APD là trường gì?

APD là trường gì? Đây là tên viết tắt của Học viện Chính sách và Phát triển (Tên Tiếng Anh: Academy of Policy and Development). Nếu như bạn đang quan tâm và muốn tìm hiểu thêm về phương án tuyển sinh của Học viện Chính sách và Phát triển 2022, Học viện Chính sách và Phát triển ở đâu hay Học viện Chính sách và Phát triển điểm sàn 2021 thì có thể tham khảo trong nội dung sau đây của Hoatieu.

1. Giới thiệu về Học viện Chính sách và Phát triển (APD)

- Tên trường: Học viện Chính sách và Phát triển (Tên Tiếng Anh: Academy of Policy and Development) được thành lập theo Quyết định số 10/QĐ-TTg ngày 04/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ, là trường Đại học công lập thuộc hệ thống giáo dục đại học quốc dân.

- Sứ mệnh: Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao bậc đại học, thạc sĩ, tiến sĩ về chính sách công, kinh tế và quản lý, có tư duy năng động, sáng tạo, đủ năng lực làm việc trong nước và quốc tế; nghiên cứu, bồi dưỡng, tư vấn và phản biện chính sách.

- Địa chỉ: Học viện Chính sách và Phát triển – Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Khu đô thị Nam An Khánh - Xã An Thượng – Huyện Hoài Đức – Thành phố Hà Nội.

- Điện thoại: 024 37957368/024 37473186

- Email: quanlydaotao@apd.edu.vn

- Website: tuyensinh.apd.edu.vn; www.dkxt.apd.edu.vn

- Facebook:

+ http//www.facebook.com/tvtsapd/.

+ http//www.facebook.com/hocvienchinhsachphattrien/.

- Zalo: 0983.878.608

2. Học viện Chính sách và Phát triển điểm sàn 2021

Xét điểm thi THPT

Xét điểm học bạ

3. Các ngành đào tạo của Học viện Chính sách và Phát triển

Hiện tại, Học viện có 9 ngành và 18 chuyên ngành đào tạo hệ đại trà:

1. Ngành Kinh tế: Chuyên ngành Đầu tư; Chuyên ngành Kinh tế và Quản lý công; Chuyên ngành Đấu thầu và quản lý dự án.

2. Ngành Kinh tế số: Chuyên ngành Kinh tế và kinh doanh số; Chuyên ngành Phân tích dữ liệu lớn trong Kinh tế và Kinh doanh (Big Data).

3. Ngành Kinh tế quốc tế: Chuyên ngành Kinh tế đối ngoại; Chuyên ngành Thương mại quốc tế và Logistics.

4. Ngành Kinh tế phát triển: Chuyên ngành Kinh tế phát triển; Chuyên ngành Kế hoạch phát triển.

5. Ngành Quản trị kinh doanh: Chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp; Chuyên ngành Quản trị Marketing; Chuyên ngành Quản trị kinh doanh du lịch.

6. Ngành Tài chính – Ngân hàng: Chuyên ngành Tài chính; Chuyên ngành Ngân hàng; Chuyên ngành Thẩm định giá.

7. Ngành Quản lý Nhà nước: Chuyên ngành Quản lý công.

8. Ngành Luật Kinh tế: Chuyên ngành Luật Đầu tư - Kinh doanh.

9. Ngành Kế toán: Chuyên ngành Kế toán – Kiểm toán.

Có 3 ngành gồm 4 chuyên ngành đào tạo chuẩn quốc tế:

1. Ngành Kinh tế quốc tế: Chuyên ngành Kinh tế đối ngoại.

2. Ngành Tài chính – Ngân hàng: Chuyên ngành Tài chính; Chuyên ngành Đầu tư.

3. Ngành Quản trị kinh doanh: Chuyên ngành Quản trị kinh doanh.

Đào tạo sau đại học trình độ Thạc sỹ có 06 chuyên ngành:

1. Chính sách công.

2. Tài chính – Ngân hàng.

3. Kinh tế quốc tế.

4. Kinh tế phát triển.

5. Quản trị kinh doanh.

6. Kinh tế quản lý công (Chương trình liên kết đào tạo với trường Đại học Rennes 1 – Pháp).

Học viện Chính sách và Phát triển tiến hành tổ chức đào tạo 100% các chương trình đào tạo hệ đại học chính quy theo hệ thống tín chỉ cho sinh viên.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 1.470
0 Bình luận
Sắp xếp theo