Cách trình bày một bài tiểu luận

Cách trình bày một bài tiểu luận. Cấu trúc bài tiểu luận. Trình bày tiểu luận là kỹ năng cần thiết, quan trọng đối với các sinh viên bởi bài tiểu luận là một trong những đầu điểm quyết định điểm trung bình chung tích lũy của các bạn.

Vậy cách trình bày một bài tiểu luận gồm những gì?

1. Cấu trúc bài tiểu luận

Một bài tiểu luận gồm những gì?

Cấu trúc cơ bản của bài tiểu luận:

  • Trang bìa:

Trang bìa cũng giống như quần áo của con người. Tuy nó không phản ánh hết nội dung, tính chất nhưng lại tạo nên ấn tượng đầu tiên, giúp người khác quyết định có hay không việc tiếp tục tìm hiểu.

Bìa được làm bằng giấy cứng (hoặc giấy in cứng màu xanh/hồng thường thấy ở quán photo), phía trên cùng đề tên trường và khoa, giữa trang đề tên đề tài bằng khổ chữ to, góc phải cuối trang đề họ tên người hướng dẫn, người thực hiện đề tài, lớp và năm học. Trang bìa có thể đóng khung cho đẹp (Có thể chọn theo mẫu trang bìa của trường)

Nội dung của trang bìa phải thể hiện được: Tên trường, logo, tên khoa, tên đề tài, tên người làm, giảng viên hướng dẫn (nếu có), thời gian làm đề tài

  • Trang bìa phụ (theo mẫu của trường nếu có):

Trang bìa phụ được in ngay sau trang bìa, in bằng giấy A4 và có nội dung giống với nội dung ở trang bìa

  • Mục lục:

Mục lục là phần tóm tắt cấu trúc của bài tiểu luận, giúp người đọc khái quát được các phần có trong bài tiểu luận, hiểu được cách trình bày, giải quyết vấn đề của người viết.

Bao gồm các phần trong bài tiểu luận.

Mục lục có thể gồm bốn cấp tiêu đề. Ít nhất phải có 2 tiêu đề con trong cùng một cấp.

  • Nội dung chính của bài tiểu luận
  • Danh sách chữ viết tắt, thuật ngữ (Hoặc các bạn có thể tích hợp nội dung này vào phần nội dung chính của bài tiểu luận)
  • Danh sách bảng, hình vẽ …

Cấu trúc bài tiểu luậnCách trình bày một bài tiểu luận

2. Cách trình bày một bài tiểu luận

Nội dung chính của bài tiểu luận thường phải có các phần cơ bản sau:

  • Mở đầu:

Đây là phần dẫn để đưa người đọc đến với phần nội dung. Trong phần này, các bạn phải nêu lên được tính cấp thiết của đề tài, ý nghĩa khoa học và thực tiễn, mục đích/mục tiêu hoặc yêu cầu nghiên cứu, tìm hiểu của đề tài

Lý thuyết (Có thể tách riêng nếu dài hoặc tích hợp với phần tài liệu tham khảo bên dưới nếu bạn chỉ liệt kê các cơ sở lý thuyết, ví dụ: được trích dẫn từ nguồn nào...)

Phần lý thuyết các bạn nêu các lý thuyết chung của bài luận, các căn cứ mà các bạn dùng để phân tích và giải quyết vấn đề được đặt ra

  • Nội dung

Phân tích vấn đề, trình bày cách giải quyết và phương pháp nghiên cứu (nếu có)

Các bạn nên trình bày vấn đề theo thứ tự mạch lạc, có thể chọn cách nêu ra từng vấn đề và giải quyết từng vấn đề một hoặc nêu ra tất cả vấn đề và sau đó giải quyết chung tùy yêu cầu và sở thích của từng người.

Khi giải quyết vấn đề cần có luận cứ, luận điểm rõ ràng, tránh nhập nhằng giữa các vấn đề với nhau.

  • Kết quả, kiến nghị và giải pháp.

Sau khi đã giải quyết ở phần nội dung, các bạn nên tóm gọn lại phần kết quả một lần nữa và đưa ra các giải pháp đối với các vấn đề đã nêu

Việc đưa ra giải pháp chính là phần lấy thêm điểm của các bạn, thể hiện sự tìm tòi nghiên cứu đối với vấn đề mà đề tài đưa ra

Cần nêu lên được kiến nghị, ý kiến của bản thân về đề tài và trình bày các giải pháp tối ưu nhất để giải quyết vấn đề. Giới thiệu các kiến nghị và giải pháp của bản thân thường sẽ được giáo viên đánh giá cao hơn.

  • Tài liệu tham khảo
  • Phụ lục (nếu có): Các bạn cần phân biệt mục lục và phụ lục.

Mục lục có nhiệm vụ tóm tắt các phần trong bài luận còn phụ lục dùng để diễn giải, giải thích những vấn đề, từ ngữ trong bài luận

3. Cách trình bày tiểu luận trong word

Hiện nay, hầu hết các bài tiểu luận thường được trình bày ở dạng Doc, trong Word. Cách trình bày tiểu luận trong word như thế nào? Cỡ chữ chuẩn trong bài tiểu luận là bao nhiêu?

Có những giáo viên hoặc trường học sẽ thống nhất cách trình bày dạng word khi giao đề tài cho sinh viên. Nếu giảng viên không quy định điều này thì thông thường, bài tiểu luận trong word thường được trình bày theo hình thức sau:

Tiểu luận trình bày trên khổ giấy A4 (210 x 297 mm), kiểu trang đứng (portrait).

  • Định dạng lề: bottom, top: 2.0->2,5 cm, right: 2,0 cm, left: 3.0->3,5 cm.
  • Font chữ: Times new Roman.
  • Bảng mã: Unicode.
  • Cỡ chữ (phần nội dung): 14
  • Cách dòng: 1.2-1.5 lines.
  • Độ dài tiểu luận tối thiểu, tối đa: Tùy vào yêu cầu của từng giáo viên nhưng thông thường thường là 5-20 trang (không kể mục lục, trang bìa...)
  • Đánh số trang.
  • Sử dụng tiêu đề trên (heater) hoặc tiêu đề dưới (footer) để ghi tên và MSSV của bạn ở từng trang (phần này không bắt buộc)

Trên đây, Hoatieu.vn đã gửi đến bạn đọc Cách trình bày một bài tiểu luận. Mời các bạn đọc thêm các bài viết liên quan tại mảng Tài liệu.

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
1 1.536
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm