẽ lỗ.
- Trong lưu thông, việc trao đổi hàng hoá cũng dựa trên thời gian lao động xã hội cần thiết, có nghĩa là trao đổi hàng hoá theo nguyên tắc ngang giá. Những sản phẩm trao đổi được với nhau phải phụ thuộc vào thời gian lao động xã hội cần thiết cân bằng với nhau.
Như vậy có thể thấy quy luật giá trị phải được thực hiện dựa trên thời gian lao động cá biệt, thời gian lao động xã hội cần thiết và quy tắc ngang giá.
2. Vị trí của quy luật giá trị?
Từ những phân tích trên có thể thấy được quy luật giá trị được hình thành từ những yêu cầu, quy luật cơ bản của sản xuất và lưu thông hàng hoá.
Vị trí của quy luật giá trị với sản xuất và lưu thông hàng hoá là:
- Là cơ sở để điều tiết sản xuất và giúp kích thích lực lượng sản xuất theo hướng tích cực;
- Là cơ sở để hình thành việc trao đổi hàng hoá;
- Là sợi dây liên kết quá trình sản xuất hàng hoá và lưu thông hàng hoá;
- Ngoài ra quy luật giá trị có vị trí là được hình thành dựa trên những yêu cầu cơ bản của sản xuất và lưu thông hàng hoá.
3. Ví dụ về quy luật giá trị
Ví dụ về quy luật giá trị trong trao đổi, lưu thông hàng hoá:
Ví dụ 1: Một sản phẩm có giá 50.000 VNĐ/sản phẩm. Trong thời điểm khan hiếm hàng do các nguyên nhân khách quan, hoặc do lượng cầu tăng đột biến, khiến giá thành của nó tăng lên khoảng 70-80.000 VNĐ/sản phẩm. Lúc này giá tiến của món hàng tăng lên để có thể cân bằng lượng cung - cầu của thị trường.
Ví dụ 2: Một túi khẩu trang bình thường có giá 10.000 VNĐ/túi. Tuy nhiên, vào đầu thời kỳ bùng dịch, nhu cầu người dân mua khẩu trang tăng cao, trong khi đó lượng sản xuất không đáp ứng đủ nhu cầu thị trường. Lúc này, cầu vượt cung, giá trị của túi khẩu trang có thể tăng đến 50.000 VNĐ/túi.
Ví dụ 3: Giá một kg quýt canh đầu mùa và cuối mùa thường dao động từ 60 đến 80.000 VNĐ/kg do thời điểm này, lượng cung ít, nhu cầu mua của người dân cao. Tuy nhiên, đến giữa mùa, lúc này vào chính vụ, lượng quýt bán ra từ các nhà vườn nhiều, phục vụ đủ hoặc thừa nhu cầu của người dân. Lúc này, giá thành 1kg quýt có thể giảm còn 40.000 VNĐ/kg.
Ví dụ liên quan đến sản xuất hàng hóa theo quy luật giá trị:
Ví dụ 1: Công ty A và B cùng sản xuất kinh doanh giày dép, được đánh giá là ngang bằng nhau về chất lượng, mẫu mã. Tuy nhiên, giá thành sản phẩm giày dép của công ty A lại thường cao hơn công ty B. Với việc tương đồng về mẫu mã, chất lượng sản phẩm, thị trường chỉ chấp nhận giá thành sản phẩm của công ty B. Công ty A không bán được hàng, do đó thiếu vốn, dần thu hẹp quy mô sản xuất. Trong trường hợp này, công ty A cần đổi mới dây truyền sản xuất, nâng cao chất lượng nhân công thì mới có thể hạ giá thành sản phẩm.
Ví dụ 2: Tại một khu du lịch biển, nhận thấy nhu cầu khách du lịch muốn mua hải sản tươi sống về làm quà tăng cao, một số người đã góp vốn mở công ty kinh doanh thủy hải sản. Tại đây, họ mở các nhà hàng kinh doanh thực phẩm, đồ ăn hải sản, nhận dịch vụ đóng gói, vận chuyển hải sản đến tận nhà cho khách du lịch. Với những dịch vụ này, họ đã có thể nâng giá thành hải sản lên 20-30%, trong khi thực tế giá hải sản ở vùng biển khá rẻ.
Tuy nhiên, đến thời điểm dịch, khi hoạt động du lịch bị hạn chế, không còn du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng, hoạt động mua bán của công ty bị ngưng trệ. Nhận thấy tình hình này, lãnh đạo công ty đã chuyển đổi sản xuất, bên cạnh kinh doanh hải sản tươi sống bằng hình thức trực tuyến, họ đã thu hẹp sản xuất, tập trung sức lao động tư liệu sản xuất vào sản xuất các sản phẩm khác như nước mắm, mắm tép, hải sản khô... Đây là những sản phẩm có giá thành ổn định trong mùa dịch và công ty vẫn bán được hàng, duy trì sản xuất.
=> Ta thấy được ban lãnh đạo công ty đã hiểu rõ được tác động điều tiết sản xuất của quy luật giá trị để áp dụng vào thực tế giúp cho công ty đứng vững trong thời kỳ đại dịch.
4. Tại sao quy luật giá trị lại có tác động phân hóa người sản xuất thành giàu – nghèo?
Quy luật giá trị tác động phân hóa người sản xuất thành giàu – nghèo vì:
Trong nền sản xuất hàng hóa, điều kiện sản xuất của từng người không hoàn toàn giống nhau; khả năng đổi mới kĩ thuật, công nghệ và hợp lí hóa sản xuất khác nhau; tính năng động và khả năng nắm bắt nhu cầu của thị trường khác nhau, nên giá trị cá biệt của từng người khác nhau, nhưng quy luật giá trị lại đối xử như nhau, nghĩa là không có ngoại lệ đối với họ.
Vì vậy không tránh khỏi tình trạng một số người có giá trị hàng hóa cá biệt thấp hoặc bằng so với giá trị xã hội của hàng hóa nên có lãi, mua sắm thêm tư liệu sản xuất, đổi mới kĩ thuật, mở rộng sản xuất.
Ngược lại, nhiều người sản xuất khác, do điều kiện sản xuất không thuận lợi, năng lực quản lí sản xuất, kinh doanh kém, gặp rủi ro nên họ bị thua lỗ, dẫn đến phá sản. Hiện tượng này dẫn đến sự phân hóa giàu – nghèo.
Như vậy, sự tác động của quy luật giá trị thông qua sự chọn lọc tự nhiên, một mặt đã làm cho một số người sản xuất, kinh doanh giỏi trở nên giàu có, qua đó thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển từ thấp lên cao. Mặt khác, những người sản xuất, kinh doanh kém sẽ thua lỗ, phá sản và trở thành nghèo, dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội.
Như vậy trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Vị trí của quy luật giá trị? Mời các bạn tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Học tập liên quan.
- Chia sẻ:Vũ Thị Uyên
- Ngày:
Tham khảo thêm
Giải pháp vận dụng tác động điều tiết sản xuất của quy luật giá trị để mang lại hiệu quả kinh tế cao
Ví dụ về sự vận dụng các chức năng của thị trường? GDCD 11 trang 27
Ví dụ về cung cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường?
Trong nền kinh tế thị trường quy luật lưu thông tiền tệ nhằm?
Ví dụ về quy luật lưu thông tiền tệ
Doanh nghiệp H kinh doanh mở rộng qui mô sản xuất góp phần giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động
Gợi ý cho bạn
-
Văn bản Chiếu cầu hiền có mấy phần?
-
Vì sao khẳng định thơ chữ Hán Nguyễn Du “là bức chân dung tự hoạ về một con người có tấm lòng nhân đạo bao la, sâu sắc"
-
Em hiểu thế nào là Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa?
-
Đoạn văn trình bày suy nghĩ của bạn về chi tiết bát cháo hành của thị Nở
-
Tống Trân Cúc Hoa đọc hiểu (3 đề)
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Lớp 11
Công dân cần vận dụng quy luật giá trị như thế nào?
Soạn bài Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu Chân trời sáng tạo
Soạn bài Nỗi niềm tương tư ngắn nhất
Giải thích tại sao nhà nước mang bản chất giai cấp của giai cấp thống trị? Cho ví dụ minh họa?
Dàn ý cảm nhận về bức tranh thu trong Câu cá mùa thu
Soạn Văn 11 Cánh Diều bài Lời tiễn dặn