Phân tích, đánh giá chủ đề và nghệ thuật Bài ca Côn Sơn

Phân tích đánh giá tác phẩm Bài ca Côn Sơn

Hãy viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá về chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn thơ trong tác phẩm Bài ca Côn Sơn của Nguyễn Trãi. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên thơ mộng ca ngợi vẻ đẹp thanh tĩnh, nên thơ của Côn sơn, qua đó bộc lộ cốt cách thanh cao, tâm hồn thi sĩ của Nguyễn Trãi. Sau đây là mẫu dàn ý phân tích đánh giá đoạn trích tác phẩm Bài ca Côn Sơn, mời các bạn cùng tham khảo.

Dàn ý phân tích, đánh giá văn bản Bài ca Côn Sơn

Mở bài: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và nội dung cần phân tích:

+ Nguyễn Trãi là một nhà văn hoá lớn, có đóng góp to lớn vào sự phát triển của văn học và tư tưởng Việt Nam. Ông đế lại một sự nghiệp văn chương đồ sộ và phong phú, trong đó có “Bình ngô đại cáo”, “Ức Trai thi tập”, “Quốc âm thi tập”, “Quân trung từ mệnh tập”.

+ Côn Sơn ca là bài thơ được viết khi trong thời gian Nguyễn Trãi cáo quan về sống ở ẩn tại Côn Sơn. Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của Côn Sơn đồng thời cho thấy mối giao cảm đặc biệt của tâm hồn nhà thơ với thiên nhiên.

Thân bài: Phân tích đánh giá chủ đề và đặc sắc nghệ thuật:

- LĐ1: Thiên nhiên Côn Sơn và mối giao cảm giữa con người với thiên nhiên

Bài thơ tái hiện một bức tranh thiên nhiên ở Côn Sơn truyệt đẹp và nên thơ:

- Thiên nhiên núi rừng ở Côn Sơn được nhà thơ chọn ra những đặc điểm tiêu biểu nhất, đặc sắc nhất để diễn tả - đây là bút pháp quen thuộc trong các tác phẩm thơ trung đại:

+ Tiếng suối chảy rì rầm

+ Những tảng đá với rêu xanh phủ kín

+ Rừng thông mọc dày

+ Rừng trúc xanh mát

→ Tất cả xây dựng nên một chốn thiên nhiên rộng lớn, xanh mát, nguyên sơ, chưa có dấu chân người, tràn đầy hấp dẫn

→ Đứng giữa thiên nhiên ấy, mở lòng mình ra, tác giả cảm nhận như đang hưởng thụ cuộc sống tuyệt vời với nhạc điệu, chiếu mềm, bóng mát do thiên nhiên ban tặng.

- Bài thơ sử dụng biện pháp điệp từ xen kẽ (Côn Sơn ta - Côn Sơn - ta) tạo cảm giác hòa quyện, đan xen, khó tách rời giữa con người và thiên nhiên.

→ Thiên nhiên như một người bạn tri âm, tri kỉ của nhà thơ.

Hình ảnh con người giữa cảnh vật thiên nhiên Côn Sơn trong mối giao cảm đặc biệt.

- Đại từ nhân xưng "ta" được lặp lại nhiều lần trong suốt bài thơ → Khẳng định sự hiện diện của con người - tuy nhỏ bé - nhưng vẫn làm chủ, chiếm hữu được thiên nhiên.

- Rất nhiều các động từ được sử dụng để làm rõ thêm sự chế ngự, làm chủ thiên nhiên của hình ảnh con người:

+ Lắng nghe tiếng suối

+ Ngồi lên đá rêu phơi

+ Tìm nơi bóng mát để nằm

+ Ngâm thơ nhàn

→ Tất cả thể hiện tâm thế nhàn nhã, chủ động, làm chủ thiên nhiên của nhân vật trữ tình

→ Nhân vật trữ tình thả hồn mình, sống cuộc sống thanh cao, hòa mình vào giữa khung cảnh thiên nhiên Côn Sơn.

→ Ca ngợi mối quan hệ hào hợp, tri kỉ giữa con người và thiên nhiên

LĐ2: Những đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ

Thể loại

- Bản dịch thơ được in trong văn bản được viết bằng thể thơ lục bát

- Đặc điểm thể thơ lục bát:

+ Bài thơ được tạo nên từ nhiều cặp câu thơ không hạn chế số lượng, mỗi cặp câu thơ gồm 1 câu 6 chữ và 1 câu 8 chữ có vần với nhau (câu 6 đứng trước câu 8)

+ Việc sử dụng vần lưng (Chữ cuối câu 6 vần với tiếng thứ 6 của câu 8, chữ cuối câu 8 phía trên vần với chữ cuối câu 6 phía dưới) kết hợp vần chân “êm-nệm, nằm -râm) đã tạo nên kết cấu nhịp nhàng, hài hòa của bài thơ. Đọc bài thơ, ta như nghe một bản nhạc du dương, êm ái, một bản tình ca về thiên nhiên tươi đẹp.

² Nhà thơ sử dụng nhiều hình ảnh so sánh để tô đạm vẻ đẹp thiên nhiên trong tâm tưởng của mình:

+ So sánh tiếng suối nghe hay, trầm bổng, du dương như tiếng đàn

+ So sánh tảng đá phủ rêu xanh như những chiếc đệm, chiếc chiếu êm vẫn hay ngồi

+ So sánh những cây thông mọc dày đặc như là được nêm

→ Trong con mắt của tác giả, thiên nhiên hoang sơ cũng trở nên đầy hấp dẫn, lý thú, đẹp đẽ và nên thơ.

- Kết bài: Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ:

+ Nội dung: vẻ đẹp hấp dẫn, nên thơ của thiên nhiên Côn Sơn và tâm hồn, nhân cách thanh cao, sống hòa hợp với thiên nhiên của Nguyễn Trãi

+ Nghệ thuật: điệp từ, so sánh, giọng thơ nhẹ nhàng, êm đềm, bản dịch bằng thể thơ lục bát với ngôn ngữ trong sáng, sinh động,…

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 11 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 43
Phân tích, đánh giá chủ đề và nghệ thuật Bài ca Côn Sơn
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Đóng
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng